CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Sử dụng hàm IF như thế nào để tương tác với từng nhóm đối tượng khác nhau

8 NGUY HIỂM PHỔ BIẾN NHẤT CẦN TRÁNH TRONG ĐẶT GIÁ GÓI THẦU TỰ ĐỘNG

Bạn có một vài nhóm đối tượng cần được quảng cáo đeo bám? Sau đây, cộng tác viên Joe Martinez sẽ giải thích cách sử dụng các hàm IF để quảng cáo cho từng nhóm người dùng tùy thuộc vào vị trí của họ trong kênh bán hàng của bạn.

su dung ham if nu the nao de tuong tac voi tung nhom doi tuong khac nhau

Trong một bài đăng trên Search Engine Land về nguồn cung cấp dữ liệu kinh doanh. Tác giả đã từng nói về cách sử dụng các tùy biến quảng cáo để triển khai bản sao quảng cáo tập trung. Giờ đây, anh ấy muốn cho bạn thấy một tùy biến quảng cáo khác mà anh ấy nghĩ đã không được sử dụng đúng mức, đó chính là các hàm IF.

Các hàm IF có thể ví tương tự như PPC. Có thể tạo ra các quảng cáo duy nhất khó bị cạnh tranh. Bằng cách sử dụng các nguồn cấp dữ liệu kinh doanh để thu thập các bản báo cáo có ích và giá trị. Với các hàm IF, bạn có thể sử dụng trình tùy chỉnh quảng cáo để thay đổi giọng điệu của mình tùy thuộc vào đối tượng mà bạn đang theo đuổi. Để chỉ ra cụ thể hàm IF thực sự là gì, cách thiết lập chúng và một vài chiến lược tác giả hiện đang sử dụng cho chính khách hàng của mình, hãy xem tiếp bên dưới.

1. Chúng ta nên bắt đầu hàm IF từ đâu?

Khởi động

Đầu tiên, tạo một văn bản quảng cáo mở rộng mới trong bất kỳ nhóm quảng cáo nào của bạn. Quá trình khởi động một tùy biến quảng cáo là giống nhau trên bảng này. Bắt đầu tiêu đề của bạn bằng dấu ngoặc nhọn  hoặc ‘{‘.

Chọn “IF function” như hình bên dưới để bắt đầu.

khoi dong ham if

Khi đó chúng ta vào phần xử lý hàm IF trong quá trình tạo quảng cáo. Bạn sẽ thấy chế độ xem này trong quảng cáo Google (trước đây là AdWords).

khoi dong ham if

Màn hình mặc định cho mọi thiết bị, điện thoại di động là thiết bị tùy chọn. Vì vậy, trong phần này, hãy tạo một quảng cáo Google cho phép bạn đưa ra một tiêu đề khác nhau tùy thuộc vào thiết bị mà người dùng đang sử dụng.

Thiết lập cho từng đối tượng

Với người dùng di động, bạn hãy tạo một tiêu đề có nội dung “Đặt hàng nhanh từ điện thoại”. Khi đó, đối với những người khác không sử dụng thiết bị di động, bạn có thể hiển thị cho họ một tiêu đề khác như “Đặt hàng chỉ trong 3 bước”.

Đây là phần thiết lập sẽ trông như thế nào trên quảng cáo Google.

thiet lap ham if cho tung doi tuong

Trong một quảng cáo, bạn có thể thay đổi giọng điệu khác nhau với hai đối tượng khác nhau. Các chức năng IF cho phép bạn thay đổi thông điệp quảng cáo của mình mà không phải tạo nhiều chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo khác nhau. Điều làm nên thương hiệu của hàm IF là chúng ta có thể làm nhiều thứ hơn là chỉ đơn giản phân loại thiết bị. Chúng ta có thể thay đổi tùy chọn IF với từng nhóm đối tượng nhằm mục đích dễ dàng thay đổi thông điệp quảng cáo cho đối tượng bất kỳ, mà chúng ta tìm kiếm để thực hiện việc quảng cáo đeo bám trên Google Ads hoặc Google Analytics. Dưới đây là một ví dụ cụ thể để chúng ta hình dung rõ ràng hơn.

thiet lap ham if cho tung doi tuong

Một vài lưu ý

Danh sách quảng cáo đeo bám cho khán giả thông qua tìm kiếm quảng cáo được thực hiện trên ít nhất 1.000 người dùng trong 30 ngày. Nếu bạn có lượng khách hàng lớn. Hãy bắt đầu thử nghiệm các nhóm này trong tính năng IF để dễ dàng giao tiếp với người dùng hoặc người xem của bạn.

Một điều nữa: hàm IF cho phép các nhà quảng cáo tránh được phân khúc đối tượng quá nhiều khách hàng trong nhiều nhóm quảng cáo khác nhau, trong khi vẫn tạo bản sao quảng cáo có tác dụng tạo liên kết riêng tư.

2. Có hẳn một chiến lược khác bằng việc tận dụng hàm IF?

Ví dụ thực tế trong việc có hẳn một chiến lược bằng việc sử dụng các hàm IF.

Bạn có một khách hàng lưu trữ rất nhiều video từ kênh YouTube của họ lên trang web cá nhân. Chúng ta sẽ sử dụng Trình kích hoạt video YouTube Simo Ahava để ghi lại mọi tương tác của người xem với các video được nhúng trên trang web. Với Google Analytics, bạn có thể tạo đối tượng dựa trên bất kỳ Danh mục sự kiện, hành động hoặc nhãn nào.

Bây giờ bạn đã nền tảng hoạt động của nó, hãy bắt đầu chiến lược. Sử dụng các hàm IF, bạn đã tạo ra một quảng cáo có khả năng tương tác với khán giả truy cập trang web để xem video và một quảng cáo cho những người chưa xem video nào.
Quảng cáo cho người dùng đã đến và xem video trông như thế này:

chien luoc tan dung ham if

Hẳn là bạn đã hiểu cách thay đổi giọng nói của mình dựa trên các hành động mà người dùng đã thực hiện? Nếu người xem quay lại Google và tìm kiếm tên thương hiệu khách hàng của bạn, bạn hoàn toàn có khả năng tương tác với họ thông qua khách hàng của bạn. Khi biết họ đã xem một video, vậy thì hãy nhắc họ về hành động đó theo cách này:

“Bạn đã xem video, tại sao không thử dùng Fitness App nhỉ?”

Khi đã có một liên kết với một khách hàng mà bạn cho là có giá trị và tiếp cận họ ngay

Đối với những khách hàng chưa xem video thì sao? Bạn vẫn có thể cho họ xem một quảng cáo như thế này:

su dung ham if de tiep can khach hang

Quảng cáo này là tùy chọn khác của chức năng IF. Nếu người dùng chưa xem video nào của bạn, thì họ sẽ thấy một tiêu đề rộng hơn trong cách tiếp cận. Bạn không biết liệu khán giả mặc định đã xem video từ thương hiệu của bạn chưa, vì vậy bạn muốn bán hàng “nhẹ nhàng” hơn trong lần đầu họ ghé thăm:

“Bạn muốn cuộc sống thú vị hơn? Hãy thử Fitness App.”

Trong cùng một quảng cáo mà bạn đã tương tác với hai đối tượng khác nhau kể cách tôi nói chuyện với từng nhóm người dùng tùy thuộc vào vị trí của họ trong kênh của bạn.

Chắc bạn đã nắm rõ những mẹo này rồi phải không nào? Nhưng khoan đã, đừng vội…

3. Bất cập của hàm IF.

Nếu bạn đang cảm thấy hứng thú với những gì mà hàm IF mang lại, thì ngay bây giờ bạn có thể bị dập tắt sự phấn khích đó đấy.

Khi Google công bố tại sự kiện Marketing Live rằng tìm kiếm  quảng cáo sẽ được tung ra cho nhiều người dùng hơn, cuối cùng cũng có vài điều mới mẻ! Ở bản cập nhật này chỉ với ba tiêu đề, bạn có thể tùy chỉnh quảng cáo của mình lên một cấp độ khác!

bat cap cua ham if

Khi thêm dấu ngoặc nhọn mở đầu vào tiêu đề đầu tiên, bạn thấy gì? Chính xác như những gì bạn nhìn thấy trong hình trên – chèn từ khóa động. Đó là lựa chọn duy nhất.

Thật không may, các hàm IF hiện không có sẵn trong bộ quảng cáo tìm kiếm

Thất vọng là vậy, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên ngừng sử dụng các hàm IF. Văn bản quảng cáo mở rộng vẫn sẽ hiệu quả ít nhất trong một thời gian nữa. Hãy tiếp tục thử nghiệm những bản mở rộng mới để tương tác và tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn trong các chiến dịch và nhóm quảng cáo hiện tại tốt hơn. Tiếp tục sử dụng nhắm mục tiêu tùy chỉnh càng lâu càng tốt và hy vọng Quảng cáo Google cũng mang tính năng này cho quảng cáo tìm kiếm đáp ứng.

4. Hãy bắt đầu với các hàm IF

Bạn chắc chắn sẽ có một lượng khách hàng cần được quảng cáo đeo bám, và những đối tượng này sẽ được tạo trong tài khoản Google Ads của bạn. Hãy xem tất cả các nhóm đối tượng bạn đã tạo và suy nghĩ về cách bạn muốn tương tác với từng nhóm ấy. Hãy nhớ rằng, bạn không cần tạo quá nhiều chiến dịch và nhóm quảng cáo khác nhau để nói chuyện với từng đối tượng. Một khi biết được những gì mà người truy cập, người xem hoặc khách hàng đã trải nghiệm, bạn có thể cung cấp cho họ những quảng cáo tốt nhất để giúp họ có lộ trình rõ ràng trong mua hàng.

Xem thêm Top 5 sách hay về Marketing TẠI ĐÂY.

Các bài viết liên quan