CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

3 chiến lược SEO hiệu quả giúp đánh bại đối thủ trên thị trường

Khi gia nhập thị trường, việc đặt mục tiêu vượt qua những đối thủ mạnh trong cùng lĩnh vực chưa bao giờ là một việc dễ dàng. SEO cũng là một thị trường có tỷ lệ cạnh tranh cao và ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này để tăng độ nhận diện thương hiệu trên internet. Nếu muốn đánh bại đối thủ riêng về khía cạnh SEO, bạn cần một chiến lược SEO phù hợp, giúp website của doanh nghiệp hiển thị ngay cả với những từ khóa cạnh tranh cao. Dưới đây là ba chiến lược SEO để giúp doanh nghiệp của bạn xếp hạng cao hơn các đối thủ cạnh tranh, đưa trang web công ty lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều khách hàng hơn.

3 chiến lược SEO hiệu quả (cre: talentsroot)

3 chiến lược SEO hiệu quả (cre: talentsroot)

1. Kết nối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác

Trong một thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn cần phải có được sự đồng điệu với người tiêu dùng cũng như các công ty trong ngành của bạn. Điều quan trọng là nhận được sự công nhận từ người tiêu dùng để tạo nên danh tiếng của thương hiệu trong thị trường ngách. Từ góc độ chuyên môn, điều này có nghĩa là cần nhắm mục tiêu tới các từ khóa thông tin, giao dịch cũng như các từ khóa thương mại. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã và đang sử dụng các từ khóa mang tính thông tin vì đây là những cụm từ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Ví dụ về các từ khóa này là các cụm từ bao gồm “là gì…” và “mua ở đâu”,….nhằm cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm, so sánh chi phí và gợi ý các thương hiệu uy tín. Những từ khóa thương mại liên quan trực tiếp đến độ nhận diện thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Trong một thị trường cạnh tranh, việc các doanh nghiệp lâu đời, có uy tín cao sẽ đứng top trong truy vấn tìm kiếm của các từ khóa thương mại là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không vì thế mà các doanh nghiệp start up có quy mô vừa và nhỏ không có cơ hội.

 Chiến lược SEO cho người chiến thắng (cre: SeoClarity)

Chiến lược SEO cho người chiến thắng (cre: SeoClarity)

Một lựa chọn khá phổ biến để đưa tên tuổi thương hiệu công ty bạn sánh tầm với các công ty lớn là sử dụng các từ khóa mang tính chất so sánh. Cụ thể, bạn có thể SEO các bài viết so sánh sản phẩm của công ty mình với các doanh nghiệp nổi tiếng khác. Hãy nghĩ các từ khóa kiểu đánh giá như “[Thương hiệu A] so với [Thương hiệu B]”, “Có lựa chọn thay thế nào cho [Thương hiệu X]” hoặc “[Thương hiệu X] có phải là tốt nhất…” Ngay cả khi bạn chưa có độ nhận diện thương hiệu cao, bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo nội dung với các từ khóa liên quan trực tiếp tới đối thủ cạnh tranh. Một lựa chọn khác là khai thác vào các thị trường phụ trong ngành của bạn, nơi tỷ lệ cạnh tranh có thể thấp hơn một chút. Bằng cách đó, bạn có thể phổ cập thông tin tới một nhóm người nhất định và dàn tăng độ nhận diện theo cách này. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh một nền tảng thương mại điện tử mới trong một thị trường vốn đã đông đúc, bạn có thể chọn nhắm mục tiêu tới một loại hình kinh doanh thương mại điện tử cụ thể, chẳng hạn như dropshipping. Nếu bạn thống trị thị trường này (bằng cách SEO các từ khóa như “nền tảng thương mại điện tử tốt nhất cho dropshipping”), bạn có thể khiến các chủ doanh nghiệp chú ý đến nền tảng của mình và sau đó có thể mở rộng sang các thị trường ngách khác theo thời gian.

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh ở tầm vi mô và vĩ mô

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một quá trình cực kỳ quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO thành công nào nhưng càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các ngành cạnh tranh. Bởi lẽ chiến lược của bạn có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào những gì đang và không hiệu quả đối với đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi thực hiện đánh giá cạnh tranh cho một thị trường ngách, bạn nên tìm kiếm các yếu tố xếp hạng ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp vĩ mô, hãy xem tất cả các trang web đứng đầu trên kết quả tìm kiếm đang làm tốt điều gì và chưa tốt điều gì để bạn có thể tạo cơ sở cho website của mình. Khi phân tích website của đối thủ cạnh tranh, bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:

  • Các từ khóa mà đối thủ của bạn đang nhắm mục tiêu.

  • Cấu trúc trang web.

  • Tối ưu hóa cho các thiết bị di động.

  • Bảo mật trang web (sự hiện diện của HTTPS ).

  • Trải nghiệm người dùng (UX).

  • Tần suất họ xuất bản nội dung mới.

  • Họ có bao nhiêu liên kết internal link và backlink.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh (cre: MDHOV)

Đánh giá đối thủ cạnh tranh (cre: MDHOV)

Ở cấp độ vi mô, cần phân tích các yếu tố chi tiết hơn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của đối thủ cạnh tranh của bạn như:

  • Cấu trúc của nội dung blog (số lượng H2, tối ưu hóa đoạn trích nổi bật,…)

  • Cấu trúc liên kết nội bộ

  • Các liên kết của họ đến từ đâu (văn bản liên kết, cơ quan quản lý trang web, v.v.).

  • Chiến lược off-site.

  • Những kênh marketing đối thủ không sử dụng.

  • Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói.

  • Số lượng và các loại đánh giá mà họ có.

Các công cụ như SEMrush, Surfer SEO và Ahrefs có thể giúp bạn phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô này và xác định chiến lược phù hợp nhất. Luôn tập trung vào những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm đúng, tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động marketing của họ và lấp đầy những khoảng trống đó bằng các phương pháp SEO cạnh tranh của riêng bạn. Bạn có thể dành chiến thắng!

3. Kiểm soát danh tiếng của thương hiệu

SEO là một thị trường đầy biến động. Bạn hoàn toàn có thể giảm từ hạng 1 xuống hạng 10 chỉ trong vài giờ đồng hồ. Bất cứ ai cũng có thể gặp khó khăn trong lĩnh vực SEO và hầu hết các công ty đều đang cố gắng làm tốt để củng cố danh tiếng thương hiệu mình trên internet. Bạn nên phân phối nội dung trên nhiều kênh khác nhau và tích cực phổ biến tên thương hiệu cũng như sản phẩm một cách rộng rãi nhất có thể. Đồng thời việc kiểm soát phản ứng của khách hàng với thương hiệu mình là một điều cực kỳ quan trọng. Đừng quên theo dõi các bài đánh giá về doanh nghiệp của bạn trên các trang web như Google My Business, Yelp, Bing,… để chủ động phản hồi những đánh giá tiêu cực và tích cực tạo ra những đánh giá tích cực. Chiến lược này cũng bao gồm việc theo dõi các bài đánh giá và mức độ tương tác của follower trên mạng xã hội. Trả lời các bình luận tiêu cực sớm nhất có thể để kiểm soát luồng dư luận đối với danh tiếng của doanh nghiệp.

Dù bạn mới bắt đầu hay đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội tăng nhận diện thương hiệu nào và SEO chính là phương pháp đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn lập được kế hoạch SEO đủ mạnh để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Đừng quên theo dõi Chin Media để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích khác về SEO cũng như digital marketing nhé. 

Các bài viết liên quan