CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường hiệu quả Landing Page

Landing Page là một yếu tố có thể giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang Web, đồng thời cải thiện khả năng hiển thị của trang trong các công cụ tìm kiếm và thúc đẩy chuyển đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đo lường một cách chính xác để xác nhận xem Landing Page của mình đang hoạt động như thế nào. Công việc này không đơn giản chỉ là chọn một mẫu Landing Page nào đó, đưa ra các tiêu đề và thiết kế sáng tạo.

Google Analytics là một công cụ miễn phí, được đánh giá như một phương pháp đáng tin cậy để theo dõi trang Web của bạn đang hoạt động ra sao. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng số liệu phân tích để đo lường hiệu suất Landing Page thật hiệu quả.

Bắt đầu

Đăng nhập Google Analytics

Đăng nhập Google Analytics (Ảnh: assets.landingi.com)

  1. Đăng ký Google Analytics.

  2. Nhấp vào “Sign in” và nhập địa chỉ email của bạn.

  3. Sau khi đăng nhập, hãy nhấp vào nút “start using Google Analytics”.

  4. Nhập các thông tin chi tiết như tên trang web, URL, lĩnh vực và múi giờ

  5. Nhấp vào nút “get tracking ID” ở cuối trang để nhận mã theo dõi. Bạn cần chèn mã này trên mọi trang mà bạn muốn theo dõi. Trong trường hợp này, bạn sẽ thêm mã vào trang đích của mình.

Các chỉ số để theo dõi

 Google Analytics có thể theo dõi nhiều metric liên quan đến Landing Page

Google Analytics có thể theo dõi nhiều metric liên quan đến Landing Page (Ảnh: assets.landing.com)

Có rất nhiều số liệu mà Google Analytics có thể theo dõi để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với Landing Page của mình.

Từ trang Dashboard, hãy nhấp vào tab “Behaviour” nằm ở cột bên trái và chọn “Site Content”.

Bây giờ, bạn có thể xem các thống kê quan trọng, giúp bạn đánh giá trang đích của mình hoặc bất kỳ trang Web nào khác, bao gồm:

  • Landing Page Sessions

Số liệu này theo dõi lượng khách truy cập thực sự đến trang đích của bạn.

  • Traffic source 

Sử dụng số liệu này để xác định lưu lượng truy cập của bạn đến từ đâu. Bạn có thể chọn một trang đích cụ thể và chọn “Source” như một dimension thứ hai để xem số liệu này.

Tìm hiểu xem khách truy cập đến từ nguồn không trả phí, phải trả phí, mạng xã hội, referral hay email… sẽ giúp bạn có thể hợp lý hóa hoạt động Marketing và tập trung nguồn lực vào kênh hiệu quả nhất. Lưu ý, sẽ không có một quy tắc nhất định nào xác định lưu lượng truy cập phải đến từ đâu vì tất cả đều phụ thuộc vào nhóm mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, nói chung, bạn không nên chỉ dựa vào một nguồn duy nhất

  • Thời lượng session

Về cơ bản, đây là khoảng thời gian mà khách truy cập đã dành ra cho việc khám phá trang đích của bạn. Nếu chúng quá ngắn, điều đó có thể có nghĩa là offer của bạn không rõ ràng hoặc bản Copy không đủ hấp dẫn.

  • Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Khi nói đến việc đo lường lưu lượng truy cập trên các trang đích, bạn không nên dựa vào các phương pháp phân tích Bounce Rate tiêu chuẩn. Bounce Rate là số lượng người rời đi theo đúng nghĩa đen chỉ vài giây sau khi họ đến với trang Web của bạn. Trong trường hợp Landing Page, việc theo dõi số lần nhấp, thời lượng session hoặc khả năng hiển thị phần tử và xác định Bounce Rate cần phải dựa trên những dữ liệu thu thập khác thì sẽ có mức độ liên quan cao hơn.

  • Hoàn thành mục tiêu

Chỉ số này đo lường số lượng chuyển đổi thực tế trên trang Web của bạn – có bao nhiêu người trên trang đích của bạn thực sự thực hiện hành động mong muốn bằng cách nhấp vào liên kết hoặc tải xuống một phiếu mua hàng nào đó.

Thiết lập theo dõi Landing Page 

Để theo dõi hiệu quả các số liệu được đề cập ở trên, bạn sẽ phải thiết lập các mục tiêu chuyển đổi cụ thể trên trang đích của mình.

Những mục tiêu này giúp Google Analytics xác định xem liệu khách truy cập có thực hiện hành động trang đích mong muốn hay không. Ví dụ: Nếu khách truy cập vào trang đích do CTA của bạn khuyến khích họ đăng ký nhận bản tin, trang cảm ơn sẽ được hiển thị khi họ nhấp vào “Submit“. Sau đó, trang cảm ơn này sẽ kích hoạt một mục tiêu để cảnh báo Google Analytics rằng khách truy cập đã thực hiện hành động mong muốn.

 Cần thiết lập mục tiêu theo dõi cho Landing Page

Cần thiết lập mục tiêu theo dõi cho Landing Page (Ảnh: assets.landingi.com)

Để bắt đầu thiết lập mục tiêu, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Chuyển đến tab “Conversions“.

  • Nhấp vào “Goals“.

  • Chọn “Overview” từ danh sách thả xuống.

  • Nhấp vào “Set up Goals“.

  • Đặt tên cho mục tiêu. 

  • Chọn loại mục tiêu bạn muốn theo dõi. Bạn có thể chọn từ 4 loại sau:

URL destination goals (Mục tiêu URL đích): được thiết kế để theo dõi các URL cụ thể. Mục tiêu này cho bạn biết có bao nhiêu người đã xem một trang nhất định. Lựa chọn này rất lý tưởng cho các trang cảm ơn, trang xác nhận hoặc về cơ bản là bất kỳ trang nào khác.

Duration goals (Mục tiêu thời lượng): theo dõi lượng thời gian người dùng dành cho một trang nhất định. Mục tiêu này sẽ đạt được sau khi một session kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

Pages/visit goals (Mục tiêu số trang/lượt truy cập): theo dõi số lượng trang mà khách truy cập xem trên toàn bộ trang Web của bạn trước khi rời đi.

Events (Sự kiện): cho phép bạn hiểu những hành động mà người dùng thực hiện trên trang Web. Bạn có thể kiểm tra xem họ có phát video hoặc tải xuống các tệp PDF hay không, khám phá những  vị trí mà người dùng đã dừng khi điền vào biểu mẫu.

Segmentation

Để giúp dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự, bạn có thể sử dụng trình tạo Segmentation. Để tạo Segmentation, hãy chuyển đến View -> Reports, sau đó nhấp và thêm Segmentation. Khi đặt tên, hãy quyết định bộ lọc nào mà bạn cần phải sử dụng: nhân khẩu học (demographic), công nghệ (technologic), hành vi (behavioural)…

Nếu vẫn chưa quen với Segmentation, hãy bắt đầu với việc tạo bộ lọc dựa trên 3 yếu tố sau:

  • Loại thiết bị (máy tính để bàn so với thiết bị di động)

  • Loại người dùng (mới hay cũ)

  • Traffic Source

Kết luận

Việc sử dụng Google Analytics có thể sẽ hơi khó khăn, đặc biệt là đối với những người dùng mới. Tuy nhiên, những dữ liệu cần thiết mà bạn thu thập được từ việc theo dõi và giám sát Landing Page chắc chắn sẽ rất đáng để bạn phải nỗ lực. Hãy nhớ rằng, các doanh nghiệp sử dụng trang đích cũng có thể tạo ra nhiều chuyển đổi hơn những doanh nghiệp không sử dụng.

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu sử dụng Google Analytics, thì các bước được liệt kê trong bài viết này sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Biết chính xác Landing Page của mình đang hoạt động tốt như thế nào sẽ cho phép bạn tối đa hóa cơ hội cho chuyển đổi.

Các chỉ số được đề cập ở trên được thiết kế để cung cấp cho bạn tổng quan cơ bản về cách khách truy cập tương tác với trang Web. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn cải thiện và tối ưu hóa Landing Page của mình.

Theo dõi thêm các bài viết khác liên quan đến Landing Page tại Blog Chin Media nhé!

 

Các bài viết liên quan