4 mẹo về Google Display Network mà không phải ai cũng biết
Google Display Network có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ đang duyệt qua các trang web mà họ yêu thích, cho bạn bè xem video trên YouTube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Bạn có tin vào sức mạnh của tiếp thị? Vô tình bạn thấy trong quảng cáo hiển thị điều mà bạn quan tâm và bạn muốn tìm hiểu thêm về Google Display Network (Mạng hiển thị). Thế thì bài viết sau đây là dành cho bạn.
Cho dù bạn đang thiết lập một chiến dịch hiển thị mới hay đang cố gắng tận dụng tất cả giá trị từ các chiến dịch hiện tại của mình, đối với Mạng hiển thị có thể tạo ra hoặc phá vỡ hiệu suất của nhóm quảng cáo mà bạn muốn. Dưới đây là bốn sự thật hàng đầu mà tôi chia sẻ với bất kỳ ai muốn làm việc với Google Display Network.
1. Vị trí không cần phụ thuộc vào các trang web
Hầu hết các nhà quảng cáo nghĩ về Mạng hiển thị như một tập hợp các trang web nơi chúng có thể hiển thị quảng cáo. Mặc dù những suy nghĩ này hầu hết là đúng, nhưng nó không hoàn toàn đầy đủ. Google Display Network có thể hiển thị quảng cáo trên các trang web, trên các kênh YouTube, ứng dụng có liên quan và danh mục ứng dụng.
Vị trí không cần phải dính vào các trang web trên Google Display Network (wordstream.com)
Có những việc bạn thấy rằng nó rất hợp lý và chính xác nhưng thực thế lại không phải vậy. Trong Google Display Network các vị trí được quản lý của bạn có thể không chính xác như bạn muốn, điều này là rất bình thường. Nếu trang web bạn chọn làm ứng dụng có liên quan đến quảng cáo thì quảng cáo của bạn cũng có thể hiển thị trên ứng dụng đó ngay cả khi bạn không chọn nó làm vị trí. Hãy theo dõi báo cáo vị trí thường xuyên ngay cả khi bạn đang chọn các vị trí cụ thể để thực sự đảm bảo rằng quảng cáo của bạn đang hiển thị trên các trang web mà bạn muốn.
Bạn cũng có thể cho phép Google Ads chọn các vị trí thay mặt bạn. Để làm điều này, bạn chỉ cần chỉ định một số từ khóa và chủ đề nhất định. Nó có liên quan đến quảng cáo của mình. Và sau đó Google Ads chọn các trang web phù hợp nhất với các trang web đó. Khi thực hiện cách này bạn sẽ phải liên tục điều chỉnh mục tiêu của mình nếu muốn đạt kết quả tốt nhất. Tuy các vị trí đặt quảng cáo của bạn rất quan trọng. Nhưng chúng không phải là lựa chọn duy nhất bạn để tạo quảng cáo Mạng hiển thị của Google. Bạn cũng có thể chọn người xem quảng cáo của mình. Bằng cách nhắm mục tiêu các bản demo, vị trí địa lý nhất định và hơn thế nữa.
2. Một số cách nhắm mục tiêu theo từ khóa
Trước khi cân nhắc chọn từ khóa trong Chiến dịch hiển thị của mình, bạn cần hiểu về cài đặt từ khóa. Nếu bạn hiện đang chạy Chiến dịch hiển thị với nhắm mục tiêu theo từ khóa, hai cài đặt mà Google Display Network có là Đối tượng và Nội dung.
Cài đặt đối tượng và nội dung trên Google Display Network (wordstream.com)
Cài đặt Đối tượng sẽ hiển thị quảng cáo cho những người dùng quan tâm tích cực đến các từ khóa đã chọn của bạn. Nếu bạn đã chọn tùy chọn này, điều quan trọng cần biết là Google đã bắt đầu thay đổi cài đặt Đối tượng để thay thế người dùng tạo đối tượng có mục đích tùy chỉnh. Google tư vấn cách quản lý thay đổi này trên trang trợ giúp Google Ads dành cho Từ khóa hiển thị : “Để tiếp tục hiển thị quảng cáo cho những người quan tâm đến các từ khóa nhất định, hãy chuyển từ khóa đối tượng của bạn sang đối tượng có mục đích tùy chỉnh mới”. Hãy ghi nhớ điều này nếu bạn đã thêm từ khóa vào Nhóm quảng cáo hiển thị hình ảnh của mình hoặc có kế hoạch tạo nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu theo từ khóa trong tương lai gần.
Cài đặt Nội dung sử dụng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh để hiển thị quảng cáo của bạn cho những người dùng đã chọn. Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh có nghĩa là Google sẽ lấy danh sách từ khóa của bạn và cố gắng tìm các trang web hoặc ứng dụng có liên quan làm vị trí. Để tìm các vị trí đã chọn, Google sẽ xem xét văn bản trang web, ngôn ngữ, cấu trúc liên kết và cấu trúc trang để đưa ra quyết định.
Nhiều người sẽ hỏi nên sử dụng cài đặt đối tượng hay nội dung, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi tài khoản sẽ hoạt động khác nhau. Bạn cần cân nhắc tạo nhóm quảng cáo cho từng cài đặt từ khóa và xem cài đặt nào hoạt động tốt hơn. Bạn sẽ không bao giờ biết cho đến khi bạn trực tiếp kiểm tra.
3. Google giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bạn đã thử mọi đối tượng tiếp thị lại (remarketing) mà bạn có thể nghĩ đến. Bạn đã tạo ra rất nhiều đối tượng có mục đích tùy chỉnh (custom intent audience) và đối tượng chung sở thích tùy chỉnh (custom affinity audiences) đến mức bạn cảm thấy mình đã hết tất cả các lựa chọn của mình. Lúc này bạn đang bối rối không biết phải làm như thế nào thì Google Display Network có thể giúp bạn giải quyết điều đó. Google thực sự có một giải pháp khá tốt để giúp cung cấp cho bạn những lựa chọn mới.
Google trợ giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng (wordstream.com)
Khi chỉnh sửa đối tượng trong một nhóm quảng cáo, hãy chọn tab Ý tưởng để nhận danh sách các đối tượng có mục đích tùy chỉnh được tạo tự động. Google có thể tạo đối tượng có mục đích tùy chỉnh dựa trên danh sách tiếp thị lại, chiến dịch Tìm kiếm, hành vi người dùng, danh sách email của bạn (nhờ tính năng Đối sánh khách hàng được mở rộng cho GDN), v.v. Trước khi thêm bất kỳ đối tượng được tạo tự động nào vào nhóm quảng cáo của mình, bạn có thể xem trước một số từ khóa mà Google đã tổng hợp lại để hiểu xem những đối tượng này có phù hợp với chiến dịch của bạn hay không.
4. Google Display Network muốn loại trừ mobile app
Vào mùa hè năm 2018, GDN đã xóa tùy chọn loại trừ quảng cáo không xen kẽ trong ứng dụng dành cho thiết bị di động khỏi các tùy chọn loại trừ nội dung trong cài đặt chiến dịch.
Loại trừ ứng dụng dành cho thiết bị di động trên Google Display Network (wordstream.com)
Thông thường, phần lớn các ứng dụng mà quảng cáo được đặt đều là rác thuần túy. Khi tiếp cận đối tượng google sẽ không bao giờ quan tâm đến những gì bạn đang cố gắng quảng cáo. Xóa tùy chọn để loại trừ là một vài vấn đề không tốt đối với tài khoản của bạn.
May mắn thay, vào năm ngoái, Kirk Williams của Zato Marketing đã chia sẻ một giải pháp để loại trừ các ứng dụng dành cho thiết bị di động bằng cách sử dụng Google Ads Editor. Bằng một vài bước rất đơn giản, bạn có thể loại trừ tất cả các ứng dụng dành cho thiết bị di động khỏi nhắm mục tiêu của mình giúp tiết kiệm ngân sách và tiếp cận đối tượng mục tiêu nhiều nhất có thể.
Hãy nhớ rằng, bài viết này không thể cho biết tùy chọn nhắm mục tiêu nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Có quá nhiều yếu tố liên quan để đưa ra một cái nhìn cụ thể phù hợp cho từng chiến dịch quảng cáo. Nhưng những điều được chia sẻ trong bài sẽ cho bạn lời khuyên là hãy thử nghiệm càng nhiều điều có ý nghĩa với mục tiêu chiến dịch của bạn. Và trong khi thử nghiệm, bạn hãy cố gắng hiểu tất cả về cách mà các tùy chọn nhắm mục tiêu thực sự đang hoạt động. Điều này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn chính xác nhất về chiến dịch đề ra từ đó có những kế hoạch và biện pháp để thực hiện thành công mục tiêu của mình.