CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Bí kíp tối đa hóa lợi nhuận khi quản lý ngân sách Facebook Ads

Ngân sách Facebook Ads đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả các chiến dịch quảng cáo. Đặt mức ra mức ngân sách phù hợp sẽ giúp quảng cáo của bạn được hiển thị với đúng người dùng mục tiêu, đúng thời điểm và nâng cao hiệu quả hiển thị đúng như bạn mong muốn. Bài viết ngày hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận trong quá trình quản lý ngân sách Facebook Ads. 

 

8 chỉ số giúp bạn quyết định mức ngân sách Facebook Ads phù hợp

Sai lầm lớn nhất mà các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay đang mắc phải chính là: không xác định chính xác mục đích chi tiêu ngân sách Facebook Ads. Thậm chí, họ còn bắt đầu tối ưu hóa Trình quản lý quảng cáo của Facebook (Facebook Ads Manager) và điều chỉnh các chiến dịch dựa trên các chỉ số phù phiếm và dữ liệu chưa thật sự chính xác. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì?

Trước khi quyết định mức ngân sách Facebook Ads cho chiến dịch của mình, bạn cần phải tiến hành công đoạn phân tích khả năng sinh lợi bằng các công cụ và chỉ số cơ bản. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:

 

Giá mỗi 1000 lần hiển thị (CPM: Cost Per Thousand Impressions)

CPM = Chi tiêu quảng cáo x 1000 ÷ Tổng số lần hiển thị

Khi ai đó xem quảng cáo của bạn, cứ mỗi 1.000 lần hiển thị, sẽ có một mức chi phí tương ứng được trả. Chỉ số CPM sẽ cho biết liệu chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn có hiệu quả về mặt chi phí hay không. 

 

Tỉ lệ nhấp (CTR: Click Through Rate)

CTR = Số lần nhấp ÷ Số lần hiển thị x 100

CTR so sánh số người đã xem quảng cáo với số người đã nhấp vào quảng cáo đó. CTR giúp bạn hiểu rõ hơn về việc liệu quảng cáo của mình có đang tạo ra sự quan tâm đối với người dùng Facebook hay không.

Các chỉ số cơ bản giúp bạn xác định ngân sách Facebook Ads hiệu quả hơn (Ảnh: exotel.com)

 

Giá mỗi lần nhấp (CPC: Cost Per Click)

CPC = Chi tiêu quảng cáo ÷ Số lần nhấp vào liên kết ngoài 

CPC đề cập đến chi phí mỗi nhấp chuột từ một quảng cáo đến trang web của bạn. Bạn có thể biết khi nào trang web của mình không chuyển đổi dựa vào mức độ của cả 2 chỉ số CTR và CPC đều cao. 

 

Giá mỗi lần thêm vào giỏ hàng (CPUATC: Cost Per Unique Add To Cart)

CPUATC = Tổng chi phí ÷ Thêm vào giỏ hàng

CPUATC cho bạn biết mức chi phí mà mình phải trả nếu ai đó truy cập trang web của bạn thông qua quảng cáo, thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng lại không mua.

 

Chi phí cho mỗi thanh toán unique (CPUCI: Cost Per Unique Checkouts Initiated)

CPUCI = Tổng số tiền đã chi ÷ Thanh toán cho trang web unique

Chỉ số này sẽ cho bạn biết mức chi phí để đưa người dùng từ công đoạn thêm sản phẩm vào giỏ hàng đến thời điểm bắt đầu quá trình thanh toán.

 

Doanh thu trên chi phí quảng cáo (ROAS: Return On Ad Spend)

ROAS = Tổng doanh thu ÷ Tổng chi tiêu

ROAS bắt buộc bạn phải đặt câu hỏi về số tiền mà mình đang chi tiêu và lợi nhuận bạn nhận được từ khoản chi tiêu đó.

Lưu ý: Không nên cố định quá mức vào các mục tiêu ROAS của một tài khoản, cũng như không vội vàng điều chỉnh ROAS trong thời gian thực.

 

Tỉ lệ chuyển đổi (CR: Conversion Rate)

CR = Số người mua unique ÷ Tổng số khách truy cập trang web unique

Chỉ số CR sẽ bạn xác định được liệu mình có đang tận dụng tối đa lưu lượng truy cập đang chuyển đổi trên quảng cáo hay không. Cải thiện CR sẽ giúp bạn nhận được nhiều doanh thu hơn từ cùng một lượng lưu lượng truy cập. Khi CR thấp, bạn sẽ cần thử nghiệm những phương pháp như cải thiện quy trình thanh toán hoặc giới thiệu quảng cáo mới.

 

Giá trị đặt hàng trung bình (AOV: Average Order Value)

AOV = Tổng doanh thu ÷ Đơn hàng

AOV giúp bạn biết được số tiền trung bình mà một người nào đó chi tiêu trên trang web của bạn khi họ mua hàng. 

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, AOV được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề đa dạng, từ làm đẹp, điện tử, hàng gia dụng đến thời trang. Thông thường, nếu AOV càng cao, thì bạn càng phải trả nhiều tiền hơn để thu hút khách hàng trên các kênh quảng cáo trả phí.

AOV là chỉ số không thể thiếu trong quá trình quản lý ngân sách Facebook Ads (Ảnh: plus24h.com)

 

Đặt giá thầu trong Facebook Ads Manager là gì? 

Giá thầu chính là số tiền bạn sẵn sàng chi trả để đạt được kết quả mong muốn. Chiến lược giá thầu sẽ xác định cách mà Facebook chi tiêu ngân sách đó.

 

Ngân sách hằng ngày (Daily Budget) và Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget)

Ngân sách hàng ngày là tổng số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu cho một chiến dịch cụ thể mỗi ngày..

Ngân sách trọn đời cho phép bạn đặt số tiền để chi tiêu trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Facebook sẽ tự động cố gắng chia đều số tiền bạn chi tiêu trong khoảng thời gian mà bạn đã chọn.

 

Chọn chiến lược giá thầu phù hợp

Chiến lược đặt giá thầu giúp bạn kiểm soát chi phí cho mỗi sự kiện tối ưu hóa, giống như cách ngân sách giúp kiểm soát mức chi tiêu tổng thể.

Để thiết lập, chiến lược giá thầu ngân sách Facebook Ads phù hợp, bạn cần xem xét 4 khái niệm sau:

  • Chi phí thấp nhất (Lowest cost)
  • Giới hạn giá thầu (Bid cap)
  • Giới hạn chi phí (Cost cap)
  • Chi phí mục tiêu (Target cost)

Đặt giá thầu giúp bạn quản lý ngân sách Facebook Ads tốt hơn (Ảnh: storage.googleapis.com)

 

  • Chiến lược Chi phí thấp nhất (Lowest cost): Trong chiến lược chi phí thấp nhất, bạn không kiểm soát cách Facebook chi tiêu ngân sách của mình. Thay vào đó, bạn đang yêu cầu Facebook đạt được kết quả thấp nhất có thể với đối tượng quảng cáo mà bạn đã chọn. 
  • Chiến lược giới hạn giá thầu (Bid cap): Đây là một cách an toàn để kiểm soát chi tiêu theo mục tiêu hiệu suất của bạn. Thuật toán của Facebook rất thông minh, nếu khả năng thu hút khách hàng mục tiêu không cao, thì Facebook sẽ không chi tiêu ngân sách của bạn.

          Mẹo: Đặt giới hạn giá thầu cao hơn 30% so với CPA mục tiêu.

  • Chiến lược giới hạn chi phí (Cost cap): Giới hạn chi phí là tối đa hóa hiệu quả chi phí bằng cách cố gắng đạt được nhiều kết quả nhất bằng hoặc thấp hơn CPA mong muốn. Facebook sẽ không chi tiêu ngân sách của bạn trừ khi có thể tìm thấy khách hàng ở mức CPA mục tiêu.

          Mẹo: Đặt giới hạn chi phí bằng với mức CPA mục tiêu.

  • Chiến lược Chi phí mục tiêu (Target Cost): Sử dụng chiến lược này cho Facebook biết mục tiêu chi phí trung bình nằm trong phạm vi 10% so với số tiền bạn nhập vào. Về cơ bản, kiểm soát chi phí này đặt ra cả mức trần và mức sàn cho mục tiêu CPA mà bạn đang muốn đạt được. 

Có 4 chiến lược đặt giá thầu cho ngân sách Facebook Ads mà bạn có thể tận dụng (Ảnh: buffer.com)

 

Các yếu tố quan trọng mà Facebook sẽ xem xét trong các phiên đấu giá

Để dành vị trí cao trong các phiên đấu giá, bạn cần chú ý 3 yếu tố quan trọng sau đây:

  • Bidding 
  • Chất lượng và mức độ liên quan của quảng cáo
  • Tỷ lệ hành động ước tính
  • Cách Facebook xác định chi phí quảng cáo

Ngoài mức giá thầu, Facebook còn xem xét nhiều yếu tố khác nhau để xác định việc phân phối và chi phí cho Facebook Ads. Chẳng hạn như:

  • Thời gian
  • Bidding
  • Đối tượng mục tiêu
  • Vị trí quảng cáo
  • Tối ưu hóa phân phối quảng cáo

 

3 sai lầm cần tránh khi quản lý ngân sách Facebook Ads

Sai lầm số 1: Đặt ra quá nhiều bộ quảng cáo (Ad set)

Bạn càng giới thiệu nhiều biến thì càng tốn nhiều thời gian và tiền bạc để đạt được ý nghĩa thống kê.

Giả sử: ngân sách hằng ngày của bạn là 250 đô la cho 5 ad set, mỗi set có 6 ads, vậy tổng cộng bạn có 30 biến. Nếu sản phẩm của bạn có AOV là  200 đô la, thì áp dụng phép toán như sau:

30 (Tổng số biến) x 200 đô la (AOV) = 6.000 đô la (Tổng chi tiêu)

Nếu lấy tổng chi tiêu 6.000 đô la chia cho ngân sách hàng ngày là 250 đô la, thì kết quả sẽ là 24 ngày. Đây là khoảng thời gian mà bạn sẽ nhận được hiệu quả từ chiến dịch của mình.

Mắc phải sai lầm trong quá trình quản lý ngân sách Facebook Ads sẽ ảnh hưởng đến CBO (Ảnh: newonads.com)

 

Sai lầm số 2: Đặt ra các giới hạn (Caps) quá cao

Trước khi tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (CBO: Campaign Budget Optimization), giới hạn giá thầu được đặt ngang bằng với mục tiêu CPA.

Sau đó, nếu bạn đặt giới hạn giá thầu, giới hạn chi phí hoặc chi phí mục tiêu của mình quá thấp so với những gì Facebook nghĩ rằng đối tượng của bạn và quảng cáo có thể mang lại, thì Facebook sẽ không lãng phí ngân sách. 

 

Sai lầm số 3: Cố gắng thực hiện quá nhiều phương pháp rắc rối

Đây là sai lầm phổ biến nhất trong quá trình CBO. Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng khi chiến dịch của mình không đạt hiệu quả. Vì vậy, họ thực hiện rất nhiều phương pháp quản lý ngân sách Facebook Ads nhằm cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, đôi khi điều này lại gây ra tác dụng ngược lại.

Vì vậy, bạn chỉ nên chỉnh sửa và thực hiện các thay đổi thủ công trong CBO trên chính các quảng cáo – đòn bẩy hiệu suất cuối cùng. Còn lại, hãy để Facebook thực hiện nhiệm vụ của nó. 

 

Kết luận

Để đặt ngân sách Facebook Ads hiệu quả, trước tiên bạn cần xác định chỉ số thành công của mình và tính ra số tiền cụ thể có thể chi cho quảng cáo cũng như lợi tức (ROAS) bạn cần để duy trì lợi nhuận. Bên cạnh đó, chiến lược đặt giá thầu sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí mỗi hành động (CPA), giống như cách ngân sách giúp kiểm soát mức chi tiêu tổng thể. Việc chọn được chiến lược giá thầu phù hợp sẽ tùy thuộc vào nhu cầu kiểm soát chi phí và những yếu tố giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết liên quan