CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

6 Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Google My Business

Năm 2020, giải pháp Google My Business trở thành một trong những chiến lược thông minh cho doanh nghiệp tìm kiếm những đổi mới trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng ở địa phương. Tuy vậy chưa nhiều doanh nghiệp thực sự hiểu và nắm rõ những lưu ý khi sử dụng Google My Business, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Lỗi Google My Business phổ biến năm 2020 (Ảnh: e2msolutions.com)

 

1. Chú trọng vào mục “Câu hỏi thường gặp”

Một trong những lưu ý khi sử dụng Google Business đó là không bỏ qua “Câu hỏi thường gặp. Mục này là một tính năng mới và chỉ mới cập nhật thời gian gần đây, đó cũng lý do mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ quên. Tuy vậy, có rất nhiều câu hỏi từ khách hàng tiềm năng có thể chuyển thành doanh số bán hàng mới. Nếu bạn không trả lời họ, họ sẽ tìm câu trả lời ở những doanh nghiệp đối thủ hoặc có những công ty cạnh tranh trực tiếp sẽ thay bạn trả lời cho họ. 

Google cho phép chủ doanh nghiệp chủ động thiết lập mục câu hỏi này, vì vậy hãy phân tích và đăng tải những câu hỏi thường gặp nhất mà bạn nhận được. 

 

2. Kết nối với Google Maps (bản đồ Google) 

Kết nối với bản đồ trên Google My Business (Ảnh: lumosvietnam.vn)

 

Google hiện cho phép người dùng chỉnh sửa tính năng định vị trên Google My Business. Bạn cần thực hiện tìm kiếm trên Google để xác minh rằng GMB của bạn hiển thị đúng vị trí “được đặt tại” (located in). Với tính năng này, bạn có thể thông báo cho người dùng rằng bạn đang ở trong một cửa hàng, trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa, tòa nhà hoặc trong một trung tâm mua sắm nào đó cụ thể để giúp thu hút khách hàng và họ tìm thấy bạn dễ dàng hơn.

 

3. Cập nhật hình ảnh

Hình ảnh Google My Business là một trong những mục thường bị bỏ quên. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ thường chú trọng đến mục thông tin, địa điểm hoặc tên liên hệ mà không cập nhật bất cứ hình ảnh nào liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.  

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn đang bán xe đạp dành cho bé gái, tuy vậy với nhu cầu mua sắm đa dạng như hiện nay, bạn không thể chỉ cập nhật thông tin giá cả hoặc cửa hàng bán mà không có bất cứ hình ảnh thực tế nào phản ánh đúng hiện trạng loại xe đạp mà bạn đang bán, khách hàng chắc chắn sẽ không hài lòng. Từ đây họ buộc phải truy cập vào website mới có thể thấy thêm kiểu dáng, màu sắc của xe đạp.

 

4. Thực hiện xác minh GMB

Nếu bạn không thực hiện quá trình xác minh sớm cho Google My Business của mình, bạn sẽ hoàn toàn mất quyền kiểm soát công cụ này vì:

  • Doanh nghiệp không thể tự phản hồi hoặc trả lời cho các phản hồi, đánh giá hoặc thắc mắc từ khách hàng
  • Không có quyền chỉnh sửa địa chỉ, số điện thoại, URL hoặc giờ làm việc và những thông tin liên quan đến doanh nghiệp
  • Không được phép tải lên bất cứ hình ảnh nào 

Nếu danh sách của bạn không được xác nhận quyền sở hữu và có thời gian hoạt động ngắn, khách hàng hoàn toàn có thể gửi đề xuất để báo cáo rằng doanh nghiệp của bạn không tồn tại hoặc không có thật và nhiều khả năng Google sẽ chấp nhận yêu cầu đó và xóa doanh nghiệp của bạn khỏi danh sách Google My Business hoàn toàn. 

Thực hiện xác minh doanh nghiệp trên GMB (Ảnh: jimdo.com)

 

Hơn thế nữa, nếu Google My Business của bạn chưa được xác nhận quyền sở hữu, bạn có nguy cơ bị một công ty khác xâm nhập và xác nhận quyền sở hữu danh sách của bạn hoặc chỉnh sửa thông tin của bạn và thêm số điện thoại cùng URL trang web của họ. Vì danh sách không được xác nhận quyền sở hữu, Google sẽ không thể cảnh báo bạn rằng thông tin đã được cập nhật hoặc thay đổi và doanh nghiệp của bạn có thể bị tổn hại.

 

5. Thông tin cập nhật bị thiếu sót

Nếu bạn không thường xuyên kiểm tra các thông tin được hiển thị trên Google My Business của mình, đó có thể là một thiếu sót nghiêm trọng. Các phần thông tin quan trọng bị thiếu phổ biến nhất mà doanh nghiệp thường bỏ qua là giờ làm việc, URL trang web và số điện thoại. 

Làm thế nào để khách hàng của bạn biết khi bạn mở cửa hoặc làm cách nào để liên hệ với bạn nếu thiếu thông tin này? Khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn nếu họ không thể tiếp cận bạn.

 

6. Thường xuyên phản hồi đánh giá từ khách hàng

Phản hồi với đánh giá của khách hàng trên GMB (Ảnh: localiq.com)

 

Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường mắc phải, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu kinh doanh, họ thường bỏ qua hoặc không trả lời các bài đánh giá, dù tích cực hay tiêu cực. Người tiêu dùng muốn thấy một doanh nghiệp gắn bó với khách hàng của mình. Nếu bạn không trả lời các bài đánh giá, bạn đang cho khách hàng tiềm năng thấy rằng họ không được tôn trọng và dễ dàng chọn những công ty đối thủ khác 

 

Kết luận

Trên đây là 6 cân nhắc mà bất cứ doanh nghiệp nào đang sử dụng Google My Business cũng cần chú ý và thường xuyên cập nhật những thay đổi mới. Hãy nghiên cứu bất kỳ vấn đề nào trong những cân nhắc đã được liệt kê trên vì chúng có thể ảnh hưởng đến Google My Business của bạn. 

 

Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media

Các bài viết liên quan