CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Bí quyết lựa chọn Category phù hợp cho Google My Business

Lựa chọn Category (Danh mục) là công đoạn có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng GMB Profile cũng như hoàn thiện GMB Listing. Bài viết ngày hôm nay sẽ làm rõ những tác động của Category đối với xếp hạng địa phương của doanh nghiệp, cũng như những bí quyết chọn lựa danh mục phù hợp cho doanh nghiệp.

Vai trò của Category đối với GMB

Trong quá trình tạo danh sách GMB cho doanh nghiệp địa phương, việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu là một trong những bước quan trọng nhất bạn cần phải thực hiện. Trong một cuộc khảo sát về State of Local SEO Industry 2020 của Zendesk, kết quả cho thấy rằng, trong số tất cả các yếu tố tạo nên GMB, thì Category (Danh mục) được xem là yếu tố có tác động lớn nhất đến xếp hạng Local Pack. Những danh mục này đảm bảo rằng Google có thể đánh giá cao doanh nghiệp của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm địa phương. 

 Category có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác của GMB

Category có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác của GMB (Ảnh: exactdn.com)

Mặt khác, danh mục của Google cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những tính năng nào sẽ có sẵn trong GMB Profile hoặc GMB Listing. Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn được phân loại là “Khách sạn”, bạn sẽ không thể sử dụng Google Post. Nếu bạn được phân loại là cơ sở giáo dục, bạn sẽ không thể nhận được Review. Ngoài ra, danh mục còn tác động đến các thuộc tính sẽ được liên kết với doanh nghiệp, các Menu mà bạn có thể sử dụng, các nút đặt chỗ có sẵn và tính năng hiển thị giờ làm việc… 

Tóm lại, việc lựa chọn danh mục chính và phụ đóng góp rất nhiều vào việc giúp Google hiểu và thực hiện các hành động với doanh nghiệp của bạn. Sau đây là nội dung hướng dẫn cụ thể cách lựa chọn Category phù hợp nhất!

Bí quyết lựa chọn Category cho Google My Business

Chọn danh mục khi nào và ở đâu?

Khi tạo mới  danh sách GMB, một trong những điều đầu tiên Google yêu cầu bạn làm là chọn Category:

Yêu cầu bổ sung Category của Google

Yêu cầu bổ sung Category của Google (Ảnh: moz.com)

Theo Google, sau bước này, bạn vẫn có thể thay đổi và bổ sung nhiều danh mục hơn. Sau khi có quyền truy cập vào trang tổng quan GMB, bạn sẽ tìm thấy các danh mục của mình bằng cách nhấp vào tab “Info” ở menu bên trái. Mặt khác, ngay bên dưới tên doanh nghiệp của mình, biểu tượng bút chì sẽ cho phép bạn chỉnh sửa các danh mục:

 Google cung cấp khả năng quản lý và chỉnh sửa danh mục

Google cung cấp khả năng quản lý và chỉnh sửa danh mục (Ảnh: moz.com)

Bạn được phép chọn tối đa 10 danh mục. Danh mục chính được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến thứ hạng địa phương. Vì vậy, bạn phải cân nhắc thật kỹ để chọn được Category phù hợp nhất.

Cách chọn danh mục Google cho doanh nghiệp

Dưới đây là quy trình lựa chọn danh mục Google phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn cùng với sự trợ giúp của một số công cụ tuyệt vời.

Xác định các cụm từ tìm kiếm quan trọng nhất

Đầu tiên, hãy tạo một danh sách bao gồm:

  • Loại hình kinh doanh mà bạn đang hoạt động (ví dụ: “Siêu thị” “Trung tâm y tế”, “Nhà hàng”…) và các biến thể của nó. Ví dụ: Nếu bạn là luật sư, hãy liệt kê các danh mục phụ liên quan đến công ty của mình, chẳng hạn như “Luật sư liên quan đến thuế”. Nếu doanh nghiệp của bạn là một nhà hàng, thì danh mục phụ có thể là: “Nhà hàng Nhật Bản”, “Nhà hàng món Âu”…

  • Danh sách đầy đủ các loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. 

Tiếp theo, lấy danh sách từ khóa và nhập chúng vào các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hoặc trả phí để khám phá xem cụm từ nào có lượng tìm kiếm cao. Sau đó, hãy ghi lại Search Volume cho từng từ khóa trong danh sách.

Cuối cùng, hãy điều chỉnh danh sách này thành một nhóm thuật ngữ nhỏ hơn, kết hợp lượng tìm kiếm cao nhất, đảm bảo phù hợp với công ty của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, đây sẽ là danh sách mà bạn sẽ tiếp tục sử dụng trong những công đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bạn sẽ chọn nhắm mục tiêu các cụm từ tìm kiếm có Volume thấp hơn bởi vì chúng ít cạnh tranh hoặc có khả năng mô tả chính xác hơn về những gì mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp.

Xác định danh mục mà các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang sử dụng cho các cụm từ tìm kiếm quan trọng nhất của bạn

Ở bước này, hãy đưa danh sách các cụm từ tìm kiếm đã được điều chỉnh lên Google và bắt đầu tìm kiếm tại thị trường địa phương. “Thị trường địa phương” có thể là các vùng lân cận, bao gồm toàn bộ thành phố hay một số thành phố liền kề, phụ thuộc vào:

  • Mô hình kinh doanh của bạn

  • Khoảng cách mà khách hàng sẵn sàng đến thăm doanh nghiệp của bạn

  • Khoảng cách mà Google tin rằng khách hàng sẽ sẵn sàng đến thăm doanh nghiệp của bạn

Tiếp theo, hãy lập danh sách tất cả các đối thủ mà bạn đã phát hiện ra trên thị trường của mình. Sau đó, hãy sử dụng trình duyệt Chrome và truy cập cửa hàng Chrome trực tuyến để tải xuống 1 tiện ích mở rộng mới hoàn toàn miễn phí có tên là GMBspy. GMBspy là một tiện ích được phát triển bởi George Nenni đến từ Generations Digital, việc sử dụng tiện ích mở rộng này cho phép bạn truy cập Google Maps, tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và xem các danh mục của họ. Cụ thể như sau:

 GMBspy là công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong việc tìm kiếm Category phù hợp

GMBspy là công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong việc tìm kiếm Category phù hợp (Ảnh: moz.com)

Bạn có thể tra cứu từng đối thủ cạnh tranh hoặc chỉ cần di chuyển chuột quanh bản đồ để xem dữ liệu tiện ích mở rộng của GMBspy. Google không tự động tiết lộ tất cả các danh mục mà một doanh nghiệp đang sử dụng. Vì vậy, công cụ này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và rất nhiều thao tác với HTML để truy cập vào dữ liệu đó. GMBspy thật sự là một sự phát minh rất tuyệt vời!

Cuối cùng, hãy ghi lại tất cả các danh mục mà đối thủ cạnh tranh trên thị trường của bạn đang sử dụng. Đặc biệt chú ý đến các danh mục đang được xếp hạng cao và cân nhắc về việc sử dụng, điều chỉnh chúng cho mỗi cụm từ tìm kiếm liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Nhận các đề xuất về danh mục

Ở công đoạn này, bạn có thể tận dụng GMB Category Helper của PlePer. Hãy nhập tên doanh nghiệp và tối đa 3 cụm từ tìm kiếm được phân tách với nhau bằng dấu phẩy. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức, bạn có thể chỉ cần nhập địa chỉ được đề xuất của mình thay vì tên doanh nghiệp. 

Dựa trên vị trí mà bạn đã cung cấp, PlePer sẽ hiển thị các danh mục hiện tại của bạn, các danh mục đang được sử dụng trong khu vực, danh sách đề xuất danh mục và rất nhiều thông tin hữu ích khác. Phiên bản miễn phí của công cụ này cho phép bạn thực hiện 3 lần tìm kiếm như vậy mỗi ngày. 

Và cuối cùng, để chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội tiềm năng nào, hãy chuyển sang danh sách danh mục GMB đầy đủ của PlePer

 Đề xuất danh mục từ PlePer

Đề xuất danh mục từ PlePer (Ảnh: moz.com)

Danh sách này sẽ được cập nhật ít nhất 3 ngày một lần. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần chọn ngôn ngữ và quốc gia của bạn và nhấn nút “Fetch”. Công cụ này sẽ đặc biệt hữu ích nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ khác biệt và bạn không chắc liệu Google có cung cấp danh mục nào phù hợp hay không. 

Cuối cùng, trong trang tổng quan GMB, đôi khi Google cũng sẽ đưa ra đề xuất về các danh mục bổ sung mà bạn có thể xem xét thêm, chẳng hạn như: 

 Đề xuất danh mục bổ sung của Google

Đề xuất danh mục bổ sung của Google (Ảnh: moz.com)

Kết luận

Doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những lợi ích tốt nhất bằng cách phân bổ thời gian cho giai đoạn nghiên cứu và triển khai để tìm ra các danh mục phù hợp trong danh sách Google My Business. Vì vậy, đừng quá vội vàng trong công đoạn này, hãy tận dụng thời gian để cân nhắc thật kỹ và đưa ra những lựa chọn Category thích hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra lại định kỳ để xem liệu các danh mục mới có thể giúp doanh nghiệp của bạn tăng xếp hạng hiển thị SERP địa phương và thúc đẩy doanh số hay không. 

Tham khảo thêm nhiều bài viết khác từ đội ngũ Blog Chin Media để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị khác!

Các bài viết liên quan