CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Điểm lại những xu hướng Music Marketing năm 2020

Tương lai của ngành công nghiệp âm nhạc đang chứng kiến nhiều đổi thay, đặc biệt là sự hiện diện của các nền tảng tiếp thị kỹ thuật số và nâng cấp bộ công cụ tiếp thị bằng cách sử dụng dữ liệu để tìm ra khán giả mục tiêu, nuôi dưỡng họ và sau đó chuyển đổi thành người đăng ký trả phí. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế và chi tiết nhất về những diễn biến thị trường quảng cáo năm 2020. 

 

1. Ứng dụng AR và VR

Công nghệ AR và VR sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà tiếp thị âm nhạc khi thị trường quảng cáo đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương hiệu. Các nhà quảng cáo cũng bắt đầu lưu ý đến sự bùng nổ này với việc Facebook bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trả phí cho các bộ lọc AR của họ.


 

Tận dụng công nghệ AR và VR vào chiến dịch quảng cáo (Ảnh: anflash.com)

 

Wave là một trong những công ty tạo nên tiếng vang trong làn sóng tiếp theo của ngành công nghiệp âm nhạc cùng với VR Concerts. Trong đó, khán giả sẽ trở thành những người tham gia tích cực vào trải nghiệm buổi concert, trò chuyện trực tiếp với nghệ sĩ, lắng nghe những giai điệu và cổ vũ cho nghệ sĩ trình diễn. Cuộc đối thoại hai chiều và sự tương tác thân mật này là những gì mà Wave hướng tới trong việc tận dụng công nghệ VR.

 

2. Dữ liệu

Tận dụng dữ liệu ngày càng quan trọng trong việc quyết định mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo. Universal Music Group gần đây đã công bố cổng dữ liệu nghệ sĩ mới để giúp các nghệ sĩ và nhóm các nhà tiếp thị của họ hiểu sâu hơn về khán giả của họ. Việc sử dụng dữ liệu thông minh sẽ giúp bạn đạt được những thành công liên quan đến việc nuôi dưỡng cộng đồng khán giả quan tâm đến thương hiệu và nhiều công cụ tiếp thị quan trọng khác. Việc này sẽ đóng góp vào kế hoạch tiếp thị âm nhạc toàn diện của bạn, chẳng hạn như quảng cáo trả phí.

 

3. Quảng cáo bằng video

Quảng cáo bằng video là một phần thiết yếu trong việc kết nối hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người hâm mộ. Chất lượng video nhạc kém hoặc không kết hợp video đúng cách trên các nền tảng truyền thông xã hội sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chiến dịch của bạn.

Chiến dịch quảng cáo của Viettel (Ảnh: minet.asia). 

 

Video trên YouTube đã dẫn đầu trong một thời gian và do đó nếu đã trở nên phổ biến tại kênh Youtube, bạn đã có một nền tảng khá vững chắc. Tuy nhiên, khi Gen Z bắt đầu trở thành trọng tâm trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, thì việc có một chiến lược mạnh mẽ trên TikTok sẽ ngày càng quan trọng để thu hút người hâm mộ của bạn tham gia.

 

4. Xây dựng cộng đồng âm nhạc

Sau khi bạn đã phân tích được khán giả của mình là ai, điều quan trọng là nuôi dưỡng nhóm này vì họ sẽ là người đồng hành mỗi ngày với chiến dịch của bạn và trở thành công cụ tiếp thị kỹ thuật số mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp. Facebook đã và đang bổ sung thêm nhiều tính năng cho các nhóm của họ, điều này cho phép tạo ra một nơi tuyệt vời để tiếp cận cộng đồng của bạn, cũng như tiếp thị qua email truyền thống.

 

Các kênh do bạn sở hữu, chẳng hạn như trang web và ứng dụng có vai trò khá quan trọng. Vì những kênh này nó sẽ cho phép nhà tiếp thị nắm quyền sở hữu dữ liệu của mình và loại bỏ các thuật toán truyền thống kém hiệu quả. Bằng cách đó, doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu của mình trở thành một thương hiệu có phong cách sống hiện đại và phù hợp với đại đa số khán giả. Từ đó khách hàng sẽ muốn liên kết và bắt đầu trả tiền để trở thành thành viên trong cộng đồng thương hiệu, đây là chìa khóa để tiếp thị âm nhạc của bạn.

 

5. Truyền tải thông điệp mang tính cá nhân hóa

Quảng cáo kỹ thuật số đã vượt ra khỏi những giới hạn tiếp thị truyền thống vì khả năng ứng dụng AI và công nghệ machine learning để phân phối quảng cáo tự động được cá nhân hóa đến đúng khách hàng, vào đúng thời điểm và vào đúng nơi để thực hiện chuyển đổi. 

Chiến dịch quảng cáo của Knorr năm 2020 (Ảnh: variety.com). 

Ví dụ: Một chiến dịch quảng cáo sử dụng âm nhạc nổi bật trong dịp Tết 2020 đó chính là MV “Có vị nào hơn vị Tết nhà” của thương hiệu Knorr kết hợp cùng nam ca sĩ Trúc Nhân. Nhờ tập trung vào việc sử dụng đúng insights về âm nhạc cũng như tính giải trí trong dịp Tết, lựa chọn đúng Influencers với câu chuyện phù hợp để thay mặt thương hiệu truyền tải câu chuyện ý nghĩa với khán giả. Nhờ đó, hơn 17 triệu lượt xem chỉ sau hai tuần cùng 68.000 lượt like trên YouTube là minh chứng tuyệt vời cho sự thành công mà MV đã làm được. 

 

6. Kết hợp âm nhạc thịnh hành

Năm 2021 chính là sự bắt đầu cho một kỷ nguyên mới của xu hướng tiếp thị bằng âm nhạc, kết hợp cùng với công nghệ kỹ thuật số và phương tiện truyền thông mạng xã hội hứa hẹn mang lại những gương mặt mới mẻ và sự cạnh tranh hàng đầu. 

 

Ví dụ: Năm 2020 đã chứng kiến sự sự hợp tác giữa Tik Tok và Universal Music Group hứa hẹn nhiều chuyển biến mới trong việc tận dụng âm nhạc vào quảng cáo. Giải Grammy cũng đang có sự cạnh tranh với Giải thưởng Âm nhạc của Apple. Bảng xếp hạng Billboard có thể sẽ mất vị trí trước Shazam hoặc những nền tảng bảng xếp hạng mới nổi bật khác. Những sự kết hợp hoặc thay thế cũng sẽ đồng nghĩa với cơ hội và cách thức trong việc thực hiện chiến dịch mới trong ngành công nghiệp âm nhạc. Từ đó buộc nhiều nhà tiếp thị phải thích nghi nhanh chóng để đạt hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.

 

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!

 

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media

 

Các bài viết liên quan