7 bước tối ưu hồ sơ Google My Business cho doanh nghiệp B2B
Google My Business là một công cụ thiết yếu mà mọi doanh nghiệp, ngay cả các doanh nghiệp B2B nên sử dụng vào năm 2021. Việc sử dụng hồ sơ Google My Business luôn được cập nhật sẽ đảm bảo rằng khách hàng của bạn có thể tìm thấy bạn, biết đến bạn, đọc các bài đánh giá từ những khách hàng khác và nhiều hơn nữa. Với Google My Business (GMB), khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp trung bình hơn 1.000 lần mỗi tháng, chỉ có 16% tìm kiếm trực tiếp và 84% còn lại từ tìm kiếm khám phá, theo một cuộc khảo sát do Bright Local thực hiện.
Chiến lược tối ưu Google My Business (Ảnh: navee.asia)
1. Đảm bảo thông tin doanh nghiệp của bạn trên GMB là chính xác
Doanh nghiệp nên kiểm tra thường xuyên một cách kế hoạch (theo tuần, theo tháng, theo quý) để đảm bảo rằng tất cả thông tin của bạn trên Google My Business là chính xác và đầy đủ, bao gồm các yếu tố:
- Tên doanh nghiệp: tên cần chính xác và chi tiết trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng, …
- Số điện thoại liên lạc của doanh nghiệp
- Địa chỉ cho từng chi nhánh
- Giờ làm việc
- Giờ làm việc ngày lễ
Nếu bạn có nhiều địa điểm cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thông tin của bạn nhất quán trên tất cả các hồ sơ khác nhau trên Google My Business.
2. Đặt danh mục kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp
Có hàng nghìn danh mục tiềm năng có sẵn trong Google My Business, vì vậy hãy đảm bảo từng danh mục được hiển thị đã cung cấp chi tiết nhất về dịch vụ và sản phẩm để không khiến khách hàng mất nhiều thời gian tìm hiểu. Đảm bảo chọn danh mục (hoặc các danh mục) mô tả chính xác nhất doanh nghiệp của bạn, nhưng đừng lạm dụng nó. Bạn cũng sẽ có cơ hội để thêm thông tin liên quan đến các sản phẩm và thuộc tính, điều này có thể giúp doanh nghiệp của bạn xếp hạng cho các tìm kiếm có liên quan.
3. Xác nhận tên doanh nghiệp và URL của bạn
Tên doanh nghiệp Google My Business (Ảnh: blog.edtech.in)
Tên và URL ngắn gọn trên Google My Business giúp khách hàng tìm thấy bạn dễ dàng hơn nhiều. Khi bạn tạo tên ngắn (hoặc tên thường gọi), mọi người có thể tìm thấy hồ sơ doanh nghiệp của bạn bằng cách tìm kiếm “g.page/[shortname]”. Bạn có tối đa 32 ký tự để tạo tên viết tắt của mình. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều địa điểm, hãy giữ cho tên ngắn nhất quán ở các địa điểm như “g.page/quan2” và “g.page/quanbinhthanh”
4. Khuyến khích khách hàng của bạn để lại đánh giá
Khuyến khích khách hàng của bạn để lại đánh giá trên trang Google My Business, đồng thời đảm bảo theo dõi và phản hồi những đánh giá này một cách thường xuyên. Hơn thế nữa, một chiến dịch email tự động đơn giản sẽ đủ để tạo ra các bài đánh giá về doanh nghiệp của bạn hoặc thậm chí là các tin nhắn văn bản. Hay cuộc gọi điện thoại sẽ là những cách tốt nhất để thu thập thêm các đánh giá và nhận phản hồi từ phía khách hàng, hoặc đơn giản chỉ là những người truy cập tìm thấy bạn trên Google.
Đánh giá từ khách hàng trên Google My Business (Ảnh: elegantthemes.com)
Ví dụ: Doanh nghiệp nên phản hồi cả những đánh giá tích cực và tiêu cực để tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng và lắng nghe. Một số cách hồi đáp dành cho phản hồi tiêu cực có thể được sử dụng như sau: “Cảm ơn đánh giá đến từ bạn ABC, chúng tôi sẽ ghi nhận và nhanh chóng cải thiện sản phẩm. Hi vọng nhận được sự đồng hành trong thời gian tới của bạn với công ty”
5. Cập nhật liên tục các chuyên mục blog, bài viết cập nhật tin tức
Tương tự như phương tiện truyền thông xã hội, đây là một cách bạn có thể tương tác với khách hàng của mình miễn phí. Các bài đăng vẫn hiển thị trực tuyến trên Google My Business trong vòng 7 ngày trước khi bị ẩn, vì vậy đây có thể là một công cụ rất hữu ích khi đăng nội dung nhạy cảm về thời gian, chẳng hạn như:
- Khuyến mãi và giảm giá trong thời gian có hạn
- Thông báo sản phẩm mới hoặc tin tức kinh doanh
- Các sự kiện mà doanh nghiệp của bạn có thể đang tổ chức
6. Viết mô tả cho Google My Business của bạn
Điều cần thiết là viết mô tả rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn cho hồ sơ Google My Business của bạn để khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn tương tác ngay từ lần đầu tiên tìm thấy trên kết quả từ Google. Đây là một cách miễn phí mà bạn có thể giúp khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm về bạn và doanh nghiệp của bạn.
Doanh nghiệp sẽ có tối đa 750 ký tự (mặc dù chỉ hiển thị 250 ký tự cho đến khi khách hàng của bạn phải nhấp vào nút “thêm”), vì vậy hãy viết ngắn gọn và hấp dẫn. Đồng thời cho mọi người lý do để tìm hiểu thêm về bạn bằng cách truy cập trang web hoặc hồ sơ truyền thông xã hội của bạn .
7. Kiểm tra thông tin chi tiết và tối ưu hóa thường xuyên
Tương tự như Google Analytics, Google My Business cung cấp dữ liệu về cách hoạt động của hồ sơ doanh nghiệp. Bằng việc thường xuyên xem xét những thông tin chi tiết này có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về cách khách hàng của bạn đang tìm kiếm.
Kiểm tra thông tin Google My Business (Ảnh: e2msolutions.com)
Nền tảng này đưa ra một số phân tích có thể kể đến như:
- Chi tiết số lần hiển thị bạn nhận được trong một khoảng thời gian
- Số lượng người đã xem danh sách của bạn trên tìm kiếm và bản đồ
- Số người đã gọi bạn là kết quả của tìm kiếm này
- Đây là những số liệu quan trọng cần theo dõi để hiểu rõ hơn khách hàng của bạn, cách họ đang tìm kiếm bạn và các loại hành động mà họ thực hiện trên hồ sơ của bạn.
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết trên!
Đừng quên theo dõi blog Chin Media để xem các bài viết về digital marketing, cũng như cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.