Cập nhật mới nhất 2021: SEO content checklist cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Năm 2020 đánh dấu sự ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế trên toàn cầu. Sự ảnh hưởng ấy tác động trực tiếp tới doanh thu cũng như các chiến dịch truyền thông marketing của doanh nghiệp. Nhiều thương hiệu đã nhanh chóng thích ứng với tình hình chung của thế giới và thay đổi từng bước để có thể tồn tại trong giai đoạn khó khăn. Năm 2021 được các chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục có sự thay đổi và đòi hỏi sự thích ứng của những người làm marketing. Đặc biệt, việc tận dụng các tài nguyên miễn phí sẽ là chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này. SEO là một công cụ như thế. Nhiều công ty vẫn đang tích cực xây dựng và phát triển các kế hoạch SEO content để tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như đạt các vị trí cao trên Google. Tại bài viết này, Chin Media sẽ gợi ý SEO content checklist cơ bản, đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SEO content checklist cho các doanh nghiệp SMB (cre: Volusion)
1. Tối ưu hóa nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
Các chuyên gia SEO đều biết rằng thực hiện nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên để tạo ra những nội dung được tối ưu hóa. Nếu bạn chọn sai từ khóa trọng tâm, dù nội dung có tốt đến đâu, bạn cũng không thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại cho thấy không nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung vào công đoạn này. Điều này khá phổ biến do ảnh hưởng của quy mô, doanh nghiệp ít khi có một phòng marketing riêng hay thuê những nhân viên có kiến thức chuyên môn cao phụ trách hoạt động SEO. Họ chỉ thường tuyển thực tập sinh hoặc người mới phụ trách phần này vì nghĩ rằng SEO không quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng nếu không nghiên cứu từ khóa một cách nghiêm túc, bạn sẽ không thể thu hút được bất kỳ lượt traffic nào trong kết quả tìm kiếm.
Keyword research (cre: White Hat Ranker)
-
Nhắm mục tiêu 80% từ khóa evergreen và 20% từ khóa xu hướng
Keyword evergreen chỉ những từ khóa có giá trị hữu ích tại thời điểm hiện tại và cả tương lai. Từ khóa Evergreen đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu list keyword trước khi sản xuất content. Do đó, hãy dành thời gian để hiểu nhu cầu nội dung mà doanh nghiệp muốn hướng đến, đồng thời nhắm mục tiêu đến các từ khóa evergreen cho nội dung đó. Vì dù hiện tại hay tương lai, người dùng vẫn có nhu cầu tìm kiếm từ khóa đó. Ví dụ về các keyword evergreen như Mẹo viết nội dung, Kiến thức cơ bản về SEO,… Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các từ khóa thịnh hành, chẳng hạn như các sản phẩm mới nhất cần đẩy mạnh trong hoạt động marketing. Chẳng hạn như cách tối ưu hóa cho voice search, xu hướng video viral,…Nếu bạn theo dõi những từ khóa thịnh hành này và tạo nội dung chất lượng, bạn sẽ có một bước nhảy vọt trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác.
-
Chọn từ khóa từ quan điểm của người mua
Bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rằng khi có nhu cầu về sản phẩm nào đó, họ sẽ tìm kiếm những từ khóa như thế nào. Sự phù hợp giữa nội dung bạn cung cấp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn thuyết phục người xem tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.
-
Đừng chỉ tập trung vào lưu lượng tìm kiếm
Các công cụ nghiên cứu từ khóa hiện nay khá phổ biến và tiện lợi. Bạn chỉ cần tốn vài phút thao tác sẽ có ngay một list từ khóa về một lĩnh vực nào đó kèm theo search volume. Tất nhiên, các từ khóa có lưu lượng tìm kiếm lớn đồng nghĩa với việc rất nhiều người đang có nhu cầu cập nhật nội dung này. Vì thế nếu sản xuất nội dung cho các từ khóa này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội được người đọc chú ý hơn. Nhưng hãy nhớ rằng các từ khóa có search volume cao nên sẽ khó cạnh tranh trong việc đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Một bí quyết khi sản xuất nội dung đó là hãy tập trung vào các thị trường ngách để tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
-
Đừng bỏ qua các từ khóa liên quan
Các từ khóa có liên quan cho thấy mức độ liên quan nhiều hơn đến chủ đề chính và đồng thời giúp gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn về nội dung của trang cho cả công cụ tìm kiếm và người đọc.
2. Tối ưu hóa Title Tag
Theo khảo sát, số người đọc tiêu đề nhiều gấp năm lần so với đọc nội dung. Do đó title tag vẫn là một trong những tín hiệu mạnh nhất để công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung chính của một trang trước khi đi vào chi tiết. Vì vậy, khi viết title tag, bạn không chỉ phải thu hút người đọc mà còn phải đáp ứng tiêu chí SEO. Đây là lý do tại sao từ khóa mục tiêu cần được đưa vào tiêu đề một cách khéo léo. Cách tốt nhất là đặt từ khóa chính lên phần đầu tiêu đề. Một số cách bạn có thể tối ưu hóa title tag là:
-
Viết ngắn gọn
Tiêu chuẩn của 1 title tag là 50 – 60 ký tự, tất cả những ký tự nằm ngoài vị trí 60 sẽ bị Google ẩn đi và không hiển thị. Vì vậy hãy rút ngắn tiêu đề trong phạm vi cho phép.
-
Sử dụng các con số
Các thống kê gần đây cho thấy rằng những tiêu đề có các con số (ví dụ như 10 mẹo viết content marketing) nhận được nhiều hơn 36% lượt click
3. Tối ưu hóa meta description
Cũng giống như title, meta description thường có giới hạn rơi vào 150-160 ký tự. Bạn nên chắt lọc nội dung để viết đoạn giới thiệu thực sự cô đọng và ngắn gọn, không quá giới hạn trên để đạt hiệu quả tốt nhất. Mặc dù Google cho biết meta description không có giá trị xếp hạng trực tiếp, nhưng chúng chắc chắn ảnh hưởng gián tiếp. Nếu các từ khóa mục tiêu được tìm kiếm, chúng sẽ được in đậm trong meta description, khiến người đọc nhận ra được nội dung nào là phù hợp. Do đó hãy sử dụng các từ khóa chính và liên quan trong meta description của bạn.
Meta Description (cre: Hubspot)
4. Tối ưu hóa Header Tag
Header Tag như bạn đã biết giúp chúng ta phân chia bố cục và cấu trúc bài một cách rõ ràng bằng các thẻ H2, H3,…Theo nghiên cứu, với các bài viết dài, người đọc có xu hướng chú ý đến header nhiều hơn, sau đó mới đi vào chi tiết. Đó là lý do bạn nên tập trung tối ưu ngay từ những đề mục lớn nhỏ trong bài. Google thường sẽ lấy các thẻ tiêu đề và sử dụng chúng làm dấu đầu dòng cho một đoạn mã. Tips giúp tối ưu hóa header tag cũng tương tự như với meta description hay title tag: Sử dụng các từ khóa mục tiêu trong header và viết ngắn gọn nhưng đủ ý.
5. Độ dài nội dung
Bạn cần chia các từ khóa thành nhiều nhóm bài viết và đặt giới hạn nội dung rõ ràng cho mỗi loại bài viết khác nhau. Ví dụ bài viết giới thiệu sản phẩm chỉ nên sử dụng 500 ký tự và đẩy mạnh phần hình ảnh, video. Đối với những bài viết chia sẻ kinh nghiệm, thông tin nên giữ mức 1200 – 1500 ký tự, đây là con số trung bình mà người đọc sẽ mong đợi khi tìm kiếm thông tin trên blog. Nội dung quá dài hoặc quá ngắn cũng sẽ trở thành một vấn đề rất lớn đối với website của nhiều doanh nghiệp.
Bước sang năm 2021, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải suy nghĩ lại về thói quen viết nội dung trên các trang web doanh nghiệp. Đôi khi những điều lỗi thời cần được cập nhật nhưng theo thói quen, doanh nghiệp lại ít khi chú ý. Có những thay đổi dù nhỏ cũng hoàn toàn có thể thay đổi hiệu quả của cả một chiến dịch marketing lâu dài. Việc không ngừng kiểm tra và đổi mới là thực sự cần thiết. Checklist content trên là một gợi ý cơ bản để bạn có thể kiểm tra xem content trên trang của mình có đang được tối ưu hóa hay không? Bạn chắc hẳn cũng đã tìm ra lý do tại sao website vẫn đăng bài đều đều nhưng thứ hạng tìm kiếm lại không hề có sự tiến bộ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được các thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi Chin Media Blog để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích khác nhé!