CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

6 Mẹo Tối Ưu Hóa Google Business 2020

Ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng Google giúp họ kết nối với nhiều người dùng hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều biết rằng điều này sẽ yêu cầu việc tối ưu hóa trang web và Google Ads, nhưng họ không biết rằng, có một thực thể thứ 3 cũng cần được tối ưu hóa: danh sách Google business, hay còn gọi là Google My Business. 

 

1. Tạo tài khoản Google My Business

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, profile Business trên Google là một thực thể riêng biệt với tài khoản Google My Business. Cụ thể, Google My Business được sử dụng để truy cập và tối ưu hóa profile Business. Có nghĩa rằng, để thực hiện các tối ưu hóa được nêu trong bài viết này, bạn cần có tài khoản Google My Business và sau đó, yêu cầu Google kết nối tài khoản đó với profile Business trên Google của mình. Để tạo tài khoản, hãy truy cập Google.com/business và đăng nhập bằng tài khoản Google/Gmail thông thường mà bạn sử dụng cho doanh nghiệp của mình (thay vì Gmail cá nhân).

Tạo tài khoản Google My Business để tối ưu hóa profile

Tạo tài khoản Google My Business để tối ưu hóa profile (Ảnh: marketingai.admicro.vn)

 

2. Hoàn thành mọi thông tin

Việc hoàn chỉnh của profile Business trên Google không chỉ giúp Google xếp hạng doanh nghiệp của bạn cao hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương, mà còn làm tăng số lượng hành động mà khách hàng thực hiện khi họ tìm thấy profile của bạn. Có rất nhiều thông tin cần cung cấp, và sau đây là một số nguyên tắc sắp xếp thứ tự ưu tiên.

  • Tên (Name)
  • Địa chỉ (Address)
  • Điện thoại (Phone)
  • Website
  • Giờ làm việc (Hours)
  • Ngoài ra, bạn cũng cần điền đầy đủ những thông tin sau:
  • Danh mục và thuộc tính (Category and Attributes)
  • Sản phẩm và dịch vụ (Products and services)
  • Về doanh nghiệp (From the business)
  • Câu hỏi và câu trả lời  (Questions and answers) của chủ sở hữu

Tiếp đến là những mục thông tin này:

  • Bài đăng (Post)
  • Nhận xét (Comment)
  • Câu hỏi và câu trả lời (Questions and answers) của người dùng 

Cung cấp đầy đủ thông tin trên Google My Business giúp tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu của bạn

Cung cấp đầy đủ thông tin trên Google My Business giúp tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu của bạn (Ảnh: mainandco.ch)

 

3. Cung cấp chính xác và đầy thông tin liên hệ

Dưới đây là các bước để tối ưu hóa thông tin liên hệ trong profile Business trên Google của bạn:

  • Đảm bảo rằng tên doanh nghiệp giống với tên mà bạn sử dụng trên bảng hiệu: Nói cách khác, tên doanh nghiệp trên profile phải giống 100% với tên doanh nghiệp ở đời thực. Lưu ý, việc thêm tên của địa điểm (trừ khi tên đó có trong tên thương hiệu của bạn) hoặc từ khóa vào sẽ bị Google coi là spam và bạn có thể bị phạt.
  • Đảm bảo rằng cả tên và địa chỉ doanh nghiệp để trùng khớp với các danh sách khác trên Web: Điều này có nghĩa là, việc sử dụng “st” thay cho “street” hoặc “co” thay cho “company” sẽ bị thuật toán của Google cho rằng là không nhất quán khi đánh giá độ tin cậy của bạn.
  • Công khai giờ làm việc và cả ngày nghỉ: Điều này sẽ khuyến khích khách hàng ghé thăm bạn nhiều hơn và cũng tránh được khả năng bị đánh giá tiêu cực.

Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ trên Google My Business sẽ giúp profile của bạn cụ thể hơn (Ảnh: cdn.dribbble.com)

 

4. Viết mô tả From the business

Điều đầu tiên mà bạn cần phải nhớ chính là phần mô tả ngắn gọn xuất hiện ngay bên dưới tên doanh nghiệp trong profile thực sự không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Đây là bản tóm tắt biên tập mà Google sẽ viết để đảm bảo tính nhất quán trên toàn bộ nền tảng.

Để tối ưu hóa phần From the business trong profile Business trên Google, bạn nên chú ý những quy tắc sau:

  • Sử dụng tất cả 750 ký tự, với thông tin chính trong 250 ký tự đầu tiên.
  • Sử dụng lại nội dung từ trang About Us (Giới thiệu về chúng tôi) hoặc tuyên bố sứ mệnh (mission) của doanh nghiệp.
  • Sử dụng từ khóa mà đối tượng khách hàng thường sử dụng để tìm các doanh nghiệp giống như doanh nghiệp của bạn.
  • Hãy dùng mô tả này để nói về những điều khiến cho bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và nhấn mạnh vào những ưu điểm mà khách hàng thích nhất về doanh nghiệp của bạn.
  • Không chứa các liên kết hoặc HTML.

Mô tả doanh nghiệp trong profile Google My Business sẽ gây ấn tượng với khách hàng một cách hiệu quả

Mô tả doanh nghiệp trong profile Google My Business sẽ gây ấn tượng với khách hàng một cách hiệu quả (Ảnh: wordstream)

 

5. Chọn một danh mục (Category)

Google cung cấp một số danh mục nhất định, vì vậy, điều quan trọng là phải chọn đúng danh mục. Dưới đây là cách tối ưu hóa hồ sơ Business trên Google bằng các danh mục:

  • Cụ thể hóa thông tin: Nếu doanh nghiệp của bạn là tiệm sách, hãy chọn “Tiệm sách” thay vì “Tiệm”. Nếu bạn điều hành một nhà hàng, hãy chọn “Nhà hàng Việt Nam”, “Nhà hàng Nhật Bản”… thay vì chỉ đơn giản là “Nhà hàng”. Danh sách danh mục thả xuống sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu nhập, nhưng bạn cũng có thể xem danh sách đầy đủ các danh mục của Google My Business.
  • Chọn danh mục phụ: Đặt danh mục chính thành sản phẩm chính của bạn (ví dụ: “Cửa hàng tạp hóa”) và sau đó, chọn các danh mục bổ sung áp dụng, chẳng hạn như “Dịch vụ giao hàng tạp hóa” hoặc “Cửa hàng tạp hóa cho người sành ăn”.
  • Đừng quá lạm dụng: Mục tiêu tạo profile là để Google có thể kết nối bạn với những người tiêu dùng, vì vậy, chỉ nên chọn các danh mục phù hợp với sản phẩm của mình. Ví dụ: Nếu bạn là doanh nghiệp sửa chữa thiết bị, hãy chỉ chọn “Sửa chữa thiết bị”, không chọn “Nhà cung cấp phụ tùng thiết bị”. 

Ngoài ra, Google có thể yêu cầu bạn xác minh doanh nghiệp của mình nếu bạn chỉnh sửa danh sách danh mục hoặc thêm nhiều danh mục khác. Mục đích của việc này là để đảm bảo độ chính xác trên nền tảng.

Cụ thể hóa các doanh mục trên Google My Business sẽ giúp thương hiệu của bạn được xếp hạng cao hơn

Cụ thể hóa các doanh mục trên Google My Business sẽ giúp thương hiệu của bạn được xếp hạng cao hơn (Ảnh: cdn.wperp.com)

 

6. Nhận các bài review của Google

Google biết rằng đánh giá là yếu tố ảnh hưởng số 1 đến việc mua hàng của người tiêu dùng, vì vậy, đây là yếu tố xếp hạng chính trong thuật toán của họ. Chắc chắn rằng, bạn cũng có thể tự mình thấy được những tác động của các bài đánh giá đến xếp hạng. Đối với hầu hết các tìm kiếm được thực hiện trên Google, 3 kết quả địa phương đầu tiên xuất hiện là những kết quả có nhiều đánh giá và xếp hạng sao tốt nhất.

Để tối ưu hóa profile Business trên Google bằng các bài đánh giá, hãy làm theo các cách sau:

  • Bắt đầu với những khách hàng trung thành, lâu năm để có động lực phát triển.
  • Giúp khách hàng dễ dàng review doanh nghiệp bằng cách tạo liên kết lối tắt đánh giá hoặc sử dụng trình tạo liên kết tắt.
  • Hỏi về review khách hàng thông qua email, văn bản, mạng xã hội và các cuộc trò chuyện trực tiếp.
  • Nhấn mạnh với khách hàng rằng, những bài đánh giá này không chỉ vì lợi ích của bạn; mà nó sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và tìm ra giải pháp phù hợp. 
  • Tạo trang “Review” trên Website, kết hợp với CTA.
  • Trả lời các bài Review. 

Tận dụng những review tốt cũng là một cách tối ưu hóa profile Google My Business hiệu quả (Ảnh: taluspay.com)

 

Kết luận

Google sẽ kết nối những người tìm kiếm với doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy tập trung vào việc sử dụng trang dashboard của Google My Business để tạo nên một profile thật sự hoàn chỉnh. Sau đó, hãy đảm bảo luôn cập nhật profile của mình thường xuyên để tăng hiệu quả lên mức tối đa.

Các bài viết liên quan