CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Google Maps Marketing: Các phương pháp hay nhất mà bạn nên biết

Google Maps không chỉ đơn thuần là một ứng dụng giúp bạn tiếp cận các khu vực chưa được khám phá. Trên thực tế, nó đã trở thành một công cụ Marketing vô cùng mạnh mẽ giúp các thương hiệu nhắm đến đối tượng theo khu vực. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp 7 phương pháp hay nhất về Google Maps Marketing, cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến việc giới thiệu doanh nghiệp dựa trên các kết quả tìm kiếm hàng đầu của Google Maps.

 

 Google Maps được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ Marketing hàng đầu hiện nay

Google Maps được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ Marketing hàng đầu hiện nay (Ảnh: medium.com)

 

Yếu tố nào sẽ quyết định Local Ranking trên Google Maps?

Nếu bạn muốn “thống trị” toàn bộ kết quả của Google Maps, bạn nên biết cách Google xác định Local Ranking cho thương hiệu của mình. 

Về cơ bản, kết quả địa phương trên Google Maps sẽ được đánh giá dựa trên 3 yếu tố sau:

Relevance (Sự liên quan)

Google thiết lập mức độ liên quan bằng cách so sánh danh sách địa phương với những gì mọi người đang tìm kiếm. Danh sách địa phương càng khớp với truy vấn tìm kiếm, thì danh sách đó càng có tiềm năng xếp hạng cao hơn.

Distance (Khoảng cách)

Google sẽ tính toán khoảng cách của mỗi kết quả tìm kiếm tiềm năng từ vị trí được đề cập trong truy vấn tìm kiếm, và hiển thị các kết quả phù hợp nhất gần vị trí được tìm kiếm nhất.

Prominence (Sự nổi bật)

Google coi sự nổi bật là một yếu tố quan trọng khi hiển thị kết quả địa phương trên Google Maps.

“Nổi bật” có nghĩa là mức độ phổ biến của một doanh nghiệp. Chẳng hạn như, khi có nhiều người biết đến các thương hiệu, khách sạn hoặc cửa hàng nổi tiếng nào đó, thì Google sẽ xếp hạng các địa điểm này cao hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương.

Ngoài ra, Google cũng xem xét các yếu tố khác như backlinks, director, local citations, review… để thiết lập sự nổi bật.

Lưu ý, Google sẽ kết hợp 3 yếu tố này để xác định xếp hạng địa phương trên Google Maps. Nếu chỉ đạt được 1 yếu tố, thì bạn không thể tạo ra sự khác biệt trong xếp hạng địa phương của mình.

 

Các phương pháp Google Maps Marketing hay nhất

 Tận dụng một số phương pháp Google Maps Marketing phù hợp sẽ mang đến những lợi ích vô cùng ấn tượng

Tận dụng một số phương pháp Google Maps Marketing phù hợp sẽ mang đến những lợi ích vô cùng ấn tượng (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

 

Google Maps Marketing giữ nhiệm vụ tối ưu hóa danh sách Google My Business để Google có thể dễ dàng thiết lập mức độ liên quan và sự nổi bật của bạn, khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Dưới đây là 7 bước để tối ưu Google My Business để đạt được thứ hạng Google Maps cao hơn.

1. Điền Địa chỉ được USPS chấp thuận trong GMB

Việc điền đầy đủ địa chỉ doanh nghiệp trong profile GMB là một nhiệm vụ rất quan trọng để đạt được xếp hạng cao hơn. Bạn phải luôn nhập địa chỉ đã được USPS chấp thuận cho doanh nghiệp của mình.

Dưới đây là một số vấn đề mà bạn phải xem xét khi điền địa chỉ vào profile GMB:

Đảm bảo rằng đã sử dụng địa chỉ chính xác (vị trí thực tế chính xác) cho doanh nghiệp.

Mọi thông tin phải phù hợp với vị trí thực tế của doanh nghiệp, không nên sử dụng URL hoặc từ khóa trong địa chỉ.

Địa chỉ không nên chứa thông tin về các địa danh, trừ khi địa chỉ chính thức không xác định chính xác vị trí doanh nghiệp.

Có thể bổ sung số phòng, tầng và số tòa nhà để xác định địa chỉ chính xác của doanh nghiệp.

 Bạn nên cung cấp đầy đủ địa chỉ của doanh nghiệp

Bạn nên cung cấp đầy đủ địa chỉ của doanh nghiệp (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

 

2. Thêm Service Area

Không phải doanh nghiệp nào cũng phục vụ từ cửa hàng chính thức. Thậm chí, có một số doanh nghiệp chỉ hoạt động tại nhà. 

Bạn là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hay công ty hoạt động thông qua điện thoại? Bạn phải nêu rõ những thông tin này, giúp chiến dịch Google Maps Marketing được thúc đẩy hiệu quả hơn.

 

3. Tối ưu hóa phần giới thiệu của Google My Business

Bạn nên tối ưu hóa phần mô tả profile Google My Business của mình vì điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy mức độ nhận biết cho doanh nghiệp của bạn.

Trước hết, đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều keyword vào phần giới thiệu GMB. Hầu hết các doanh nghiệp đều phạm phải lỗi này. Do đó, hãy chú ý vấn đề thật kỹ! 

Thay vào đó, bạn nên cung cấp thông tin về lý do bạn bắt đầu kinh doanh, những vấn đề mà bạn có thể giúp khách hàng giải quyết và điều khiến cho doanh nghiệp của bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Tóm lại, bạn nên đưa tất cả thông tin mà khách hàng muốn biết vào phần giới thiệu của mình. Vì việc giới thiệu profile GMB sẽ giúp Google thiết lập mức độ liên quan cho doanh nghiệp của bạn khi ai đó tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Tạo nên nội dung giới thiệu tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xếp hạng cao hơn.

 Hãy tạo nên nội dung giới thiệu thật ấn tượng cho doanh nghiệp của mình

Hãy tạo nên nội dung giới thiệu thật ấn tượng cho doanh nghiệp của mình (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

 

4. Xác minh profile GMB

Bước này rất quan trọng đối với Google Maps Marketing.

Bạn phải xác minh doanh nghiệp của mình với Google để doanh nghiệp có thể xuất hiện trên Google Maps. Quá trình xác minh giúp đảm bảo rằng bạn mới thật sự là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác minh cũng sẽ đảm bảo rằng thông tin doanh nghiệp của bạn là chính xác và được cập nhật thường xuyên.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ được xác minh bằng postcard. Google sẽ gửi cho chủ sở hữu doanh nghiệp những postcard có mã xác minh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sẽ đạt đủ điều kiện để được xác minh qua điện thoại và email. Bạn nên kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để xác minh tương tự hay không. 

Lưu ý, không nên chỉnh sửa địa chỉ, tên doanh nghiệp, danh mục hoặc yêu cầu mã mới trong khi chờ bưu thiếp xác minh từ Google.

 Xác minh profile GMB sẽ giúp Google dễ dàng nhận diện và nắm bắt trạng thái của doanh nghiệp (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

Xác minh profile GMB sẽ giúp Google dễ dàng nhận diện và nắm bắt trạng thái của doanh nghiệp (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

 

5. Yêu cầu và phản hồi đánh giá của khách hàng

Đừng quên yêu cầu khách hàng viết đánh giá cho doanh nghiệp của bạn!

Các đánh giá trên Google sẽ được tính vào xếp hạng tìm kiếm địa phương. Nếu bạn có nhiều đánh giá tích cực, vị trí xếp hạng của bạn sẽ cao hơn, điều đó có thể cải thiện xếp hạng trên kết quả của Google Maps.

 

6. Xây dựng hệ thống Backlinks chất lượng 

Một backlink sẽ đóng vai trò như một “phiếu bầu” tin cậy cho trang Web của bạn. Nếu tạo ra được hệ thống Backlink chất lượng cao, có thể xây dựng sự nổi bật cho doanh nghiệp, thì xếp hạng trên Google Maps của bạn cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn.  xếp hạng cao hơn trên kết quả của Google Maps.

 

7. Tạo Local Citation

Local Citation (Trích dẫn địa phương) giúp bạn xây dựng sự nổi bật cho doanh nghiệp. Do đó, chúng cũng đồng thời cải thiện xếp hạng Google Maps của bạn tốt hơn.

Local Citation là gì? Là một cơ quan địa phương đề cập đến doanh nghiệp của bạn. 3 địa chỉ hàng đầu để bạn có thể tìm kiếm các Local Citation bao gồm:

  • Blog địa phương
  • Các Director’s tập trung cục bộ
  • Các Director cụ thể của ngành

Tạo Local Citation từ các cơ quan có uy tín, chẳng hạn như Phòng kinh doanh hoặc phòng thương mại địa phương sẽ mang lại lợi ích cho việc xây dựng sự nổi bật cho doanh nghiệp.

 

Kết luận

Google Maps Marketing cũng giống như bất kỳ chiến lược Digital Marketing nào khác, bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức vào nó. Trên thực tế, không có công thức chính xác nào dành cho sự thành công cả. Danh sách Google My Business phải đáp ứng được mức độ liên quan cao, và hãy cố gắng xây dựng sự nổi bật cho doanh nghiệp của mình. Đây là cách duy nhất để xếp hạng cao hơn trên Google Maps.

Theo dõi các bài viết khác trên Blog Chin Media để nắm bắt thêm nhiều thông tin bổ ích khác!

Các bài viết liên quan