CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Chiến Lược CRM Sẽ Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Như Thế Nào?

Chiến lược CRM nên được vận hành như thế nào? (Ảnh: bizfly.vn)

Theo một số nghiên cứu, ứng dụng hệ thống CRM tăng khả năng theo dõi của khách hàng lên đến 88%. Vậy đâu là những lợi ích vượt bậc mà công cụ này có thể giúp ích cho doanh nghiệp, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng tuyệt vời của nó!

 

CRM là gì?

Định nghĩa

CRM (Customer Relationship Management) là một phần mềm các doanh nghiệp dùng để quản lý khách hàng, trong đó lưu trữ tất cả thông tin của khách hàng bao gồm: tên, tuổi, giới tính, địa chỉ liên hệ, nguồn quan hệ, thói quen mua hàng, những tương tác đã thực hiện với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, …

 

Đặc điểm CRM

Khi doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển mạnh mẽ, cơ sở dữ liệu khách hàng CRM cũng sẽ phát triển ngày càng đa dạng với thông tin được cập nhật theo từng thời điểm. Điều này vừa mang lại lợi ích khi dữ liệu đa dạng dễ quảng bá nhưng đồng thời thử thách của doanh nghiệp cho việc tập trung và sắp xếp thật hoàn hảo các chiến dịch tiếp cận khách hàng trở nên khó khăn và có phần phức tạp hơn. 

Lợi ích công cụ CRM (Ảnh: hubcrm.vn)

Lợi ích công cụ CRM

Từ nguồn dữ liệu phong phú mà bạn có được từ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng đã từng có tương tác với doanh nghiệp của bạn, việc tiếp cận giờ đây trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với các lợi ích sau đây:

  • Cung cấp chính xác những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng mong muốn
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn
  • Có thể cung cấp một sản phẩm phụ đi kèm (liên quan với sản phẩm chính)
  • Giữ chân khách hàng hiện đang có và dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng mới
  • Đơn giản hóa quá trình tiếp thị, quảng bá và tỷ lệ bán hàng tăng cao

 

Tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ CRM?

1. Cơ sở dữ liệu khách hàng được lưu trữ tự động

Dù có bạn có bao nhiêu nền tảng, kênh quảng bá hoặc công cụ nào khác, CRM cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thu thập và lưu trữ dữ liệu một cách tự động. 

Hơn thế, chúng có khả năng phân loại khách hàng để giúp bạn phân tích xem khách hàng này thuộc nhóm đối tượng nào, được giới thiệu bởi đối tác nào bằng việc lọc theo từng điều kiện. Từ những nhóm khách hàng nhỏ được phân loại cụ thể này, bạn dễ dàng đưa ra các chiến lược marketing, bán hàng hoặc chăm sóc phù hợp với những đặc điểm của riêng họ.

 

2. Tự động hóa quy trình làm việc & chăm sóc khách hàng

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng không đơn giản kết thúc ngay khi bạn bán được hàng lần đầu, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến những chiến dịch sau này, vì vậy CRM được tích hợp để giúp bạn thực hiện điều đó. 

Tự động hóa quy trình làm việc cùng với CRM (Ảnh: trianh.vn)

 

Với một số tính năng kết hợp, CRM giúp bạn chăm sóc khách hàng hiện tại và luôn giữ chân những khách hàng đó để tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong tương lai bằng cách:

  • Gọi điện thoại
  • Email marketing 
  • Gửi tin nhắn SMS

Theo dõi các tương tác sau khi gửi email, gọi điện thoại, gửi tin nhắn với mức độ chi tiết (mở email sau thời gian bao lâu, mở email mấy lần, có xem email hay không, …)

 

3. Giao tiếp nhanh chóng & hiệu quả

Không để khách hàng của bạn phải chờ đợi lâu bằng cách gửi lại phản hồi trong thời gian ngắn sẽ là một trong những yếu tố để khách hàng đánh giá rằng dịch vụ của bạn thực sự chuyên nghiệp. 

Hệ thống CRM sẽ giúp tiết kiệm thời gian của bạn và khách hàng bằng việc tự động cung cấp cho bạn một tập hợp các mẫu email, thư, tài liệu, đề xuất, báo giá, lời mời, bản tin, … để bạn có thể tùy chỉnh lại hoặc sử dụng trực tiếp nếu muốn.

Mẫu email CRM (Ảnh: gobase.com)

 

Một lợi ích khác là hệ thống CRM cũng có thể giúp bạn soạn thảo hàng loạt những tin nhắn SMS và email và lên lịch gửi trước hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy vào mốc thời gian mà bạn có thể dễ dàng thiết lập. 

Với tất cả lịch sử tương tác liên hệ, chỉ cần một cú nhấp chuột trên hệ thống CRM doanh nghiệp đã có thể cá nhân hóa các liên lạc của mình, gửi trả lời cung cấp giải pháp nhanh chóng cho các vấn đề tái diễn, gửi liên kết đến mục “Các câu hỏi thường gặp” để lưu trữ vào hệ thống tiếp tục cho quy trình chăm sóc khách hàng sau này.

 

4. Tính bảo mật dữ liệu

Theo những quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR – the General Data Protection Regulation), hệ thống CRM có thể giúp bạn lấy và lập tài liệu cho phép các liên hệ của bạn lưu trữ và sử dụng chi tiết cá nhân của họ (sự đồng ý), gửi thông báo tự động đến tất cả các liên hệ mới thông báo rằng bạn muốn lưu trữ dữ liệu của họ, quản lý đăng kí của khách hàng đối với các tùy chọn liên lạc qua email, và thậm chí thiết lập các quy tắc để cập nhật chi tiết cá nhân cho các nhóm liên hệ trong cùng một thời điểm.

Quản lý dữ liệu (Ảnh: dreamstime.com)

 

Thiết lập một hệ thống CRM càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn làm điều đó một cách nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy tuân thủ nguyên tắc bảo mật GDPR. Hơn thế khách hàng cũng cảm thấy tôn trọng khi được hỏi trước về việc sử dụng dữ liệu cá nhân của họ trong tương lai.

 

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về những lợi ích mà chiến lược CRM sẽ giúp bạn để không chỉ giúp thúc đẩy doanh số mà đây còn là công cụ tuyệt vời để quản lý nhân viên, quy trình bán hàng và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. 

 

Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.

Các bài viết liên quan