CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu với xu hướng Music Marketing

Thị trường âm nhạc luôn thay đổi không ngừng, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số. Trước đây, các thương hiệu lớn sẽ ký hợp đồng với các nghệ sĩ và sau đó thực hiện chiến lược marketing xuyên suốt với nghệ sĩ đó. Tuy nhiên ngày nay khi âm nhạc đã khẳng định vị thế riêng của mình khi có thể hoàn toàn được sử dụng độc lập trong một chiến dịch mà không cần có sự có mặt của nghệ sĩ có tên tuổi lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và tận dụng xu hướng Music Marketing hiệu quả trong năm 2020!

Chiến lược Music Marketing năm 2021 (Ảnh: w3-lab.com)

 

1. Quảng bá âm nhạc của bạn trên các nền tảng âm nhạc

Cùng điểm lại chiến dịch quảng cáo gần đây nhất của Biti’s Hunter: Đi để trở về 4, bài hát “Tết về sớm nhé” được thể hiện bởi ca nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh không chỉ được tận dụng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo giày Biti’s Hunter. Bằng việc kết hợp và quảng bá một cách phổ biến giai điệu này trên khắp các nền tảng âm nhạc như Youtube, Soundcloud, Zing Mp3, Spotify, các quảng cáo LCD tại khắp các văn phòng và hệ thống cafe lớn trong thành phố, chỉ riêng với bài hát “Tết về sớm nhé” trong vòng 2 tuần sau khi được phát hành đã thu được kết quả ấn tượng:

  • 15 triệu lượt xem và nghe trên Youtube cũng như trên các nền tảng âm nhạc
  • Hơn 100,000 lượt chia sẻ bài hát trên mạng xã hội
  • Hơn 1,200,000 lượt tương tác với bài hát trên các kênh truyền thông
  • 6 ngày lọt top thịnh hành Youtube, 2 tuần nằm trong Bảng Xếp Hạng Zing Chart, …

Bài hát Tết về sớm nhé trong chiến dịch quảng cáo Đi để trở về 4 (Ảnh: brandsvietnam.com). 

 

Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, việc tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn trở nên dễ dàng hơn, nền tảng phát trực tuyến âm nhạc là một ví dụ tuyệt vời để doanh nghiệp cùng lúc không chỉ quảng bá cho chiến dịch mà còn thúc đẩy giai điệu âm nhạc sử dụng trong chiến dịch trở nên phổ biến, thịnh hành và tăng độ nhận diện thương hiệu.

 

Trước tiên, hãy nghĩ về đối tượng mục tiêu của bạn, đối tượng mà bạn có thể đã xác định thành công trong kế hoạch tiếp thị của mình. Ví dụ họ đã sử dụng nền tảng nào, họ hay nghe nhạc trên app nào để từ đó quảng bá giai điệu trên nền tảng tương ứng.

Không nên phải giới hạn trong một nền tảng âm nhạc nào. Nghiên cứu các khả năng và tính năng của từng nền tảng và nếu bạn hài lòng với chúng, hãy tiếp tục và chia sẻ âm nhạc của bạn. Bạn càng sử dụng nhiều nền tảng, bạn càng nhận được nhiều quan tâm và chia sẻ của khách hàng nếu giai điệu âm nhạc đó thực sự thu hút.

 

2. Sử dụng mạng xã hội để quảng cáo âm nhạc 

Với 49% dân số thế giới đã sử dụng mạng xã hội, đây là một trong những chiến lược tiếp thị âm nhạc nổi bật nhất hiện nay. Nếu được sử dụng đúng cách, chúng có thể giúp bạn quảng bá giai điệu âm nhạc của mình và kết nối doanh nghiệp với những khách hàng tiềm năng thông qua chiến dịch quảng cáo. Và hơn thế, bài hát quảng cáo của bạn thậm chí có thể lan truyền với tốc độ nhanh chóng nếu giai điệu bắt tai, thu hút hoặc truyền tải thông điệp có ý nghĩa.

  • Nên xem xét đối tượng mục tiêu của bạn đang hoạt động trên nền tảng mạng xã hội nào phổ biến nhất. 
  • Xây dựng chiến lược tiếp thị tương ứng với từng kênh truyền thông mạng xã hội và phân bố những loại nội dung bạn muốn chia sẻ. 
  • Tìm hiểu thêm về video marketing trên Facebook hoặc tạo video cho Instagram vì tất cả những nghiên cứu này sẽ có thể hữu ích trong việc tối ưu chiến dịch của bạn. 
  • Thường xuyên đo lường mức độ hiệu quả của việc quảng bá âm nhạc thông qua lượt tương tác, lượt nhấp vào link, lượt chia sẻ, bình luận. Điều này giúp doanh nghiệp thấy được cộng đồng của mình đang phát triển như thế nào, từ đó điều chỉnh chiến lược truyền thông xã hội một cách tốt nhất.

 

3. Kết hợp cùng với Music Influencers có sức lan tỏa với cộng đồng

Music video “Bài Này Chill Phết” trong chiến dịch truyền thông của thương hiệu Strongbow Cider đã từng được đánh là một “cú hích” lớn trong việc ứng dụng Music Marketing tại thị trường quảng cáo Việt Nam. Là một chiến dịch truyền thông cực kỳ thành công vì không chỉ truyền tải được thông điệp tự do, sáng tạo, sống và “chill” hết mình của Strongbow; music video mà chiến dịch này từng sử dụng còn là MV âm nhạc thịnh hành cán mốc 1 triệu view chỉ sau 10 giờ lên sóng, 4 ngày liên tục chiếm vị trí đầu trên bảng xếp hạng Youtube cùng với hơn 602.200 lượt thảo luận về bài hát sau 1 tuần ra mắt.

Bài hát “Bài này chill phết” trong chiến dịch quảng cáo của Strongbow (Ảnh: advertisingvietnam.com). 

 

Là thế hệ tiên phong, đón đầu xu hướng nhạc indie – Đen Vâu – với tính cách chân thật và cách giải bày tâm tư mộc mạc, chàng ca sĩ này đã thay mặt nhãn hàng Strongbow Cider nói lên câu chuyện về những khoảnh khắc giải tỏa căng thẳng, tìm về chính mình; từ đó tìm được sự đồng cảm từ người nghe. Nội dung bài hát không chỉ đánh vào tâm lý của giới trẻ, thế hệ Z với cụm từ “chill phết” mà còn truyền tải thông điệp mang chiều sâu và đúng thời điểm mà con người đang đối mặt với stress công việc, học tập. 

 

Để tạo được chiến dịch hiệu quả cùng với hình thức Music Marketing, doanh nghiệp nên:

  • Nghiên cứu Music Influencers phù hợp với tính cách thương hiệu, họ sẽ giúp bạn truyền tải câu chuyện thương hiệu. 
  • Bắt đầu với những Influencers mới, dần dần chuyển sang những Influencers có nhiều ảnh hưởng hơn khi lượng người theo dõi và quan tâm đến thương hiệu của bạn tăng lên.
  • Những influencers này có thể tạo video và thêm bài hát vào nhạc nền bằng cách đề cập đến bạn hoặc chia sẻ giai điệu âm nhạc của bạn. Đây có thể hình thức tuyệt vời để tiếp cận nhiều khán giả tiềm năng mới.

 

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!

 

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media

Các bài viết liên quan