Hướng Dẫn Sử Dụng Google Business Để Thu Hút Khách Hàng
Để bắt kịp sự phổ biến của công cụ Google Business, bạn cần tạo và tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp của mình càng sớm càng tốt. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu từ A-Z về Google Business và bạn có thể làm chủ nền tảng này bằng cách nào để tăng doanh thu và tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Sử dụng hiệu quả Google Business 2020 (Ảnh: adepresso.com)
Google Business là gì?
Google Business (hoặc Google My Business – GMB) là một nền tảng mà bạn có thể kiểm soát danh sách doanh nghiệp của mình trong Google Maps và các kết quả tìm kiếm địa phương của Google.
Hơn thế, bạn có thể thêm thông tin liên hệ, giờ làm việc, hình ảnh giới thiệu và tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Bạn cũng có thể trả lời đánh giá của khách hàng và quản lý độ nhận diện thương hiệu của mình trực tuyến.
Tại sao doanh nghiệp nên trang bị Google Business?
Nếu bạn đã chuẩn bị đủ tất cả những kênh truyền thông cho doanh nghiệp của mình để tiếp cận với khách hàng, vẫn còn một nền tảng mà doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc, đó chính là Google Business.
Ngày nay khi thói quen sử dụng smartphone của người dùng bắt đầu trở nên phổ biến và việc tìm kiếm các thông tin phải được thực hiện nhanh chóng, đơn giản thì việc sử dụng các tìm kiếm dịch vụ/sản phẩm gần (tìm kiếm địa phương) trên Google trở nên thống trị. Theo đó, người tiêu dùng đã thực hiện nhiều hành động hơn 30,4% trên các trang địa phương giao dịch trong năm 2020 so với năm 2019
Google Business giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng (Ảnh: adepresso.com)
Để đáp ứng xu hướng này, Google đã bắt đầu đưa các kết quả Google Business hoặc Google Maps của chính mình lên đầu các tìm kiếm địa phương. Đó chỉ đơn thuần là cách người dùng thích tương tác trực tuyến với các doanh nghiệp địa phương nhanh chóng và đơn giản.
Những nguyên tắc tối ưu Google Business mà doanh nghiệp nên biết:
Để tối ưu Google Business, doanh nghiệp nên tập trung vào 3 yêu cầu cơ bản và trọng tâm nhất:
- Quảng bá những hình ảnh thực sự thu hút để khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn
- Tích cực phản hồi và quản lý các đánh giá về doanh nghiệp của bạn
- Nếu bạn muốn cung cấp một trải nghiệm khách hàng ở mức độ cao hơn, hãy sử dụng các bài đăng của doanh nghiệp để giúp khách hàng luôn cập nhật thực đơn và ưu đãi, nhận nút đặt phòng, thêm danh mục sản phẩm và xử lý thông báo trực tiếp thông qua hồ sơ của bạn.
Giờ thì cùng tìm hiểu rõ hơn về từng yêu cầu trên:
1. Quảng bá những hình ảnh thực sự thu hút để khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn:
Doanh nghiệp cần nắm được một thực tế rằng, chính hình ảnh (banner) về thương hiệu của bạn mới chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất, vì đơn giản nó thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau khi ảnh bìa này được chọn, Google Maps và Google tìm kiếm sẽ hiển thị nó ở đầu danh sách của bạn cho hầu hết các kết quả tìm kiếm.
Tác dụng của hình ảnh trên Google Business (Ảnh: prima.com.vn)
Lợi ích mà ảnh bìa thu hút sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn:
- Giúp khách hàng nhận biết chính xác mức độ tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng được để giải quyết những nhu cầu & mong đợi từ khách
- Giúp khách hàng hiểu khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn muốn nhắm đến là ai
- Thu hút khách hàng tiềm năng
- Thể hiện chính xác và nổi bật loại hình doanh nghiệp của bạn
Bạn có thể dễ dàng truy cập và chỉnh sửa ảnh của mình bằng cách nhấp vào tùy chọn “Ảnh” ở menu bên trái. Khi đó, bạn có thể đặt biểu trưng, ảnh bìa và ảnh nội thất của mình bằng cách nhấp vào nút “Thay đổi ảnh” hoặc “Thêm ảnh”.
Lựa chọn hình ảnh Google Business phù hợp (Ảnh: phonemantra.com)
Kích thước & Yêu cầu ảnh bìa:
- Logo Google My Business: Hình vuông, 250 x 250 px (tối thiểu 120 x 120; tối đa 5200 x 5200 px)
- Ảnh bìa doanh nghiệp của bạn: Hình chữ nhật, 1080 x 608 pixel (tối thiểu 480 x 270; tối đa 2120 x 1192 px)
- Định dạng hình ảnh được chấp nhận: JPG hoặc PNG.
- Kích thước: Từ 10KB đến 5MB.
- Chất lượng: Google yêu cầu ảnh chất lượng cao, chưa chỉnh sửa cho tất cả các sản phẩm của mình. Hình ảnh phải có ánh sáng tốt, không được chỉnh sửa quá nhiều.
2. Phản hồi nhanh chóng & thường xuyên
Là một chủ doanh nghiệp, một trong những thách thức để thương hiệu của bạn luôn nằm trong tâm trí của khách hàng đó chính là khả năng cung cấp và phản hồi của bạn với họ, không để khách hàng phải chờ đợi lâu chính là mấu chốt mà nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang khá loay hoay, đặc biệt là trong thời đại mà thông tin trực tuyến được lan truyền với tốc độ “ánh sáng”
Phản hồi nhanh chóng để giữ chân khách hàng trên Google Business (Ảnh: bicweb.vn)
Bạn có thể dễ dàng đọc và trả lời các bài đánh giá về doanh nghiệp của mình trên Google Business bằng cách chọn phần “Bài đánh giá” trong thanh điều hướng. Bạn có thể sắp xếp các bài đánh giá theo những bài bạn chưa trả lời hoặc chỉ xem tất cả. Nhấp vào nút “Trả lời” bên dưới bài đánh giá để viết và gửi câu trả lời của bạn.
Lưu ý rằng bạn phải đăng nhập vào tài khoản Google Business đã được xác minh để có thể trả lời các bài đánh giá mà khách hàng gửi về.
Kết luận
Thời đại Internet và tìm kiếm thông tin trực tuyến lên ngôi cũng chính là lúc mà doanh nghiệp nên cân nhắc giải pháp, những lưu ý về Google Business để rút ngắn khoảng cách với khách hàng và tiếp cận dễ dàng hơn.
Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.