CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Backlink là gì & cách tận dụng backlink cho SEO

Liên kết ngược (Backlink) thường được công nhận là một cách để thúc đẩy người đọc tìm kiếm thông tin từ việc liên kết các bài viết liên quan. Tuy nhiên, điều mà một số người có thể không biết là backlink còn ảnh hưởng đến điểm xếp hạng trên công cụ tìm kiếm của một trang web. Để có được kết quả tối đa trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bạn cần có các chiến lược cụ thể để có được các backlink chất lượng cao trong kế hoạch content marketing tổng thể. Tại bài viết này, Chin Media sẽ giải thích cách hoạt động của backlink và cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết để thúc đẩy hiệu suất SEO cho trang web của bạn.

Backlink là gì? (cre: Ahrefs)

Backlink là gì? (cre: Ahrefs)

Backlink hoạt động như thế nào?

Backlink là các liên kết trả về từ các trang web bên ngoài. Cụ thể hơn là việc bạn đặt hoặc người dùng đặt backlink liên kết trên một website trỏ về dựa trên các ký tự như anchor text hoặc đường full link và khi người dùng click vào đường liên kết đó thì sẽ dẫn tới website của bạn. Theo nguyên tắc chung, các trang có nhiều backlink sẽ tạo ra nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền thông qua tìm kiếm của Google. Bạn càng dành nhiều thời gian cho việc xây dựng sơ đồ backlink của mình, thì cơ hội lên top các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) sẽ càng cao.

Cách backlink hoạt động (cre: alexa)

Cách backlink hoạt động (cre: alexa)

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý đối với việc sử dụng backlink là đảm bảo rằng các backlink chất lượng thấp từ các trang web có thẩm quyền và độ tin cậy yếu sẽ kém uy tín hơn trong mắt Google. Google thậm chí còn đủ thông minh để phát hiện các liên kết bên ngoài từ các trang web spam và ưu tiên các liên kết chất lượng từ các trang web có tên miền mạnh. Ví dụ: một backlink từ nguồn có uy tín như Harvard Business Review sẽ được Google đánh giá cao gấp 20 lần việc đi backlink từ các blogger nhỏ mới lập.
Lý tưởng nhất là anchor text (vị trí gắn hyperlink) từ trang web bên ngoài trỏ về website mình phải bao gồm từ khóa mục tiêu của trang web của bạn. Ví dụ: nếu từ khóa đó là “content marketing”, thì anchor text phải bao gồm từ khóa này. Điều này cho Google biết trang được liên kết là về content marketing và nó sẽ thu thập thông tin nội dung để đảm bảo rằng backlink đó an toàn. Điều quan trọng cần lưu ý là sự ra đời của Google Penguin, một bản cập nhật thuật toán của Google năm 2012, được thiết kế để xác định các sơ đồ link sao cho kẻ gian không lợi dụng lỗ hổ để trục lợi từ điều này. 
Mặc dù tất cả chúng ta – những người nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực SEO đều hiểu về lợi ích và tầm quan trọng của backlink, nhưng thực tế, hiện nay có khoảng 66% các trang web không có backlink. Đây là một cơ hội lớn mà nhiều doanh nghiệp đã bỏ lỡ dù vẫn đang loay hoay tìm cách tăng lưu lượng truy cập tìm kiếm không phải trả tiền.

Reciprocal Links (Liên kết tương hỗ) là gì?

Đây là một trong những phương thức liên kết phổ biến nhất và không thể bỏ qua trong cộng đồng SEO. Liên kết tương hỗ là loại liên kết hai chiều: bạn liên kết tới tôi và tôi sẽ liên kết ngược lại bạn.

Reciprocal Links ( Liên kết tương hỗ) là gì?

Reciprocal Links ( Liên kết tương hỗ) là gì? (cre: Alexa)

Theo nghiên cứu, gần 74% các trang web sử dụng link tương hỗ, nhưng cách làm này vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong lĩnh vực SEO. Một số người thậm chí còn tin rằng các link tương hỗ có thể làm tổn hại đến nỗ lực SEO của bạn. Nếu trang của bạn có nhiều link tương hỗ với các trang web chứa spam không liên quan rất có thể khiến thứ hạng SEO của bạn tụt dốc không phanh.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có mối quan hệ từ trước với một doanh nghiệp khác và bạn link đến trang web của họ và ngược lại, câu chuyện sẽ trở nên khác biệt. Nếu bạn xem các liên kết tương hỗ như một cách để xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, thì có thể có nhiều lợi ích. Liên kết liên tục với một nguồn có uy tín có thể là một cách tốt để được chủ sở hữu trang web đó chú ý và có nhiều khả năng họ có thể đáp lễ bằng cách gắn backlink trỏ về website của bạn.

5 công cụ kiểm tra backlink phổ biến mà bạn nên thử

Có một số công cụ giúp bạn tìm ra số lượng backlink bạn đang có và nguồn gốc của chúng hoặc xem xét các backlink của đối thủ cạnh tranh như:

  • Alexa
  • Ahrefs
  • BuzzSumo
  • Moz
  • SEMRush

Backlink bị hỏng khi nào?

Backlink bị hỏng không chỉ tạo ra trải nghiệm khó chịu cho người dùng mà còn có thể tác động tiêu cực đến kết quả xếp hạng của trang web, được đánh giá là lỗi SEO content khá phổ biến. Có một số lý do khiến backlink bị hỏng (die) trên một trang web như:

  • Trang liên kết đã bị xóa.
  • Trang được liên kết đã được chuyển hướng.

Sửa lại các link bị hỏng là một chiến thuật cần thiết trong SEO on page. Để làm điều này, bạn cần xác định các backlink bị die trên một trang web bên ngoài, cho nhà xuất bản biết về lỗi đó và cung cấp cho họ một liên kết thay thế quay trở lại trang web của bạn. Nếu bạn muốn tìm các link hỏng đó, bạn có thể tự mình làm điều đó dễ dàng hơn nhiều bằng cách sử dụng một trong các công cụ miễn phí sau:

  • Atomseo
  • Dead Link Checker
  • Dr. Link Check
  • SEO Minion

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về backlink và tầm quan trọng của backlink đối với SEO onpage. Để tìm hiểu sâu hơn về SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung, hãy theo dõi blog Chin Media thường xuyên theo dõi thêm những bài viết hữu ích nhé.
 

Các bài viết liên quan