5 yếu tố quyết định xếp hạng Google mà bạn không nên bỏ qua
Khi tìm kiếm trên internet về những yếu tố quyết định xếp hạng Google, bạn sẽ dễ dàng nhận ngay được một bài viết cực kỳ dài liệt kê đầy đủ các yếu tố của một bài viết chuẩn SEO mà không hề chỉ ra đâu mới là điểm quan trọng mà bạn cần tập trung. Vì vậy, thay vì liệt kê hơn 200 yếu tố xếp hạng, tại bài viết này, Chin Media sẽ nói về 5 yếu tố mà bạn nên quan tâm nếu muốn trang web của mình đạt thứ hạng cao trên xếp hạng Google.
5 yếu tố quyết định xếp hạng Google mà bạn không nên bỏ qua
1. Backlink
Backlink được cho là yếu tố quan trọng nhất trong xếp hạng Google. Backlink vốn được công bố là điểm chính trong PageRank – nền tảng của thuật toán xếp hạng của Google. Và trước khi bạn đưa ra quan điểm rằng PageRank là tin cũ, Gary Illyes của Google đã xác nhận rằng PageRank vẫn được sử dụng vào năm 2017. Một số nghiên cứu của Ahrefs trên thực tế hơn 1 tỷ trang web cũng cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa backlink và traffic tự nhiên (không phải trả tiền)
Biểu đồ mối quan hệ giữa backlink và traffic tự nhiên (cre: Ahrefs)
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tìm kiếm một nhà hàng Ý ngon nhất trong thành phố. Bạn nhờ hai người bạn giới thiệu. Một người là đầu bếp, và người kia là bác sĩ thú y. Bạn sẽ tin tưởng lời khuyên của ai hơn? Chắc hẳn là người đầu bếp, vì họ có kinh nghiệm với ẩm thực Ý. Nếu bạn đang tìm kiếm các khuyến nghị về thức ăn cho chó, bác sĩ thú y là một lựa chọn hợp lý. Google đánh giá các website cũng dựa trên yếu tố tương tự.
Độ uy tín rất quan trọng đối với xếp hạng của web trên các công cụ tìm kiếm đặc biệt là với Google. Để có một website uy tín, bạn cần xây dựng hệ thống content chuẩn SEO chất lượng, tối ưu SEO onpage, và đặc biệt là tạo liên kết chất lượng cao cho trang web. Các trang web có giá trị là những trang có liên kết chặt chẽ với các trang web khác được Google đánh giá là uy tín. Nhiều blogger và quản trị website đã mắc lỗi ở đây. Họ tạo nhiều liên kết chất lượng thấp mà không làm tăng giá trị, đôi khi phản tác dụng làm giảm xếp hạng trang web của họ trên Google. Hãy chú ý yếu tố này khi lập chiến lược SEO nhé!
2. Sự mới mẻ
Sự mới mẻ là một yếu tố xếp hạng phụ thuộc vào truy vấn của người dùng, có nghĩa là nó được ưu tiên hơn so với những truy vấn khác trong một thời điểm nào đó. Ví dụ: tất cả các kết quả cho “cuộc bầu cử tổng thống US” đều mang tính mới mẻ rất cao. Google thậm chí còn hiển thị tính năng “Tin bài hàng đầu” với các nội dung được cập nhật từ vài giờ qua. Khi đó, bạn cập nhật tin tức càng nhanh, càng mới, việc đứng top trong thứ hạng tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ví dụ về tính mới mẻ trong xếp hạng google (cre: Chin Media)
Điều này xảy ra vì Google biết mọi người muốn xem tin tức mới nhất. Bạn sẽ chiến thắng trong trò chơi này nếu biết nắm bắt đúng thời điểm và nội dung mà mọi người đang tìm kiếm. Tuy nhiên, không vì thế mà những tin tức, nội dung cũ sẽ không có chỗ đứng. Một bài hướng dẫn mười năm tuổi có thể được đánh giá tốt hơn một cuốn sách không tên tuổi mới được xuất bản ngày hôm qua. Điều đó giải thích tại sao ngoại trừ phần tin bài hàng đầu, Google vẫn xếp hạng cả trang cũ và trang mới trong top 5 kết quả tìm kiếm.
3. Sự tập trung chuyên môn
Cùng tham khảo ví dụ sau đây:
Các chỉ số SEO để biết các kết quả hàng đầu cho “cast iron seasoning” (Cre: ahrefs)
Nếu chỉ dựa vào các số liệu như backlink, sự liên kết,… bạn sẽ khó tìm ra lý do tại sao hai kết quả đầu tiên lại xếp hạng google cao hơn kết quả thứ ba. Cả hai đều có ít backlink hơn, ít tên miền giới thiệu hơn, điểm UR thấp hơn và hiển thị trên các trang web có độ uy tín thấp hơn. Nhưng nếu bạn nhìn vào tiêu đề các trang web, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Trang web ở vị trí thứ ba là một blog chung về nấu ăn và phong cách sống, trong khi hai trang web ở vị trí hàng đầu bán đồ nấu nướng bằng gang — và không có gì khác. Nói cách khác, hai trang web ở trên cùng đã thành công trong việc tối ưu hóa SEO với một chủ đề web rõ ràng, đáp ứng với nhu cầu tìm kiếm của khách hơn.
4. Chiều sâu nội dung
Google muốn xếp hạng kết quả hữu ích nhất cho mỗi lần tìm kiếm của người dùng, do đó, các bài viết có nội dung tập trung và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ được google đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, đây không phải là về độ dài của bài viết. Nội dung dài hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nó bao gồm những gì quan trọng đối với người tìm kiếm và những gì họ mong đợi được xem khi bấm vào link.
Ví dụ: lấy một truy vấn như “nhãn hiệu đồng hồ tốt nhất”.
Ví dụ về yếu tố chiều sâu nội dung (cre: ahrefs)
Rõ ràng từ việc phân tích mục đích tìm kiếm rằng mọi người muốn có danh sách các thương hiệu và đồng hồ sang trọng tốt nhất. Tuy nhiên, điều đó không cho chúng ta biết nội dung quan trọng là gì, vì vậy chúng ta hãy cùng xem điểm chung giữa các trang xếp hạng hàng đầu là gì nhé!
Ví dụ về điểm chung giữa các kết quả đầu (cre: ahrefs)
Đầu tiên, tất cả đều đề cập đến giá. Những người tìm kiếm rõ ràng đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ mới và mọi người đều có ngân sách. Thứ hai, tất cả đều đề cập đến đồng hồ từ các thương hiệu nổi tiếng như Rolex. Thật khó để tưởng tượng một danh sách các thương hiệu đồng hồ xa xỉ lại không nhắc đến Rolex. Vậy điều gì khiến Google đánh giá website của bạn chứa nội dung không có chiều sâu, vô ích? Hãy hiểu đơn giản, title bạn đặt là 10 thương hiệu đồng hồ cao cấp nhất nhưng nội dung bài lại là sửa chữa đồng hồ. Chắc chắn Google sẽ nhận ra sự bất hợp lý này và cho website của bạn điểm rất thấp.
5. Tốc độ trang
Tốc độ trang được Google liệt kê là yếu tố xếp hạng kể từ năm 2010 khi nó ảnh hưởng đến 1% các truy vấn tìm kiếm trên máy tính để bàn. Điều đó đã thay đổi vào năm 2018 khi Google mở rộng yếu tố xếp hạng cho các tìm kiếm trên thiết bị di động. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến “một tỷ lệ nhỏ truy vấn” và chủ yếu là vấn đề đối với các trang “mang lại trải nghiệm chậm nhất cho người dùng”. Đánh bại đối thủ cạnh tranh trong vài mili giây không phải là điều cốt yếu. Mà tốc độ trang được đánh giá ở đây là việc đảm bảo rằng trang web của bạn đủ nhanh để không ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Nếu bạn lo lắng về tốc độ trang, hãy xem báo cáo Tốc độ trong Google Search Console. Công cụ này cho biết trang nào của bạn đang tải chậm trên máy tính để bàn và thiết bị di động.
Tốc độ trang hiển thị trên Google Search Console như thế nào? (Cre: ahrefs)
Bạn khó có thể đứng thứ hạng cao trên Google chỉ với một vài thủ thuật đơn giản hoặc mánh khóe lợi dụng kẽ hở của google mà bạn chỉ có thể thành công khi tạo ra nội dung mà người dùng đang tìm kiếm, cung cấp trải nghiệm tốt và chứng minh với Google rằng bạn là lựa chọn tốt nhất cho mỗi truy vấn của người dùng. Trong quá trình vận hành SEO, sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, bạn có thể tham khảo ngay Website Chin Media để cập nhật những thông tin hữu ích từ chính kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Digital Marketing.