CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Cách chọn loại Landing Page tốt nhất cho chiến dịch Marketing của bạn

Landing Page là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình thiết lập trang Web nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số. Tuy nhiên, tùy thuộc theo mỗi chiến dịch, bạn cần phải lựa chọn từng loại Landing Page phù hợp để phát huy hiệu quả tốt nhất. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về các loại “Post-click Landing Page” (Trang đích sau nhấp chuột) cùng những trường hợp áp dụng phù hợp. 

Về “Post-click Landing Page”

Thuật ngữ “Post-click Landing Page” (Trang đích sau nhấp chuột) bao gồm năm loại trang khác nhau:

  • Squeeze page

  • Splash page

  • Lead capture page

  • Click-through page

  • Sales page

Việc lựa chọn loại Page nào trong số 5 loại trên sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn và vị trí của khách hàng tiềm năng trong hành trình của người mua. Chẳng hạn như, nếu sử dụng Sales Page ở đầu kênh thì bạn hầu như không thể chuyển đổi khách truy cập, nhưng áp dụng Squeeze page ở vị trí này lại mang đến thành công hơn nhiều. Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu về 5 loại  Post-click Landing Page này để xác định xem loại nào thật sự phù hợp với kênh Marketing của bạn.

Các loại “Post-click Landing Page” và trường hợp áp dụng

Squeeze page

Vị trí đầu tiên trong phễu Marketing là một vị trí không chắc chắn cho cả bạn và khách hàng tiềm năng của mình. Tại thời điểm đó, người dùng hầu như không chắc rằng bạn là giải pháp phù hợp cho vấn đề của họ và bạn cũng không chắc rằng họ có thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hay không.

Để có thể tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, theo phần lớn các Marketer, thì sử dụng Email chính là giải pháp hiệu quả nhất. 96% Marketer đều cho rằng địa chỉ Email là thông tin quan trọng nhất cần nắm bắt trên các biểu mẫu khách hàng tiềm năng. Lý do khiến Email trở thành yếu tố quan trọng đối với các Marketer có thể là do đối với người dùng, email là kênh họ muốn được các công ty liên hệ nhiều hơn bất kỳ kênh nào khác.

Squeeze Page mang lại giá trị cao khi được đặt ở vị trí đầu kênh là vì chúng được tạo ra chỉ để nắm bắt địa chỉ email của khách hàng tiềm năng mà bạn có thể sử dụng để bắt đầu xây dựng một quá trình ​​nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hoàn toàn mới.

Dưới dạng modal window, Squeeze Page sẽ được bật lên và che đi màn hình của khách hàng tiềm năng, buộc người truy cập phải tương tác với Squeeze Page trước khi tương tác với nội dung trang Web. Dưới đây là một ví dụ từ SiteTuners:

Landing Page của SiteTuners (Ảnh: storage.googleapis.com)

Lưu ý rằng, trường biểu mẫu duy nhất trên trang này chỉ yêu cầu địa chỉ Email. Tuy nhiên, vẫn có một số Squeeze Page khác có thể yêu cầu thêm cả tên của người dùng. Ngoài hình thức ngắn gọn, một Squeeze Page thật sự hiệu quả cũng cần có khả năng:

  • Thu được những thông tin có giá trị

  • Sử dụng bản Copy tối thiểu – lý tưởng là dưới 50 từ.

  • Chỉ có một lối ra – dấu “X” ở góc cửa sổ hoặc liên kết dưới nút CTA của bạn có nội dung “No, thanks”.

  • Giải thích lý do yêu cầu địa chỉ email. Bạn sẽ gửi những thông tin gì đến hộp thư của họ?

Dưới đây là một ví dụ khác từ MarketingExperiments:

Ví dụ Landing Page từ MarketingExperiments

Ví dụ Landing Page từ MarketingExperiments (Ảnh: storage.googleapis.com)

Và một thiết kế Squeeze Page khác từ National Geographic:

 Squeeze Page khác của National Geographic

Squeeze Page khác của National Geographic (Ảnh: storage.googleapis.com)

Splash Page

Thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ nhấp qua một quảng cáo trả phí với mong muốn rằng họ sẽ được chuyển hướng đến trang đích sau nhấp chuột mà họ có thể đánh giá offer của bạn. Đây không phải là trường hợp của Splash Page.

Thay vào đó, người dùng sẽ truy cập vào một Splash Page sau khi được bạn, nhà quảng cáo, chuyển hướng vì một số mục đích khác nhau. Dưới đây là ví dụ về Splash Page mà Forbes thường chuyển hướng khách truy cập đến khi họ nhấp vào liên kết đến một bài báo nổi bật nào đó:

Splash Page của Forbes

Splash Page của Forbes (Ảnh: storage.googleapis.com)

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trên Splash Page này không có mục tiêu cụ thể nào. Chỉ có một thông điệp trích dẫn, đi kèm với quảng cáo và liên kết “Continue to Article” ở góc trên bên phải của trang.

Có lẽ Forbes vẫn tiếp tục hướng mọi người đến Splash Page trung gian này vì họ kiếm được doanh thu từ những người nhấp vào quảng cáo nổi bật. Mặt khác, vì không có một mục đích rõ ràng nào nên phương pháp này sẽ làm tăng sự khác biệt thứ yếu giữa các Splash Page và tất cả các loại Post-click Landing Page khác. 

Ngoài ra, mục tiêu của Splash Page không phải lúc nào cũng là chuyển đổi, mà còn có thể là:

  • Tạo thêm nhiều chuyển đổi, chẳng hạn như nhóm chiến dịch của Barack Obama:

 Splash Page có thể tăng chuyển đổi hiệu quả

Splash Page có thể tăng chuyển đổi hiệu quả (Ảnh: storage.googleapis.com)

  • Đưa ra một thông báo, chẳng hạn như:

Ví dụ thông báo có trong Splash Page

Ví dụ thông báo có trong Splash Page (Ảnh: storage.googleapis.com)

  • Cho phép khách truy cập lựa chọn những tùy chọn tương tác với trang Web (ví dụ: tùy chọn ngôn ngữ)

Bất kể mục tiêu của Splash Page có là gì đi chăng nữa, thì nó cũng cần đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Một lý do chính đáng để chuyển hướng khách truy cập. Việc thu hút sự chú ý là điều khó thực hiện nếu không có bước trung gian giữa quảng cáo và Post-click Landing Page. Nếu bạn không có nội dung hoặc giá trị nào cần bổ sung với Splash Page của mình, thì không nên áp dụng loại Page này.

  • Một lộ trình thoát trang rõ ràng. Không giống như các Post-click Landing Page khác, Splash Page cần thu hút sự chú ý của khách hàng vào thao tác thoát khỏi trang Web. Nhìn vào ví dụ về chiến dịch của Obama ở trên và bạn sẽ thấy có một nút được gắn nhãn “Skip Signup. Go to the Website”.

Miễn là bạn xác định được mục đích rõ ràng để tăng thêm giá trị, Splash Page có thể hoạt động xuyên suốt và mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa trên cả khách hàng tiềm năng lần đầu và khách hàng định kỳ.

Lead capture page

Lead capture page là loại trang đích linh hoạt và được sử dụng rộng rãi nhất trong số 5 loại trang đích sau nhấp chuột. Chúng có thể được sử dụng ở đầu, giữa và cuối kênh. Đặc điểm phân biệt chính của Lead capture page với các loại khác là về hình thức của chúng, tất cả các Lead capture page cần phải đạt được mục tiêu: thu hút khách hàng tiềm năng.

Khi tạo biểu mẫu, thông tin bạn yêu cầu từ khách hàng tiềm năng sẽ phụ thuộc vào những gì mà nhóm Sale và Marketing của bạn cần để tạo điều kiện cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế, các Lead capture page ở đầu kênh thường yêu cầu ít thông tin hơn – đúng như những gì nhóm của bạn cần để bắt đầu sáng kiến ​​nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Cùng xem ví dụ về Lead capture page của Highfive:

 Lead capture page là loại trang đích linh hoạt

Lead capture page là loại trang đích linh hoạt (Ảnh: storage.googleapis.com)

Khi đã thu thập được tên và email của khách hàng, hãy bổ sung thêm một vài yêu cầu khác vào biểu mẫu thu thập khách hàng tiềm năng để xác định xem họ có thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hay không, giống như biểu mẫu này của Adobe:

 Biểu mẫu thu thập thông tin người dùng của Adobe

Biểu mẫu thu thập thông tin người dùng của Adobe (Ảnh: storage.googleapis.com)

Hãy nhớ rằng: Bất kể khách hàng tiềm năng có đang ở vị trí nào trong phễu Marketing, thì bạn cũng chỉ nên yêu cầu những gì thực sự cần thiết. 

Click-through page

Click-through page sẽ tạo ra hiệu quả cao nhất khi được đặt ở cuối kênh, nhằm “xoa dịu” khách hàng tiềm năng để đưa ra một đề nghị đặc biệt có tính giám sát cao. Click-through page có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn, nhưng thông thường, chúng sẽ hiển thị trước các trang có yếu tố gây “khó chịu” nhất đối với người dùng: biểu mẫu yêu cầu thông tin thẻ tín dụng (Credit card form).

Click-through page cho phép khách hàng truy cập và đọc thông tin về một ưu đãi nào đó mà không bị phân tâm bởi nút “Buy”. Và khi nhấp qua, họ sẽ được dẫn đến một trang khác, nơi mà họ có thể yêu cầu phiếu mua hàng qua biểu mẫu. Dưới đây là một ví dụ từ Hootsuite đã cho phép khách truy cập nhấp qua nếu họ quan tâm đến gói dùng thử miễn phí:

Click-through page cho phép khách hàng truy cập và đọc thông tin

Click-through page cho phép khách hàng truy cập và đọc thông tin (Ảnh: storage.googleapis.com)

Và đây là trang bạn sẽ được chuyển đến sau khi nhấp qua:

Landing Page điển hình của Hootsuite

Landing Page điển hình của Hootsuite (Ảnh: storage.googleapis.com)

Sales Page

Trong tất cả các loại trang đích sau nhấp chuột, Sales Page là trang khó đi đúng hướng nhất; bởi vì nó được hiển thị sau chuyển đổi có giá trị nhất đối với các Marketer và đáng sợ nhất đối với khách truy cập: bán hàng.

Vì lý do đó nên Sales Page phải bao gồm mọi yếu tố như: Non-existent navigation, headline, nút CTA, bản Copy, yếu tố Media (hình ảnh, Infographic, Icon, Trust badge, Video…) ngoại trừ biểu mẫu (vì hầu hết các Sales Page đều là trang đích sau khi nhấp qua yêu cầu thanh toán trên trang sau). 

Một ví dụ Sales Page từ AWAI mà bạn có thể tham khảo:

Sale Page của AWAI

Sale Page của AWAI (Ảnh: storage.googleapis.com)

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm dung lượng bằng cách sử dụng Video để đưa ra lập luận thuyết phục nhất, điển hình như cách mà Sales Page của Derek Halpern đã thực hiện:

 Sử dụng Video để tạo độ hấp dẫn cho Landing Page

Sử dụng Video để tạo độ hấp dẫn cho Landing Page (Ảnh: storage.googleapis.com)

Để khám phá những phương pháp bán sản phẩm thật sự hiệu quả, hãy xem lại các kênh bán hàng có lợi nhất của bạn. Tìm hiểu vị trí tạo ra nhiều lần mua sản phẩm hoặc dịch vụ nhất và lý giải nguyên nhân tại sao.

Điều quan trọng nhất mà bạn cần phải nhớ khi tạo trang Sales Page chính là: Hãy đặt suy nghĩ của mình vào khách hàng mục tiêu. Hoặc, thậm chí tốt hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của họ. Hãy cố gắng tìm ra những trở ngại lớn nhất đã ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, sau đó, điều chỉnh Landing Page cho phù hợp.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu được sự khác biệt của 5 loại trang đích sau nhấp chuột cùng những vị trí thích hợp để đặt Landing Page trên trang Web. Nếu đang “ấp ủ” dự định tăng doanh số, cải thiện chuyển đổi và thúc đẩy hành động của khách hàng, đừng bỏ qua công đoạn tận dụng những ưu thế tuyệt vời của Landing Page nhé! Đội ngũ Blog Chin Media sẽ mang đến cho bạn những bài viết khác hướng dẫn khác liên quan đến việc tạo, sử dụng và tối ưu hóa Landing Page hiệu quả.

Các bài viết liên quan