5 Lỗi Google My Business Phổ Biến Và Cách Khắc Phục
Google My Business (GMB) của bạn hoàn toàn có đủ tiềm năng để giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng địa phương tiềm năng hơn. Nếu bạn muốn khách hàng tìm thấy mình, đặc biệt là những khách hàng mới chưa từng biết đến thương hiệu của mình, cần cân nhắc để không mắc 7 lỗi Google My Business phổ biến dưới đây
Lỗi Google My Business thường gặp 2020 (Ảnh: dacgroup.com)
1. Không xác minh thông tin trước khi hiển thị trên Google My Business
Một số doanh nghiệp cho rằng Google sẽ hiển thị đề xuất về doanh nghiệp của họ dù họ có thực hiện việc xác minh hay không. Trên thực tế, việc không xác minh được doanh nghiệp của bạn trong GMB làm tổn hại đến độ uy tín của Google My Business đối với người truy cập và thực hiện tìm kiếm, đồng thời làm giảm khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Xác minh thông tin Google My Business (Ảnh: semrush.com)
Việc xác minh tài khoản GMB cũng cho phép bạn sửa đổi danh sách của mình, sửa những điểm không chính xác, cải thiện hình ảnh thương hiệu, quảng bá những hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ của mình mà không hề mất phí.
Hãy tiến hành xác minh Google My Business chỉ với vài bước đơn giản sau:
- Đăng nhập vào GMB, chọn doanh nghiệp của bạn và nhấp vào “Xác minh ngay” (Verify now)
- Xác minh rằng địa chỉ của bạn là chính xác trên màn hình hiển thị, cập nhật địa chỉ nếu chưa có và thông tin để liên hệ và nhấp vào “Gửi” (Send postcard)
- Bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng hai tuần. Không nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với tên, địa chỉ, danh mục doanh nghiệp của bạn hoặc yêu cầu một mã khác trong thời gian này, nếu không bạn sẽ trực tiếp làm chậm quá trình xác minh doanh nghiệp của mình
- Sau khi nhận được phản hồi, hãy đăng nhập vào GMB và chọn vị trí bạn đang xác minh, nhấp vào nút “Xác minh ngay” (Verify now)
- Nhập mã xác minh gồm 5 chữ số của bạn vào trường “Mã” (Code) và chọn “Gửi” (Send)
- Doanh nghiệp vẫn có nhiều cách khác để thực hiện việc xác minh: bằng email hoặc bằng điện thoại.
2. Sử dụng kỹ thuật spam tạo sự chú ý cho tên doanh nghiệp
Một lưu ý về Google My Business đó là không nên spam từ khóa. Nhiều doanh nghiệp cố gắng đánh lừa công cụ SEO bằng cách đưa từ khóa vào tên doanh nghiệp của họ với hy vọng chiến thuật này cho phép họ xếp hạng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương. Tuy vậy, đây là tin đáng buồn rằng bạn đã vi phạm nguyên tắc của Google và bạn có thể bị phạt vì làm giảm độ tin cậy của trang tìm kiếm Google.
Lỗi spam với tên doanh nghiệp trên Google My Business (Ảnh: searchengineland.com)
3. Sử dụng tên đăng ký doanh nghiệp thay cho tên phổ biến được nhiều khách biết đến
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng tên đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để hiển thị trên Google My Business, điều này không sai! Nhưng nếu tên đăng ký và tên thương hiệu được mọi người nhớ đến hoàn toàn không giống hệt nhau, hãy khôn ngoan trong việc chọn những gì mà khách hàng nhớ đến
Hãy đảm bảo rằng tên doanh nghiệp GMB của bạn giống với tên được liệt kê trên trang web, thông tin doanh nghiệp cũng như trên logo hoặc bất cứ ấn phẩm nào có thương hiệu doanh nghiệp của bạn.
4. Mô tả doanh nghiệp quá dài dòng
Các doanh nghiệp thường tạo một mô tả dài dòng về doanh nghiệp vì lo sợ rằng nếu nội dung quá ngắn, người dùng sẽ không thực sự hiểu và biết được hết tất cả những sản phẩm & dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
Doanh nghiệp cần nắm được quy luật rằng Google chỉ hiển thị 250 ký tự của mô tả và người dùng sẽ so sánh bạn với hàng chục doanh nghiệp khác khi họ đưa ra quyết định. Hãy sử dụng đoạn mô tả doanh nghiệp này thật khôn ngoan bằng cách làm nó trở nên rõ ràng, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh càng nhanh càng tốt. Ưu tiên những điều mà khách hàng có xu hướng tò mò nhất, các câu hỏi thường xuất hiện trong các cuộc gọi điện thoại hoặc một giá trị thực tế mà bạn có thể mang lại cho khách hàng. Tham khảo thêm cách viết mô tả Google My Business là cách để bạn tối ưu GMB hiệu quả cho doanh nghiệp.
5. Không quan tâm đến đánh giá của khách hàng
Những đánh giá từ khách hàng là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với tìm kiếm địa phương trên Google My Business. Nếu doanh nghiệp của bạn không có bài đánh giá nào, điều này ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội hiển thị của bạn trong kết quả tìm kiếm địa phương và Google Maps.
Lỗi phổ biến thường gặp với Google My Business (Ảnh: jeffbullas.com)
Hơn thế nữa, liệu khách hàng sẽ suy nghĩ gì khi truy cập vào trang Google My Business nhưng không tìm thấy bất cứ đánh giá thực nào từ khách hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của khách hàng và khả năng mà họ sẽ tiếp tục tìm hiểu hoặc nhấp để chuyển sang xem website cũng cực kỳ thấp vì không có bất cứ thông tin nào đáng tin tạo động lực cho họ cả.
Hãy cân nhắc việc hiển thị nhiều hơn các đánh giá từ khách hàng bằng những cách sau:
- Chuẩn bị cho một đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm có thể phản hồi hoặc tương tác với khách hàng 24/24 hoặc ít nhất là tốc độ phản hồi cực nhanh trong giờ hành chính
- Gửi email để hỏi đánh giá của khách hàng
- Đính kèm phiếu đánh giá thông qua hóa đơn điện tử
- Hỏi khi kết thúc cuộc gọi
- Gửi hướng dẫn để khách hàng vào Google My Business tự đánh giá
Kết luận
Những lỗi phổ biến kể trên sẽ chính là yếu tố gián tiếp dẫn đến sự thất bại cho doanh nghiệp của bạn trong nỗ lực vượt lên trên nhiều đối thủ cạnh tranh. Hãy sử dụng những lời khuyên này và bạn sẽ nhận ra một số những lợi ích đáng kể mà Google My Business sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn.
Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.