Hướng dẫn chi tiết về kích thước quảng cáo trên Google Display Network
Hiện nay các marketer luôn cố gắng chú ý đến đối tượng mục tiêu của mình, tiếp thị lại thông qua Google Display Network (GDN) là một chiến lược thiết yếu để kết nối với khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng gần đây đã tương tác với thương hiệu của bạn. Trung bình, phải mất sáu lần tiếp xúc trước khi khách hàng tiềm năng chuyển đổi. Một chiến dịch Display được thực hiện đúng cách sẽ thiết lập lại nhận thức về thương hiệu, sự tin cậy và tăng doanh thu từ lưu lượng truy cập trang web bị mất hoặc bị bỏ sót.
Việc thực hiện một chiến dịch GDN thành công tạo ra doanh thu có thể là một thách thức. Với mọi thứ đã sẵn có, làm cách nào bạn có thể thực hiện chiến dịch GDN hoạt động hiệu quả nhất? Kích thước quảng cáo hiển thị hình ảnh nào sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất?
Google có hơn 10 kích thước khác nhau, tất cả đều khác nhau về CTR, giá cả và tùy chọn nơi đăng. Với rất nhiều lựa chọn và hướng đi, thật khó để lựa chọn đâu là tốt nhất cho ngành của bạn và đối tượng mục tiêu mà bạn đang cố gắng tiếp cận. Nhưng biết các tùy chọn kích thước khác nhau và chiến lược đằng sau các tùy chọn đó sẽ giúp bạn quyết định điều gì là tốt nhất cho khán giả của mình.
Các nhóm quảng cáo GDN và kích thước phổ biến
Các kích thước hình ảnh được sử dụng trong Google Display Network:
-
300 × 250 – Quảng cáo hình chữ nhật cỡ trung bình: Một trong những tùy chọn nhỏ gọn nhất, thường hoạt động tốt khi được nhúng kèm trong văn bản, ở cuối trang hoặc ở cuối bài viết và có thể hiển thị ở cả desktop, thiết bị di động và máy tính bảng.
-
336 × 280 – Hình chữ nhật lớn: Lớn hơn một chút so với hình loại trên, kích thước quảng cáo này tăng cơ hội thu hút sự chú ý của khán giả, dẫn đến cơ hội nhấp chuột nhiều hơn. Quảng cáo này hoạt động tốt khi được đặt trong văn bản hoặc ở cuối bài viết.
-
728 × 90 – Hình chữ nhật dài: Hoạt động tốt khi được đặt phía trên nội dung chính và trên các trang web dạng diễn đàn.
-
300 × 600 – Nửa trang: quảng cáo nửa trang là một trong những kích thước phát triển nhanh nhất về số lần hiển thị. Đây là một trong những kích thước quảng cáo có tác động trực quan nhất. Quảng cáo này cung cấp cho người dùng sự tương tác phong phú do các nhà quảng cáo có cơ hội lớn hơn để truyền đạt thông điệp của họ.
-
328 × 100 – Banner lớn trên mobile: Những quảng cáo này có chiều cao gấp đôi khi so sánh với từ mà mọi người vẫn dùng là “quảng cáo hình chữ nhật dài trên thiết bị di động”.
Các kích thước khác nhau của quảng cáo GDN (Nguồn ảnh: WordStream)
Mọi người có nhận ra điểm chung của các loại quảng cáo trên đó chính là có hình dạng chữ nhật. 5 quảng cáo hiển thị hình ảnh hàng đầu đều là hình chữ nhật. Các quảng cáo hiển thị hình chữ nhật này là lựa chọn quảng cáo mà các nhà xuất bản (những trang sẽ hiển thị quảng cáo) thích và sử dụng nhiều nhất. Vì chúng có nhiều khoảng không quảng cáo nhất và tỷ lệ nhấp CTR tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi lên chiến lược Marketing GDN
-
Chi nhiều, hiệu quả nhiều: Quảng cáo trên GDN rất cạnh tranh và các công ty có ngân sách lớn hơn sẽ chiếm các vị trí hàng đầu. Bạn càng sẵn sàng trả nhiều tiền, thì quảng cáo càng hoạt động tốt hơn.
-
Làm cho quảng cáo trở nên đáng nhớ: Mặc dù kích thước quảng cáo không lớn, nhưng thiết kế cũng rất quan trọng. Hãy nhớ rằng, remarketing qua GDN mặc dù có thể tương tác lại với người đã xem qua trang web của bạn, nhưng vẫn là một hình thức quảng cáo để thu hút. Do đó, đừng quên xem xét các khía cạnh khác của quảng cáo của bạn đó là văn bản trong quảng cáo, CTA mạnh mẽ và màu sắc.
-
Xây dựng niềm tin bằng nội dung: Đây không phải là lúc cho một bản giới thiệu bán hàng. 78% người mua B2B thừa nhận đã đọc 3 hoặc nhiều nội dung quảng cáo trước khi nói chuyện với nhân viên bán hàng.
Quảng cáo tiếp thị lại qua Google Display Network rất hiệu quả (Nguồn ảnh: AdFlex)
Responsive display ads là gì?
Quảng cáo responsive display cung cấp sự kết hợp của các tùy chọn văn bản và hình ảnh hiển thị ở nhiều định dạng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí đặt quảng cáo. Bạn cung cấp hình ảnh, dòng tiêu đề ngắn, dòng tiêu đề dài, mô tả, tên doanh nghiệp và Google sẽ lựa chọn để hiển thị kết hợp những yếu tố này sao cho quảng cáo hoạt động tốt nhất.
Quảng cáo responsive display là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn khởi chạy chiến dịch nhanh và tài nguyên quảng cáo hạn chế. Tuy nhiên, Google không cung cấp nhiều quyền kiểm soát đối với việc xây dựng thương hiệu. Vì bạn đã giao quyền kiểm soát cho Google để tối ưu hóa và tạo quảng cáo của bạn trong thời gian thực.
Responsive display ads được tạo tự động bởi Google (Nguồn ảnh: Big Flare)
Vậy kích thước ảnh nào bạn nên sử dụng?
Nhìn chung, mặc dù có nhóm kích thước Quảng cáo Google “phổ biến nhất”, nhưng sẽ không có một kích thước phù hợp với tất cả các chiến lược digital marketing, đặc biệt là với marketing B2B. Bạn cần phải liên tục nghiên cứu ngành của mình để xem những định dạng quảng cáo nào đang chạy để có được sự hiển thị nhiều nhất cho chiến dịch của bạn.
Tất cả các trang web đều được xây dựng khác nhau, do đó, kích thước quảng cáo hiển thị hình ảnh hoạt động hàng đầu cho ngành A sẽ khác với ngành B. Như đã đề cập ở trên, kích thước quảng cáo là quan trọng, nhưng thiết kế cũng quan trọng. Do đó, bạn phải luôn tối ưu hóa chiến dịch của mình dựa trên các phương pháp hay nhất và quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất. Bạn nên làm A/B testing các phiên bản thiết kế khác nhau của nội dung quảng cáo, CTA và màu sắc ngoài kích thước quảng cáo của bạn.
Khi bạn không có chuyên viên thiết kế
Ngân sách hạn chế và không phải ai cũng có khả năng trả tiền cho các nhà thiết kế đồ họa cho nhiều biến thể quảng cáo khác nhau để thử nghiệm. Với trường hợp này thì Responsive display ads là một lựa chọn tuyệt vời. Mặc dù quảng cáo responsive display có thiết lập đơn giản nhưng vẫn có một số phương pháp để làm quảng cáo hay hơn và các yếu tố chính cần xem xét khi thiết lập quảng cáo responsive đầu tiên. Dưới đây là những gì bạn cần và một số mẹo để thành công:
Hình ảnh
-
Mỗi quảng cáo đều phải đáp ứng yêu cầu hình chữ nhật ngang hoặc hình vuông, tương ứng là 1200 × 628 và 1200 × 1200.
-
Tìm kiếm những hình ảnh chất lượng cao sẽ đại diện cho thương hiệu của bạn và những gì bạn đang cố gắng quảng cáo.
-
Tránh vi phạm bản quyền bằng cách sử dụng ảnh của riêng bạn hoặc ảnh mà bạn có quyền sử dụng.
-
Ưu tiên hình ảnh không có logo hoặc văn bản – Responsive ads tự động điều chỉnh kích thước, giao diện và định dạng của chúng để phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn, vì vậy hãy đảm bảo rằng hình ảnh vẫn có ý nghĩa dù bị cắt.
Logo
-
Tương tự như những hình ảnh bạn cung cấp, bạn sẽ cần tải lên phiên bản ngang và vuông của logo tương ứng với kích thước 1200 × 300 và 1200 × 1200.
-
Nếu bạn chỉ có một phiên bản ngang của logo, Google chỉ cho phép bạn chạy quảng cáo với dạng logo ngang – nhưng điều này sẽ giới hạn chiến dịch của bạn.
Văn bản quảng cáo
-
Giữ cho văn bản ngắn gọn và bắt mắt.
-
Lưu ý rằng Google ưu tiên dòng tiêu đề hơn phần mô tả, vì vậy hãy đảm bảo dòng tiêu đề của bạn chứa thông tin quan trọng để quảng cáo duy trì mức độ liên quan.
Làm thế nào để cải thiện ROI?
Cuối cùng, các digital marketer đều muốn các nỗ lực của mình sẽ đóng góp vào ROI và một chiến dịch GDN thành công sẽ làm được điều đó. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần hiểu những gì bạn đang cố gắng đạt được với chiến dịch GDN. Có phải là nhấp chuột không hay chuyển đổi, nhận biết thương hiệu?
Sử dụng tiếp thị lại (Remarketing)
Nếu một khách hàng tiềm năng đến với trang web của bạn, tiếp thị lại cho phép bạn thu hút lại những khách hàng tiềm năng đó để tăng nhận diện thương hiệu và chuyển đổi.
Tối ưu landing page
Lưu ý đến trải nghiệm người dùng khi xây dựng các trang landing page của bạn và tạo trải nghiệm tốt để cung cấp giải pháp hoặc câu trả lời cho những gì được nhắc đến trong quảng cáo. Trang landing page hiệu quả có nút CTA, nội dung phù hợp, tốc độ tải nhanh và tương thích với mọi thiết bị.
Hiểu đối tượng mục tiêu và phát triển nội dung thú vị
Tương tự như việc phát triển landing page, nội dung bạn tạo ra nên phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Thay vì xây dựng nội dung theo những gì bạn muốn người dùng xem, hãy nghiên cứu những gì khán giả mục tiêu của bạn đang tìm kiếm và xây dựng nội dung hấp dẫn cho phù hợp.
Theo dõi các KPI đã thiết lập
Để đảm bảo các chiến dịch của bạn đang tác động tích cực đến ROI, bạn cần theo dõi các KPI dựa trên các mục tiêu bạn đặt ra cho chiến dịch của mình. Những chỉ số nào cần xem xét trong phần báo cáo sẽ được hướng dẫn ở phần bên dưới.
Báo cáo về chiến dịch
Làm thế nào để bạn biết rằng chiến dịch của bạn đã hoặc đang thành công? Điều đầu tiên, bạn cần đặt các KPI, các mục tiêu có thể theo dõi và kế hoạch phân tích kết quả hiệu suất chiến dịch. Bạn đang nhắm mục tiêu ai và họ đang ở giai đoạn nào trong hành trình mua hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của bạn.
-
Nếu bạn đang nhắm mục tiêu một đối tượng mới để tăng nhận thức về thương hiệu, bạn nên xem xét tỷ lệ phần trăm khách truy cập trang web mới và các chỉ số tương tác, chẳng hạn như thời gian dành cho trang web, tỷ lệ thoát và các trang đã xem.
-
Khi nhắm mục tiêu đối tượng ở giữa hành trình mua hàng – bạn đang cố gắng đẩy họ từ giai đoạn cân nhắc sang chuyển đổi thông qua các nỗ lực tiếp thị lại. Do đó, bạn nên theo dõi số lượng chuyển đổi, giá mỗi chuyển đổi và khách hàng tiềm năng thật sự.
-
Ở cuối hành trình mua hàng, các marketer cần tập trung vào ROI – quảng cáo của bạn có đang chuyển đổi không? Chi phí cho những chuyển đổi này là bao nhiêu? Một chỉ số cần theo dõi là Customer lifetime value (LTV).
Tìm ra mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với bạn, sau đó đặt KPI để theo dõi hiệu suất chiến dịch của bạn. Kích thước quảng cáo quan trọng nhưng để thành công với GDN thì cần nhiều hơn thế. Một cách khác để bạn có thể tạo và quản lý các chiến dịch GDN thành công là liên hệ tới Chin Media để được tư vấn trọn gói và thiết lập quảng cáo phù hợp theo yêu cầu của bạn. Liên hệ ngay với Chin Media để được hỗ trợ 24/7.