Làm thế nào để tạo được một bài đăng Google My Business tuyệt vời nhất
Nếu bạn là một doanh nghiệp truyền thống, bắt chắc chắn đã quá quen thuộc với những thăng trầm của việc biến digital marketing thành những lượt truy cập thực tế. Hôm nay, chúng ta sẽ nhìn vào một trong những cách đơn giản và trực tiếp nhất đỡ giữ kết nối với khách hàng của bạn đó là tạo bài đăng Google My Business.
Google phục vụ 5 tỷ lượt tìm kiếm cho riêng từ khóa “nhà hàng” mỗi tháng. Đây là nơi đầu tiên khách hàng của bạn tìm đến khi còn cần tra cứu về giờ mở cửa, vị trí, giờ cao điểm và tin tức cập nhật nhất về bạn. Và, quan trọng không kém, Google cũng là nơi những khách hàng tiềm năng và khách hàng mới tìm tới để cảm nhận không khí, dịch vụ khách hàng và các dịch vụ/sản phẩm của bạn.
Không như những content trên các trang mạng xã hội lớn khác, bằng đăng Google My Business của bạn được thiết kế cho những người đã biết tới bạn trước đó rồi. Bạn không phải đấu tranh với mấy con vật dễ thương hay mấy tựa đề gây sốc. Bạn không cần thu hút sự chú ý hoặc làm trái tim ai rung động. Bạn chỉ cần chỉ ra những sự thật (nên được thể hiện bằng bề ngoài bắt mắt).
Nhưng một khi bạn đã tối ưu hóa Google My Business của bạn với tất cả những thông tin cập nhật nhất. Bước gì tiếp theo? Có đáng bỏ ra thời gian và công sức để đưa hồ sơ Google My Business vào lịch truyền thông xã hội và chiến lược dịch vụ khách hàng xã hội hay không? Câu trả lời ngắn gọn nhất là: Chắc chắn là có.
Câu trả lời chi tiết hơn một chút: GMB thì khá là tương phản với những việc như là mở một kênh Youtube. Những gì bạn đạt được thì cực lớn, nhưng thời gian, trí óc và chi phí cần thiết thì lại cực thấp.
Và để có câu hỏi chi tiết hơn nữa, hãy tiếp tục đọc nhé.
Làm thế nào để đăng tải bài viết lên Google My Business
Bài đăng Google My Business thường là những cập nhật ngắn và đơn giản để giao tiếp với những người đang tích cực tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của bạn (hoặc những doanh nghiệp giống doanh nghiệp của bạn).
Một trong những lý do bài đăng GMB rất quan trọng là bởi Google ưu tiên những dữ liệu chất lượng trong kết quả tìm kiếm của mình, vậy nên hãy đảm bảo bạn đang cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn sẽ là cách để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh một cửa hàng kem ở Seattle, có nhiều khả năng bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi ai đó tìm “tiệm kem ở Seattle”.
Hãy cùng đi qua những bước để đăng tải bài viết lên hồ sơ Google My Business của bạn.
1. Thiết lập và tối ưu hóa hồ sơ GMB (nếu bạn đã có một tài khoản)
Một khi bạn đã có tài khoản Google My Business của mình và vận hành nó, bạn có thể đăng những bài đăng bằng cách đăng nhập vào Google My Business, tải ứng dụng mobile Google My Business hoặc sử dụng Hootsuite để tích hợp chiến lược GMB của bạn với những kênh marketing truyền thông xã hội khác (chúng ta sẽ nói kỹ hơn phía sau).
2. Chọn loại bài đăng tốt nhất để đạt được mục tiêu của bạn
Trong menu, chọn Posts (Bài đăng), và chọn loại bài đăng của bạn.
Tối thiểu thì hãy để mỗi bài đăng GMB đều có một bức ảnh, văn bản và một lời kêu gọi hành động (call-to-action) rõ ràng. Một vài bài đăng cũng bao gồm các hạn chế về thời gian. Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, hãy chọn một trong những tùy chọn sau:
– Có gì mới (What’s New): Thông báo và thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn.
– Sự kiện (Events): Liệt kê những sự kiện trực tuyến hoặc trực tiếp (bài đăng của bạn sẽ bao gồm cả ngày và thời gian sự kiện bắt đầu cũng như kết thúc).
– Ưu đãi (Offer): Thông báo về những phiếu giảm giá giới hạn, giảm giá, khuyến mãi hoặc việc bán một thứ gì đó (một lần nữa, bạn sẽ gần đưa vào đó ngày bắt đầu và kết thúc của ưu đãi, cũng như đưa ra một mã giảm giá nào đó).
– Sản phẩm (Product); Những bài đăng giúp bạn giới thiệu một hoặc nhiều các sản phẩm bạn đang có sẵn trong thẻ Sản phẩm của bạn (thẻ này cần được bạn thiết lập một cách độc lập).
Lưu ý: Mùa xuân năm 2020, GMB cũng đã đưa ra thẻ cập nhật tình hình Covid-19, là nơi bạn có thể cập nhật giờ làm việc của bạn; điều chỉnh các tùy chọn dịch vụ và những tiêu chuẩn giãn cách xã hội tương ứng khác.
3. Tạo bài đăng
Bài đăng GMB không cần phải màu mè vì có nhiều khả năng khán giả của bạn đang tích cực tìm kiếm những thông tin mà bạn có. Nhưng một vài phương pháp sẽ tốt hơn những phương pháp khác, đây là một vài mẹo bạn nên nhớ.
Văn bản
Bài đăng bị giới hạn trong phạm vi 1500 từ, nhằm giữ mọi thứ ngắn gọn và trực tiếp. 7 hoặc 8 từ đầu tiên sẽ hiển thị đầu tiên và người dùng cần nhấn vào “Xem thêm” (Read more), vậy nên hãy đưa ra thông điệp của bạn nhanh hết mức có thể. Tránh để bài đăng dài hơn 150-300 từ trừ khi bạn có lý do chính đáng.
Mẹo cực đỉnh: Hashtag là không cần thiết và không phù hợp trên GMB, nhưng một vài emoji có thể là cách tiếp cận thú vị.
Hình thức
Những bức ảnh và video bạn đăng tải lên bài đăng của bạn nên đạt mức độ chuyên nghiệp, hoặc ít nhất là gần chuyên nghiệp miễn là bạn quản lý được chúng.
Một bức hình nổi bật của chiếc bánh sừng-bò-kẹp-thịt đã thắng giải của bạn, hoặc là một góc hình đầy tâm trạng trong cửa hàng của bạn cũng có thể là yếu tố quyết định khiến khách hàng mới muốn thử cân nhắc việc chọn bạn thay vì cái nơi ở ngay cuối đường nhà họ. Thể hiện khả năng tốt nhất của bạn để biến những tìm kiếm đó thành khách hàng.
Kêu gọi hành động (Call-to-action)
Google để xuất một loạt các nút CTA. Bạn có đa dạng các lựa chọn và phụ thuộc vào loại bài đăng của bạn, nhưng những CTA phổ biến nhất là: Tìm hiểu thêm (learn more), Đặt hàng online (Order online), Mua ngay (Buy Now),…
Bạn chắc chắn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn dẫn khách hàng tới một landing page hiệu quả. Nếu bạn không dẫn tới page của chính bạn, hãy đảm bảo đó là một trang đáng tin, vậy thì bạn mới không mạo hiểu mà vi phạm vào những quy định nội dung của Google.
Mẹo: Cân nhắc sử dụng thước đo UTM cho đường link của bạn để bạn có thể xem được có bao nhiêu truy cập tới từ Google, hay là đến từ những nỗ lực marketing khác.
Phạm vi thời gian
Nếu bạn đang đưa ra một sự kiện hoặc một ưu đãi, bạn cần phải cụ thể hóa thời gian và ngày tháng mà sự kiện hoặc ưu đãi đó có hiệu lực.
Mẹo: Theo Google, trừ khi một bài đăng có một phạm vi thời gian cụ thể, mọi bài đăng đều sẽ bị ẩn đi sau 7 ngày.
4. Đăng tải
Nhấn Xem trước (Preview) để kiểm tra bài đăng của bạn sẽ nhìn như thế nào, đảm bảo đã chỉnh sửa cẩn thận, và rồi nhấn nút Đăng tải (Publish). Bài đăng của bạn sẽ xuất hiện ở ba nơi:
– Trên điện thoại: thẻ được gắn tên là Cập nhật – Tổng quan về doanh nghiệp của bạn (ở cả Google Search và Google Maps).
– Trên máy tính: Ở mục “Từ chủ sở hữu” (From the Owner) của hồ sơ doanh nghiệp (ở cả Google Search và Google Maps).
– Trang web Google My Business (hoặc là một website đơn giản mà Google sẽ giúp bạn tạo nếu bạn không sở hữu riêng một cái).
5. Đừng quên kiểm tra số liệu phân tích của bạn
Không có gì đáng ngạc nhiên, Google có rất nhiều thông tin chi tiết thú vị để bạn kiểm tra sau khi bạn đã thiết lập và chạy một số bài đăng. Hãy xem lượt xem bài đăng của bạn và xem khách hàng đang tương tác với hồ sơ của bạn như thế nào. Sau đó, cung cấp cho họ nhiều hơn những gì họ thích.
Mẹo: Xử lý chất lượng cũng như số lượng. Theo khách hàng, những doanh nghiệp phản hồi bài đánh giá đáng tin cậy hơn 1,7 lần so với những doanh nghiệp không phản hồi. Vì vậy, hãy đảm bảo chiến lược hỗ trợ khách hàng kỹ thuật số của bạn đang theo dõi các bài đánh giá trên Google Doanh nghiệp của tôi, cùng với các thói quen lắng nghe xã hội khác của bạn.
Kích thước hình ảnh bài đăng trên Google My Business
Khi đăng tải hình ảnh trên Google My Business, bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:
Kích thước ảnh:
Tối thiểu: rộng 400 x cao 300 pixel, 10kb
Tối đa: 10.000 x 10.000 pixel, 25 MB
Kích thước video: kích thước tệp (AVI, MP4, MOV, v.v.) có thể tối đa là 100MB
5 ví dụ cho bài đăng Google My Business tuyệt vời
1. Bài đăng quảng cáo sự kiện
Mặc dù các sự kiện trực tiếp vẫn chưa trở lại quá nhiều sau Covid-19, nhưng đây là một ví dụ hoàn hảo về cách một cửa hàng sách địa phương cập nhật cho mọi người về tình hình đang diễn ra ở hai địa điểm của họ.
Ví dụ cho bài đăng quảng bá sự kiện (Nguồn ảnh: hootsuite)
2. Cập nhật bài viết
Nouveau Palais vốn dĩ không phải là nhà hàng có thể mang đồ đi, vì vậy việc triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến và quảng cáo thời gian mở cửa của họ cho khách hàng là một bước đi khôn ngoan trong giai đoạn giãn cách xã hội và phải đóng cửa. Và ngay cả trong thời gian thuận lợi, đăng một số hình ảnh hấp dẫn về các dịch vụ của bạn và cập nhật giờ làm việc của bạn cũng là một hành động cần thiết.
Luôn cập nhật bài viết của bạn nhé! (Nguồn ảnh: hootsuite)
3. Bài đăng về khuyến mãi
Nếu bạn có một phiếu giảm giá hoặc chương trình khuyến mại mà bạn muốn khách hàng của mình biết tới, hãy đăng nó ở đây.
4. Hoặc, nếu vẫn không thành công, chỉ cần đăng một số hình ảnh tuyệt vời
Điều tuyệt vời về ảnh (và video, như Etat de Style boutique đã đăng, bên dưới) là Google sẽ đa năng hóa chúng: vào ảnh của bạn, vào kết quả tìm kiếm hình ảnh trên Google của bạn, v.v. Vì vậy, hãy nắm lấy một ngày nắng đẹp và hối lộ người bạn nhiếp ảnh gia của bạn để đến kết thúc.
Một hình ảnh đẹp cũng đủ rồi (Nguồn ảnh: hootsuite)
Thời điểm tốt nhất để đăng trên Google My Business
Mặc dù Google không cung cấp hướng dẫn thống kê về thời điểm tốt nhất để đăng lên Google My Business, nhưng chúng tôi có một số mẹo để giúp bạn tìm thấy các phương pháp hay nhất của riêng mình, dựa trên đối tượng duy nhất của bạn.
Đăng khi nào bạn nghĩ khách hàng của bạn có thể thấy bài đăng của bạn
Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về thói quen, múi giờ, lịch trình đi làm, v.v. của khách hàng. Điều này áp dụng cho thói quen trực tuyến cũng như trong thế giới thực. Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một cửa hàng bánh pizza với những ngày cuối tuần tấp nập, hãy đăng tải về các giao dịch của bạn trước khi mọi người bắt đầu tìm kiếm bạn, chẳng hạn như Thứ Năm hoặc Thứ Tư.
Kiểm tra các bài đăng giống nhau tại các thời điểm khác nhau và xem xét các phân tích
Với Google My Business, nội dung mới của bạn — chẳng hạn như đề cập đến cách bạn có quyền truy cập vào nhãn hiệu sữa yến mạch nhập khẩu quý hiếm — có thể được đăng lại hàng tuần, khi các bài đăng tự biến mất sau 7 ngày. Tìm ra thời điểm đăng bài có nghĩa là bạn có thể thử nghiệm từng tuần để xem thời gian nào phù hợp nhất.
———————————————————————————————————————————————-
Chin Media – Một digital marketing agency đầy nhiệt huyết, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Được thành lập năm 2015, Chin đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp thành công với công việc kinh doanh của họ bằng các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Kể từ đó, với khao khát trở thành một trong những digital agency dẫn đầu tại Việt Nam, Chin Media đã không ngừng đi lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đem lại những giá trị tích cực.