Gợi Ý 4 Mục Tiêu Cho Chiến lược CRM Thành Công
Nếu như doanh nghiệp của bạn đang nhắm vào những mục tiêu như: tiếp cận khách hàng, giữ chân khách hàng, tạo ra nhiều tương tác, bán nhiều sản phẩm và gia tăng doanh số…, thì phần mềm CRM chính là lựa chọn phù hợp nhất. Phần mềm CRM có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu này một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian tối đa.
Để đạt được tiềm năng sử dụng CRM một cách tốt nhất, bạn cần phải xây dựng chiến lược CRM. Trong chiến lược đó, hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể dựa trên mục tiêu kinh doanh cơ bản ban đầu. Chính xác thì bạn muốn đạt được điều gì khi triển khai CRM? Trong bài viết này, đội ngũ Chin Media sẽ đề cập đến 4 phương pháp đặt mục tiêu như một phần của chiến lược CRM.
Tại sao doanh nghiệp của bạn cần triển khai chiến lược CRM?
Tạo chiến lược CRM sẽ giúp bạn tận dụng tối đa phần mềm của mình. Để thiết lập chiến lược CRM, hãy tìm ra những khoảng trống hiện tại mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Mục tiêu của việc triển khai một chiến dịch CRM mới chính là lấp đầy những khoảng trống đó.
Chiến lược CRM đóng vai trò quan trọng trong quy trình Sale và Marketing (Ảnh: i.imgur.com)
Chiến lược CRM giúp mọi người tập trung vào việc đạt mục tiêu cuối cùng. Phần mềm CRM sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các nhóm Sale, Marketing và hỗ trợ khách hàng…
Tiêu chí SMART khi thiết lập mục tiêu cho chiến dịch CRM
Khi thiết lập mục tiêu cho chiến dịch CRM hay bất kỳ chiến dịch nào khác, đừng nên đặt ra những nhiệm vụ mơ hồ và không cụ thể. Thay vào đó, hãy dựa vào những tiêu chí quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả của chiến dịch và triển khai các hành động thật sự phù hợp.
Tiêu chí SMART (Ảnh: selfmademan.io)
Khi nói đến chiến dịch CRM, bạn không nên bỏ qua tiêu chí SMART. Cụ thể như sau:
-
Specific (Cụ thể): Bạn sẽ hoàn thành chính xác những nhiệm vụ gì? Bạn sẽ thực hiện những hành động nào?
-
Measurable (Có thể đo lường): Bạn sẽ sử dụng dữ liệu nào để đo lường mục tiêu này?
-
Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu này thực tế đến mức nào? Bạn có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện nó hay không?
-
Relevant (Có liên quan): Tại sao mục tiêu này lại quan trọng? Nó phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của bạn như thế nào?
-
Timely (Kịp thời): Khi nào bạn sẽ đạt được mục tiêu này?
4 mục tiêu CRM bạn có thể đặt ngay hôm nay
Dưới đây là 4 mục tiêu CRM bạn có thể thiết lập ngày hôm nay, cùng những cách mà phần mềm CRM có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu hiệu quả.
1. Tăng khả năng giữ chân khách hàng
Mục tiêu: Giữ chân khách hàng
Ở mục tiêu này, hãy tập trung vào chữ “R” trong “CRM”: Relationships – Mối quan hệ. Điều này có nghĩa rằng, việc xây dựng mối quan hệ sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Mục tiêu giữ chân khách hàng (Ảnh: rocketcdn.me)
Bạn có thể theo dõi sở thích, hoạt động và tương tác của khách hàng với thương hiệu của mình để hiểu rõ hơn về họ. Sau đó, triển khai các chiến dịch phù hợp để thúc đẩy sự gắn kết giữa người dùng và doanh nghiệp của mình. Chẳng hạn như:
-
Ưu đãi cho khách hàng mua sản phẩm nhiều lần bằng cách gửi mã giảm giá tự động
-
Gửi Email đã được cá nhân hóa dựa trên các giao dịch trước đó
-
Theo dõi thời gian khách hàng đã gắn bó với bạn, sau đó gửi ưu đãi cho họ ở những thời điểm nhất định bằng chiết khấu hoặc quà tặng miễn phí
-
Yêu cầu phản hồi, gửi khảo sát hoặc khuyến khích họ để lại review.
Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và đánh giá cao, họ sẽ có xu hướng gắn bó với thương hiệu của bạn nhiều hơn. Bên cạnh đó, CRM cũng cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hành vi khách hàng của bạn ở cấp vĩ mô.
2. Rút ngắn chu kỳ bán hàng
Mục tiêu: Tăng tốc quá trình bán hàng và chốt giao dịch nhanh hơn.
CRM là một quá trình được tạo ra để giúp bạn hoàn thành thật tốt mục tiêu này. Cụ thể, CRM sẽ giúp quy trình bán hàng của bạn hoạt động hiệu quả hơn, nghĩa là bạn có thể bán được nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn.
Rút ngắn chu kỳ bán hàng là nhiệm vụ cần thiết (Ảnh: cloudfront.net)
Ngoài ra, trong trường hợp không chắc chắn về vị trí mà quy trình bán hàng của mình đang gặp vấn đề, hãy chạy báo cáo CRM để có thể xác định được các điểm “nút thắt” này. Nói tóm lại, báo cáo này sẽ giúp bạn xác định được các vấn đề mà mình cần phải cải thiện.
Mặt khác, CRM còn được sử dụng để tự động giao nhiệm vụ cho nhóm bán hàng dựa trên hành động của khách hàng hoặc giá trị giao dịch. Việc tự động hóa các công đoạn nhỏ của quy trình bán hàng, chẳng hạn như: giao nhiệm vụ và sắp xếp thông tin liên hệ… sẽ giúp bạn có thêm thời gian để làm những gì công đoạn khác.
3. Bán nhiều sản phẩm hơn
Mục tiêu: Tăng doanh số bán hàng.
Như vậy, cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu này là gì? – Câu trả lời: Hãy tập trung vào việc bán sản phẩm cho đúng đối tượng mục tiêu.
Trong quy trình thực tế, mọi khách hàng tiềm năng khi chuyển từ Marketing sang Sale đều đạt đủ những điều kiện và giá trị 100%. Ngoài ra, sẽ có một số khách hàng tiềm năng đạt được giá trị cao hơn những khách hàng tiềm năng khác.
Phần mềm CRM có thể giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn (Ảnh: iconutopia.com)
Sử dụng phần mềm CRM có thể hỗ trợ bạn tìm được điểm chung của những khách hàng tốt nhất. Đó có thể là một số thông tin liên quan đến nhân khẩu học như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập… hoặc thông tin về các tương tác trước đây giữa họ với doanh nghiệp của bạn, bao gồm:
-
Lượt truy cập trang Web
-
Gửi biểu mẫu
-
Nội dung tải xuống
-
Mở và trả lời Email
-
Các giao dịch
Những yếu tố này giúp bạn thiết lập mô hình tính điểm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp tính điểm cho khách hàng tiềm năng. Phương pháp này sẽ định mức giá trị cho các đặc điểm và hành vi nhất định, sau đó, cung cấp cho mỗi khách hàng tiềm năng một số điểm nào đó. Cách này sẽ giúp bạn tìm ra:
-
Khách hàng tiềm năng nào được ưu tiên cao nhất?
-
Ai có nhiều khả năng trở thành khách hàng nhất?
-
Khách hàng tiềm năng nào sẽ sử dụng thời gian nhiều nhất cho thương hiệu quả bạn?
Đặc biệt hơn, phần mềm CRM có thể xác định những nhiệm vụ quan trọng mà bạn cần phải tập trung thời gian và năng lượng vào đó. Khi nhóm Sale chỉ tập trung vào việc chốt giao dịch với những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện, bạn không chỉ chốt được nhiều giao dịch hơn mà còn có được khách hàng với giá trị lâu dài của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) cao hơn. Những khách hàng tiềm năng này có nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng trung thành và bạn có thể bán thêm nhiều sản phẩm khác cho họ trong tương lai.
4. Giảm chi phí thu hút khách hàng
Mục tiêu: chi tiêu ít hơn cho mỗi lần bán hàng.
CAC (Customer Acquisition Cost – Chi phí sở hữu khách hàng) là tổng chi phí Sale và Marketing cần thiết để có được một khách hàng tiềm năng.
Công thức tính CAC (Ảnh: clevertap)
Để giảm CAC bạn cần phải:
-
Giảm mức ngân sách mà bạn đã chi cho chiến dịch Sale và/hoặc Marketing
-
Tăng số lượng khách hàng
Và CRM hoàn toàn có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cả 2 nhiệm vụ này:
-
Giúp bạn chốt nhiều giao dịch hơn bằng cách nhắm mục tiêu đến nhiều khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.
-
Giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách bằng cách tự động hóa các công đoạn của quy trình Sale và Marketing.
Trên thực tế, CRM có thể nắm giữ rất nhiều thông tin có giá trị về những khách hàng tốt nhất. Giống như thao tác tính điểm khách hàng tiềm năng vừa được đề cập ở trên, bạn có thể sử dụng thông tin này để tìm ra khách hàng lý tưởng của mình và tập trung mục tiêu vào các đối tượng cụ thể này.
Kết luận
Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc đặt ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể dựa trên những tiêu chí nhất định, mang lại hiệu quả thật sự cho chiến dịch. CRM là một quá trình vô cùng quan trọng, có thể giúp bạn tìm hiểu được rất nhiều thông tin liên quan đến khách hàng, xác định đối tượng mục tiêu và những nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, hãy triển khai chiến dịch CRM một cách cụ thể để có thể tận dụng phần mềm CRM một cách tối đa.
Tham khảo thêm các bài viết khác liên quan đến chiến dịch CRM chuyên nghiệp tại Blog Chin Media!