5 Phương Pháp Tối Ưu Hóa Google My Business Để Thu Hút Khách Hàng
Tài khoản Google My Business sẽ giúp cho quảng cáo của bạn được hiển thị trong khi người dùng thực hiện thao tác tìm kiếm online. Đặc biệt hơn, bạn có thể đăng ký tài khoản Google My Business miễn phí. Điều này đã giúp Google My Business trở thành công cụ Marketing cực kỳ hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách thiết lập và tối ưu hóa tài khoản của mình.
Google My Business là công cụ cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào (Ảnh: /storage.googleapis.com)
Cách sử dụng Google My Business để tiếp cận người dùng tiềm năng
1. Điền profile đầy đủ
Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã cung cấp cho Google thật nhiều thông tin về doanh nghiệp của mình. Vậy tại sao cần phải làm điều này?
Cung cấp đầy đủ profile sẽ giúp Google dễ dàng so sánh doanh nghiệp của bạn với các tìm kiếm của khách hàng. Nói cách khác, Google sẽ dựa vào đó để cải thiện search ranking cho doanh nghiệp của bạn.
Vì vậy, bạn nên điền vào profile đầy đủ các thông tin cần thiết. Chẳng hạn như: chi tiết liên hệ, danh mục, thuộc tính… và đảm bảo sử dụng đúng từ khóa nếu có thể.
Google sẽ xác định local ranking dựa trên 3 yếu tố sau:
- Relevance (Mức độ liên quan): Mức độ phù hợp giữa profile với một tìm kiếm nào đó.
- Distance (Khoảng cách): Vị trí của bạn cách người tìm kiếm bao xa.
- Prominence (Sự nổi bật): Mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp.
Sử dụng các từ khóa phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện Relevance. Nếu vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy thử trải nghiệm Google Trend.
Cung cấp đầy đủ Profile sẽ giúp tối ưu hóa tài khoản Google My Business của bạn (Ảnh: citationscheck.com)
2. Sử dụng những bức ảnh nổi bật
Khi tạo profile Google My Business, bạn cần phải bổ sung logo và ảnh bìa, giống như trên những nền tảng Facebook, Twitter, LinkedIn hoặc Pinterest. Nếu không có những bức ảnh này, mọi người sẽ rất khó nhận ra thương hiệu của bạn.
Không những thế, hãy cố gắng cung cấp những bức ảnh khác liên quan đến vị trí, sản phẩm hoặc công việc của doanh nghiệp mà bạn đang điều hành. Theo thống kê của Google, các doanh nghiệp sử dụng hình ảnh bắt mắt sẽ nhận được hơn 42% yêu cầu direction và thêm 35% số lần nhấp qua trang web của họ.
Thêm ảnh giúp profile Google My Business của bạn sinh động hơn (Ảnh: localranker.fr)
Cách thêm ảnh vào profile Google My Business:
- Đăng nhập vào Google My Business
- Mở location mà bạn muốn quản lý
- Nhấp vào Photos trong tab Menu
- Chọn loại ảnh
- Tải ảnh lên từ máy tính hoặc chọn một ảnh mà bạn đã tải lên
3. Thường xuyên đăng tải tin tức, bản cập nhật và các ưu đãi đặc biệt
Những thông tin trên profile như địa chỉ, giờ làm việc, thông tin liên hệ của bạn… phải luôn chính xác và được cập nhật thường xuyên. Hãy nhớ chỉnh sửa các thông tin này nếu có thay đổi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo các bài đăng cho doanh nghiệp của mình để thông báo cho khách hàng về các bản cập nhật, sản phẩm mới, ưu đãi và sự kiện. Những bài post này sẽ giúp làm mới profile, thúc đẩy doanh số và gia tăng lượt ghé thăm cửa hàng hoặc cửa hàng trực tuyến.
Cách tạo một bài post:
- Đăng nhập vào Google My Business và mở Location mà bạn muốn quản lý.
- Từ Menu bên trái, nhấp vào Posts.
- Chọn loại bài đăng bạn muốn tạo từ các tùy chọn đã cho.
- Nhập các thông tin liên quan. Bản Copy phải bao gồm các chi tiết cần thiết và ngắn gọn. Tránh dùng tiếng lóng thương mại và quá nhiều dấu chấm câu.
- Nhấp vào Preview để kiểm tra định dạng và chính tả. Nếu bạn cần chỉnh sửa, hãy nhấp vào mũi tên quay lại.
- Sau khi hoàn thành xong, chọn Publish để đăng bài.
Cập nhật Google My Business thường xuyên sẽ giúp khách hàng hứng thú hơn với doanh nghiệp của bạn (Ảnh: marketingoptimist.co.uk)
4. Thêm các tính năng và thuộc tính đặc biệt
Các tính năng đặc biệt có sẵn cho tài khoản Business của Google sẽ tùy thuộc vào danh mục mà bạn đã chọn.
Dưới đây là tóm tắt các tính năng dành riêng cho danh mục có sẵn:
- Các khách sạn có thể hiển thị class ratings và liệt kê các thiết bị được cung cấp.
- Các nhà hàng và quán bar có thể upload thực đơn, giới thiệu các món ăn phổ biến và thêm liên kết cho các đơn hàng và đặt chỗ trực tuyến.
- Các doanh nghiệp theo định hướng dịch vụ có thể hiển thị menu Services và thêm nút Booking.
- Các công ty vừa và nhỏ có thể thêm danh mục sản phẩm
Nếu bạn cảm thấy doanh nghiệp của mình đủ điều kiện cho một trong những tính năng này, nhưng lại không thấy chúng xuất hiện, thì rất có thể bạn đã chọn sai danh mục. Bạn có thể chọn tối đa 10 danh mục cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các thuộc tính thực tế vào Profile của mình để chia sẻ thêm những thông tin mà khách hàng có thể quan tâm. Nếu bạn điều hành một cửa hàng hoặc nhà hàng, bạn có thể chia sẻ rằng doanh nghiệp của mình có cung cấp Wifi miễn phí hoặc chỗ ngồi ngoài trời…
Các thuộc tính được thiết lập trên Google My Business giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn (Ảnh: yext.com)
Cách thêm hoặc chỉnh sửa thuộc tính:
- Từ trang dashboard, hãy nhấp vào Info.
- Tìm Add Attributes và chọn Edit. Tìm kiếm thuộc tính bạn muốn thêm hoặc cuộn qua tất cả các tùy chọn có sẵn cho doanh nghiệp của bạn.
- Nhấp vào Apply.
5. Khuyến khích khách hàng để lại review
Thông thường, mọi người sẽ tin tưởng người khác, hơn là tin tưởng vào doanh nghiệp. Chính vì vậy, những bài review tốt có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng tiềm năng. Không những thế, các bài đánh giá này cũng sẽ giúp cải thiện xếp hạng trên Google.
Thời điểm tốt nhất để yêu cầu đánh giá là sau khi bạn đã cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Dù là ở cửa hàng hay online, bạn cũng nên cung cấp cho khách hàng của mình một chiếc thẻ, hoặc một tờ đơn điện tử yêu cầu để lại review. Google sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp quyền truy cập vào Free Marketing Kit với rất nhiều stickers, bài post trên mạng xã hội, và poster có thể in được.
Đánh giá tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn (Ảnh: haymora.com)
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo một shortlink tùy chỉnh để các đánh giá. Shortliknk này sẽ có dạng: g.page/[Tên khách hàng].
Cách lấy URL tùy chỉnh cho tài khoản Google My Business:
- Từ trang Dashboard, nhấp vào Info và chọn Add short name.
- Nhập tên ngắn dài tối đa 32 ký tự.
- Nhấp vào Apply.
Kết luận
Khai thác tối đa Google My Business là điều bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trên mạng xã hội. Đặc biệt hơn, tối ưu hóa tài khoản Business của Google đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, hãy ghi nhớ lại toàn bộ 5 cách tối ưu tài khoản Google My Business mà bài viết đã cung cấp nhé!