Chiến lược Google My Business hiệu quả cho năm 2020
Năm 2020, công cụ Google My Business đã mang đến một giải pháp tối ưu hóa và cải thiện nội dung quảng cáo được xuất bản để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng cho các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được chiến lược Google My Business hiệu quả cho năm 2020.
Tối ưu Google My Business (Ảnh: blog.loomly.com)
Google My Business là gì?
Định nghĩa Google My Business
Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi) là một công cụ miễn phí cho phép bạn tạo hồ sơ doanh nghiệp, điều này giúp bạn tạo ra kết nối gần hơn với những người dùng của Google và các doanh nghiệp ở các địa điểm thực tế.
Hồ sơ doanh nghiệp của bạn được hiển thị ở một trong hai vị trí:
- Khung chỉ dẫn xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm trên Google, được gọi là Google Snack Pack.
- Bản đồ Google, hay còn gọi là Google Map
Hồ sơ chỉ dẫn này sẽ bao gồm một số thông tin chính để người dùng nắm được khái quát về thương hiệu của bạn. Tùy thuộc vào dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp đó, đó có thể là địa chỉ, số điện thoại, website công ty, địa chỉ email, giờ mở & đóng cửa, ảnh chụp thực tế, thực đơn & bảng giá (đối với nhà hàng), …
Đặc điểm Google My Business:
Google My Business không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với khách hàng, nó còn cung cấp giải pháp hai chiều. Khách hàng có thể trực tiếp sử dụng Google My Business để thực hiện một số thao tác như:
- Đánh giá trải nghiệm của họ
- Để lại các bài đánh giá dài
- Đăng tải hình ảnh
Do Google My Business kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp thực tế, hồ sơ của bạn sẽ hiển thị cho các kết quả tìm kiếm dựa trên vị trí. Một số tìm kiếm có thể kể đến như: quán cà phê gần tôi, phòng tập gym ở quận 2, ngân hàng Agribank ở quận Bình Thạnh, …
Đại diện của Google cho biết khoảng 46% số lượt tìm kiếm đến từ những khách hàng có nhu cầu muốn tìm các dịch vụ ở một vài địa điểm thực tế gần họ. Rất nhiều người dùng đang tìm cách kết nối với các doanh nghiệp xung quanh họ.
Cách thiết lập tài khoản Google My Business:
Năm 2020, Google đã cung cấp nhiều giải pháp mới để thiết lập tài khoản Google My Business nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. Đây là phương pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến các hoạt động tương tác trực tiếp. Có nghĩa là, khách hàng có thể đến thăm vị trí thực tế của bạn (ngân hàng, quán cà phê, các dịch vụ y tế, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, …) để sử dụng dịch vụ của bạn.
Bước 1: Tạo (hoặc Đăng nhập) tài khoản Google
Thiết lập Google My Business (Ảnh: wordstream.com)
- Truy cập trang web Google My Business
- Tạo tài khoản Google hoặc Đăng nhập vào tài khoản hiện có của bạn
Chú ý rằng, bạn nên sử dụng địa chỉ email đã được liên kết với doanh nghiệp của bạn.
Bước 2: Đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
Tên doanh nghiệp có thể là tên đầy đủ hoặc viết tắt, nhưng nó phải là đặc điểm để thu hút khách hàng và giúp họ nhớ đến doanh nghiệp của bạn ngay lập tức. Tham khảo cách viết mô tả Google Business là cách để bạn tối ưu GMB một cách tốt nhất.
Ví dụ 1: Nếu bạn đang tạo trang Google My Business cho một địa điểm nhượng quyền, bạn nên đính kèm các địa điểm đó, giả sử như:
- Starbucks Rex Hotel
- Starbucks Quận 3
- Starbucks Cantavil Quận 2
Bằng cách đính kèm thông tin rõ ràng, khách hàng dễ nhận biết doanh nghiệp của bạn với một địa chỉ cụ thể nào đó.
Ví dụ 2: Nếu bạn đang tạo trang Google My Business cho một công ty luật, nhưng hiện tại đã có quá nhiều tên doanh nghiệp như “Văn phòng luật sư ABC”. Bạn nên thêm một số thông tin chi tiết và cụ thể hơn như “Văn phòng luật sư ABC – Cấp bằng sáng chế, giải quyết thủ tục ly hôn, …”. Điều này giúp khách hàng phân loại văn phòng luật sư một cách rõ ràng ngay cả khi chỉ ở bước đầu tìm kiếm.
Bước 3: Thêm vị trí doanh nghiệp của bạn
Google thường sẽ hỏi bạn có muốn thêm vị trí mà mọi người có thể ghé thăm trực tiếp hay không. Đây là điều cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. Ngược lại, trong trường hợp nếu hoạt động kinh doanh của bạn không được tiến hành tại địa điểm này mà thay vào đó diễn ra tại địa điểm của khách hàng (như dịch vụ sửa ống nước), bạn có thể ẩn địa chỉ này và cần chọn tùy chọn “Có, tôi cũng phục vụ chúng bên ngoài vị trí của tôi” ở mục cài đặt.
Bạn cũng có thể chọn tùy chọn “bán kính giao hàng” để nhắm mục tiêu đến những khách hàng trong một khu vực cụ thể với bán kính đã thiết lập
Bước 4: Chọn loại doanh nghiệp của bạn
Thiết lập Google My Business như thế nào? (Ảnh: blog.loomly.com)
Tiếp theo, doanh nghiệp cần chọn danh mục kinh doanh phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tại đây, bạn sẽ thông báo cho Google về việc người dùng nào của bạn sẽ xem thông tin về sản phẩm. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các từ khóa và tối ưu hóa Google My Business. Vì vậy, hãy chắc chắn trong việc đưa ra các tùy chọn loại danh mục kinh doanh cụ thể nhất
Bước 5: Cung cấp số liên lạc và trang web chính thức của bạn
Chi tiết liên hệ là một phần quan trọng trong hồ sơ Google My Business vì những thông tin này cung cấp cho người dùng một cách để liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp của bạn.
Đặc biệt, đối với trang web, nếu chỉ có một website chính thức duy nhất, bạn có thể cung cấp URL trang chính của cửa hàng. Tuy nhiên, nếu đây chỉ là một địa điểm nhượng quyền, thì bạn nên cung cấp một trang đích dành riêng cho vị trí đó.
Bước 6: Xác minh tài khoản của bạn
Google sẽ yêu cầu xác minh doanh nghiệp của bạn là hợp pháp. Bạn có thể làm điều này thông qua email, số điện thoại, … một cách dễ dàng.
Bước 7: Tối ưu hóa Google My Business
Đây là bước cuối cùng cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải chú ý, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả của trang thông tin doanh nghiệp sẽ tiếp cận đến khách hàng.
Tối ưu hóa hiển thị Google My Business (Ảnh: thelead.com.au)
Ở bước này, bạn cần thêm một số thông tin quan trọng như:
- Tóm tắt về sản phẩm/dịch vụ hoặc loại hình kinh doanh
- Giờ mở & đóng cửa
- Một số hình ảnh Google My Business (tin cậy) của doanh nghiệp
- Thông tin chi tiết về dịch vụ (giá cả, sản phẩm, menu, …)
Vì đây là những thông tin sẽ hiển thị rất ngắn gọn ở khung giới thiệu doanh nghiệp. Bạn nên cẩn thận và chọn lọc những thông tin thực sự cần được hiển thị vì khách hàng chỉ mong muốn tìm thấy những gì họ thực sự quan tâm chứ không muốn mất quá nhiều thời gian lãng phí để đọc.
Kết luận
Chiến lược tối ưu Google My Business 2020 sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu nhà tiếp thị biết cách áp dụng một cách khéo léo và cân nhắc.
Đừng quên theo dõi blog Chin Media và xem thêm các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà marketer thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.