5 mẹo tối ưu chiến dịch marketing cho Tết 2021
Năm 2021 đang cận kề cũng là lúc mà doanh nghiệp nên nhận biết được những thay đổi mạnh mẽ trong việc tiếp thị kỹ thuật số cùng với những biến chuyển trong nhu cầu từ khách hàng sau thời gian đại dịch. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp nên nắm những mẹo tối ưu cho năm mới để tránh sử dụng những chiến lược chưa hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt 5 mẹo tối ưu chiến dịch marketing cho dịp năm mới 2021.
Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số năm 2021 (Ảnh: w3-lab.com)
Nhìn lại chiến dịch quảng cáo Tết 2020 của Biti’s Hunter – “Về nhà sớm nhé”
Sau những chiến dịch quảng cáo trở lại ngoạn mục để vực dậy hình ảnh thương hiệu, Biti’s giờ đây đã tạo dựng được dấu ấn riêng qua chuỗi nhạc Tết mỗi năm. Giờ đây khi mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến, khán giả lại tiếp tục nhắc lại câu slogan quen thuộc “Đi để trở về” của Biti’s và cộng đồng lại tiếp tục chờ đợi những ca khúc độc đáo, quen thuộc, gần gũi với người Việt.
Không chỉ thể hiện slogan “Đi để trở về” được yêu thích, bài hát và giọng ca chính cũng góp phần không nhỏ vào thành công của Biti’s. Với việc mời những ca sĩ có hoạt động đình đám nhất trong năm như Soobin Hoàng Sơn, Dalab, ca khúc của Biti’s nhanh chóng được đón nhận ngay khi ra mắt. Năm 2020, Biti’s với sự góp mặt của Phan Mạnh Quỳnh đã khiến người xem vô cùng thích thú.
Nằm trong chuỗi “Đi để trở về”, “Tết về sớm nhé” cũng là những ca khúc nói lên nỗi niềm của những người con xa quê, cha mẹ ngóng trông con ngày trở về. Những câu hỏi quen thuộc của rất nhiều mẹ như “Đặt vé chưa?”, “Về nhà sớm con ơi!” đánh động tâm lý của những người trẻ xa quê. Tiếp nối thành công của những năm trước, “Anh về sớm đi” đạt 14 triệu lượt xem chỉ sau 1 tháng ra mắt và nhận được sự tham gia cover của hàng loạt bạn trẻ trên khắp Việt Nam.
5 mẹo tối ưu chiến dịch marketing cho dịp Tết 2021
1. Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói
Ngày nay, khoảng một nửa dân số thế giới đã và đang sử dụng hình thức tìm kiếm bằng giọng nói, và con số này năm 2021 dự kiến sẽ tăng lên mức đỉnh điểm. Việc tạo ra các sản phẩm như Alexa và Google Home đã tạo ra một sự bùng nổ lớn trong việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói. Các thiết bị này hầu như dựa hoàn toàn vào truy vấn đàm thoại để phục vụ khách hàng. Đó cũng là những lý do mà doanh nghiệp nên bắt đầu sẵn sàng cho việc tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói.
Tìm kiếm bằng giọng nói là một tính năng tiện lợi cho phép người dùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của họ. Công cụ này được cho là cực kỳ phù hợp với những ai thường xuyên di chuyển vì tìm kiếm bằng giọng nói có thể được thực hiện ở mọi nơi, chỉ trong vài giây.
Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn trong 2021 (Ảnh: w3-lab.com)
Lợi ích của việc tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói
- Tối ưu thời gian tìm kiếm:
Khách hàng ngày nay đang trở nên rất bận rộn và họ chỉ dành một lượng thời gian ngắn cho việc tìm kiếm sản phẩm nào đó, điều đó cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của hình thức tìm kiếm bằng giọng nói.
- Tránh lãng phí công sức:
Khi người dùng tìm kiếm qua văn bản, họ thường chỉ nhập một vài từ khóa chính như “quán rượu gần tôi” vì đây là cách nhanh nhất để đến những gì họ đang tìm kiếm. Tìm kiếm bằng giọng nói có một cách tiếp cận khá khác. Người dùng có nhiều khả năng nói theo cách trò chuyện hơn và sử dụng các từ khóa dài để nhận được câu trả lời tốt nhất. Hai tìm kiếm này yêu cầu các cách tiếp cận và nhắm mục tiêu theo từ khóa hoàn toàn khác nhau để khách hàng đang tìm kiếm có thể sớm tìm được kết quả phù hợp.
2. Cẩn thận với trình chặn quảng cáo (Ad Blockers)
Quảng cáo trên mạng xã hội ngày nay đã cho phép nhiều thương hiệu trở nên “bùng nổ” chỉ sau một đêm. Điều này nhờ vào việc quảng cáo được nhắm mục tiêu và được tối ưu hóa cho phép bạn tạo sự ấn tượng nhất định trong chiến dịch quảng cáo của mình. Tuy vậy, một rào cản mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt đó chính là việc nhiều người dùng không muốn thấy quảng cáo hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu của họ, vì vậy họ cài đặt trình chặn quảng cáo (ad blockers). Hơn thế, quảng cáo cũng có thể làm chậm tốc độ tải xuống đối với một số trang, đó là một lý do khác khiến người dùng quyết định chặn.
Thống kê người truy cập trình chặn quảng cáo (Ảnh: emarketer.com)
Trình chặn quảng cáo đã xuất hiện trong nhiều năm và nó có khả năng lọc ra bất kỳ quảng cáo nào, kể trả phí hoặc không trả phí để giúp người xem tắt hoàn toàn quảng cáo. Theo eMarketer, một phần tư tổng số người dùng Internet đã sử dụng một số hình thức chặn quảng cáo vào năm 2019 và con số này sẽ tăng lên 27% vào năm 2021. Vậy đâu là giải pháp giúp cho doanh nghiệp trong năm 2021?
Điều chỉnh việc tăng cường sử dụng các trình chặn quảng cáo bằng việc lưu ý đến đối tượng của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng nhiều trình chặn quảng cáo trên thiết bị nào, hãy nhanh chóng ngừng việc phát quảng cáo trên các thiết bị hoặc nền tảng đó. Khám phá các kênh tiếp thị khác như email, thông báo đẩy trên mobile app, tin nhắn sms, … và xem xét những lợi ích mà chúng có thể mang lại cho doanh nghiệp.
3. Khai thác sức ảnh hưởng từ Micro-Influencer Marketing
Tiếp thị qua Influencers đã là một chiến thuật tiếp thị phổ biến trong nhiều năm nay, xuất phát chính là việc các thương hiệu nghĩ rằng sẽ có lợi hơn khi hợp tác với những người thực sự nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ, người mẫu) có ảnh hưởng lớn với hàng triệu người theo dõi để quảng bá sản phẩm. Tuy vậy hình thức này về sau trở nên tốn kém và không mang lại hiệu quả cao.
Vào năm 2021, những người có ảnh hưởng với nhóm nhỏ trở nên phổ biến hơn nhiều khi mọi người phát hiện ra tác động của họ đối với quyết định mua hàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có ảnh hưởng càng lớn thì ROI càng thấp; ngược lại, những người có ảnh hưởng nhỏ cung cấp nhiều niềm tin hơn. Theo một nghiên cứu của Markerly, những người có ảnh hưởng trong phạm vi 10k-100k người theo dõi trên mạng xã hội sẽ có khả năng cung cấp mức độ tương tác cao nhất.
4. Sử dụng quảng cáo video
Với các nền tảng như YouTube và TikTok và các tính năng nhật ký (story) trên Instagram, video tiếp tục ngày càng trở nên phổ biến hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi eMarketer, chi tiêu cho quảng cáo video sẽ tăng lên mức khổng lồ 14,89 tỷ đô la vào năm 2021. Trên thực tế, một phần ba người mua sắm sẽ mua một mặt hàng sau khi xem quảng cáo video, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của video đối với quyết định của người mua. Các nền tảng như Instagram và Facebook từng là trung tâm của ảnh, giờ đây nó đã trở thành kho video khổng lồ vì người dùng thay đổi thói quen đọc sang xem.
Thống kê về việc sử dụng quảng cáo bằng video (Ảnh: emarketer.com)
Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn né tránh việc sử dụng quảng cáo bằng video do chi phí trả trước khá cao với nhà sản xuất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, video sẽ cho bạn cơ hội tốt hơn để truyền tải câu chuyện của mình so với ảnh hoặc văn bản, vì giờ đây hình ảnh và âm thanh sống động cùng với cách kể chuyện lôi cuốn mới chính là chất xúc tác giúp làm khách hàng bùng nổ cảm xúc.
5. Trang bị công cụ chatbot vào trang web
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã bùng nổ về tốc độ phát triển trong vài năm gần đây vì nó giúp loại bỏ các quy trình tiếp thị lặp đi lặp lại và cho phép các nhóm tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn. Do phát hiện ra nhiều lợi ích của AI, năm 2021 sẽ là một năm mà nhiều công ty bắt đầu triển khai nó vào các chiến dịch quảng bá của họ.
Lợi ích mà công cụ chatbot với công nghệ AI có thể mang lại
- Chatbots được trang bị AI đủ thông minh để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi thậm chí không được lập trình trong hệ thống của chúng. Công nghệ đang đạt đến mức có thể thực sự vượt xa con người.
- Chatbots sẽ hoạt động 24/7, điều mà con người hoàn toàn không thể thực hiện trong một thời gian dài.
- Chatbots là một lựa chọn thân thiện hơn về mặt kinh tế.
Với dự kiến có đến 75-90% tất cả các truy vấn sẽ được chatbots xử lý vào năm 2022, doanh nghiệp nên sẵn sàng với suy nghĩ rằng chatbots sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Nếu trang web của bạn không có chatbot và chỉ cung cấp các tùy chọn dịch vụ khách hàng truyền thống, điều này rất có thể khiến khách hàng thất vọng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ ở nơi khác.
Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!
Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.