CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Làm thế nào để tối ưu hóa Google My Business của bạn?

Làm thế nào để  tối ưu hóa Google My Business (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Khi nói đến một chiến lược SEO và marketing nội địa thành công, thì bạn cần phải chọn được các công cụ phù hợp với công việc và nắm được cách sử dụng nó một cách tối ưu nhất.

Đối với các doanh nghiệp địa phương, một trong những công cụ tốt nhất mà bạn có thể có chính là Google My Business.

Trước khi tìm hiểu các mẹo tối ưu hóa GMB, chúng ta hãy cùng trả lời hai câu hỏi trước:

 

Google My Business là gì?

Google My Business (GMB) là một công cụ miễn phí, dễ sử dụng có thể giúp các doanh nghiệp quản lý sự hiện diện và hình ảnh của mình trong Google Search và Google Maps.

Nếu bạn tìm kiếm tên một doanh nghiệp nào đó, bạn sẽ thường nhìn thấy “bảng thông tin” GMB của họ xuất hiện đầu tiên – một tấm thẻ chứa những thông tin quan trọng mà khách hàng muốn biết về những doanh nghiệp trong khu vực.

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại, thường đó sẽ là kết quả đầu tiên xuất hiện phía trên những kết quả tìm kiếm tự nhiên khác.

Nếu bạn đang sử dụng máy tính, nó sẽ hiển thị ngay bên phải của những kết quả tìm kiếm tự nhiên và được trả tiền như thế này: 


Bảng thông tin GMB minh họa

 

Như bạn có thể thấy, bảng thông tin hiển thị rất nhiều thông tin có giá trị mà khách hàng muốn biết:

– Tên doanh nghiệp

– Loại hình kinh doanh

– Địa chỉ

-Giờ hoạt động

– Số điện thoại

– Liên kết đến trang web

– Hình ảnh

– Liên kết đến bản đồ Google

– Nhận xét

– Xếp hạng sao tổng thể

– Thời gian phổ biến để ghé thăm

– Tìm kiếm liên quan

– …

Trong nháy mắt, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều về một doanh nghiệp và cân nhắc xem liệu bạn có muốn ghé thăm nơi đó hay không.

Đó chính xác là mục tiêu của công cụ này: cung cấp cho khách hàng đủ dữ liệu về một doanh nghiệp để giúp họ xác định xem họ có muốn tương tác với doanh nghiệp đó hay không.

 

Tại sao bạn cần quan tâm tới Google My Business?

Phương pháp tối ưu Google My Business đem lại khá nhiều lợi ích như:

– Tăng khả năng hiển thị trong tìm kiếm

– Trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người mua

– Nhiều lưu lượng truy cập (traffic) hơn vào trang web, các kênh xã hội và cửa hàng của bạn

Một trang GMB được tối ưu hóa sẽ giúp Google hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn: bạn là ai, sản phẩm/dịch vụ nào bạn cung cấp, bạn tọa lạc ở đâu và website của bạn là gì (nơi họ có thể tìm tới và có được nhiều thông tin hơn).

Google càng biết nhiều về bạn, thì GMB của bạn sẽ xuất hiện trong càng nhiều các loại tìm kiếm. 

Trong hầu hết các trường hợp, khi mọi người gõ tên doanh nghiệp của bạn, nó thường hiển thị bảng thông tin song song với đường link website (nếu không, hãy thử thêm vị trí vào trong tìm kiếm của bạn).

Tuy nhiên, khi Google biết nhiều hơn về thứ bạn đang làm hoặc đang bán, họ có thể giúp bạn kết nối với những loại tìm kiếm khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà thầu cung cấp dịch vụ phun foam (cho nhà ở để giữ ấm) ở phía dưới bán đảo của Michigan, bạn chắc chắn sẽ gặp những kết quả như sau: 

Ví dụ cho kết quả tìm kiếm (Nguồn ảnh: impactplus)

Kết quả nào bạn sẽ chọn? Tại sao?

Tôi đã chọn Retro Foam of Michigan bởi vì:

– Tôi đã từng làm việc với họ. Họ là những người tuyệt vời. (Điều này áp dụng cho mọi ví dụ tôi sẽ sử dụng).

– Mặc dù họ chỉ xếp thứ hai, nhưng kết quả thứ nhất thì chẳng có được sao hoặc review nào cả.

– Họ có nhiều sao và review hơn kết quả thứ ba.

– Họ đăng tải thời gian làm việc, không như kết quả thứ nhất. 

– Và có thể nếu tôi chuyển tới Michigan, họ sẽ là nhà cung cấp gần nhất (cảm giác gần gũi là cực kỳ quan trọng trong các tìm kiếm địa phương). 

Và bây giờ, nếu bạn nhấp vào chiếc thẻ nhỏ kia, bạn sẽ được dẫn đến bảng thông tin GMB và bản đồ để đi đến chỗ họ. 


Hiển thị trên Google Maps (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Cũng chú ý với bạn rằng bây giờ khách hàng sẽ có một danh sách hoàn chỉnh của những nhà thầu khác ở bên trái màn hình, và nhấp vào thẻ đó sẽ kéo lên những bảng thông tin GMB của họ. Vì vậy, hãy giữ lấy sự chú ý của khách hàng bằng một bảng thông tin thật hữu dụng.

Vậy làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó? Cuối cùng chúng ta có thể nói về 6 mẹo hữu dụng kia chưa?

 

Hoàn thiện thông tin doanh nghiệp và đính thêm phần miêu tả

Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, tôi hi vọng rằng bạn sẽ cập nhật tên kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc và phân khúc kinh doanh của bạn. Đó là tối thiểu. 

Minh họa cho một bảng thông tin đầy đủ (Nguồn ảnh: Impactplus.com)

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một doanh nghiệp địa phương (như AIS) trên bản đồ, thấy họ nói rằng họ có mở cửa hoạt động, lái xe một quãng đường dài đến đó chỉ để nhận ra nó đã đóng cửa?

Điều đó sẽ làm bạn cảm thấy thế nào về công ty đó? Bạn đã có một khởi đầu chưa tốt đúng không?

Nhưng điều có thể sẽ dễ xảy ra nhất là bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang đối thủ của họ. 

Và nếu bạn có nhận thức về công bằng một cách mạnh mẽ, bạn có thể sẽ gọi cho họ và nói rằng bạn đã ở đó, rời đi và tìm kiếm người khác. 

Kiểm tra kỹ tất cả các thông tin có vẻ nhàm chán trên trang Google Doanh nghiệp của tôi và kiểm tra chéo với thông tin trên trang web của bạn. Đảm bảo thông điệp của bạn nhất quán trên các kênh của bạn.

Lựa chọn loại hình kinh doanh của bạn

Bạn có thể chọn tới 10 loại hình cho GMB của mình, để khoe ra hàng tá những dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chỉ chọn một loại hình, thứ mà Google coi trọng nhất. Vậy nên hãy chọn loại hình chính và phụ thật thông minh.

Ví dụ, ở IMPACT, loại hình chính họ chọn là “marketing agency” vì đó là loại hình gần nhất với những gì họ cung cấp.

Nhưng đối với loại hình phụ, họ chọn website designer, advertising agency, tư vấn marketing, dịch vụ internet marketing, và dịch vụ phát triển kinh doanh để họ có thể hiện lên trong nhiều tìm kiếm hơn. 

Thêm mô tả doanh nghiệp

Trước hết, trên GMB, cách đáng chú ý nhất để cho Google và những người tìm kiếm biết về doanh nghiệp của bạn là thông qua danh mục Google My Business, hiện có gần 4.000 tùy chọn.

Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng cung cấp đủ thông tin, đặc biệt nếu bạn đang kinh doanh trong một lĩnh vực ngách nào đó.


Ví dụ cho một thị trường ngách đặc biệt (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Một người bạn địa phương của tôi sở hữu một cửa hàng quần áo, tã vải với trang thương mại điện tử, Arctic Baby Bottoms. Cô bán các sản phẩm “nuôi con tự nhiên” như tã vải, phụ kiện tã vải, đồ dùng và đồ chơi trẻ em cao cấp.

Tuy nhiên, khi điền vào thông tin GMB của mình, cô ấy đã gặp phải một vấn đề: không có danh mục cho cửa hàng tã vải và thậm chí cả cửa hàng tã nói chung.

Có dịch vụ tã giấy, nhưng nó không thực sự đúng với doanh nghiệp của cô.. Cửa hàng đồ trẻ em là thứ  phù hợp nhất, nhưng vẫn chưa phải là danh mục hoàn hảo..

Điều đó có thể gây khó chịu khi bạn không thể thông báo cho người mua biết bạn thực sự là ai và bạn thực sự bán gì.

Vấn đề đó sẽ được giải quyết với phần mô tả. 

Nếu bạn nhìn xuống dưới cùng của hình ảnh ở trên, bạn sẽ thấy một phần có một mục ghi From Arctic Baby Bottoms. Đó chính là tiêu đề của phần miêu tả doanh nghiệp. 

Miêu tả doanh nghiệp một cách đúng đắn (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Hiện nay,  Google cung cấp cho bạn 750 ký tự (~ 250 ký tự trước dấu phân tách “Đọc thêm”) để mô tả sản phẩm, dịch vụ, giá trị của bạn hoặc bất kỳ điều gì bạn muốn truyền đạt cho khán giả của mình.

 

Đăng tải nhiều hơn những bức ảnh (đẹp hơn)

Đây là một fun fact về hình ảnh trên GMB đến từ Google:

“Doanh nghiệp sử dụng hình ảnh nhận được nhiều hơn 42% yêu cầu cho chỉ dẫn đường đi tới vị trí của họ từ user trên Google, và nhiều hơn 35% lượt nhấp chuột tới website so với các doanh nghiệp không sử dụng hình ảnh.”

Bạn muốn khách hàng tới chỗ của bạn hơn là đối thủ của bạn chứ? Vậy hãy bổ sung thêm hình ảnh đi.

Giả dụ bạn đang tìm kiếm để mua vài viên kim cương từ cửa hàng trang sức địa phương.

GMB của một cửa hàng trang sức chỉ hiển thị cửa trước của họ, logo và hình ảnh của họ mà Google Street View lưu lại; có bao nhiêu khả năng bạn sẽ có động lực để lái xe thẳng tới đó?

Nhưng nếu bạn có thể xem hình ảnh showroom của họ, nhìn những bức hình chụp gần với những sản phẩm họ trưng bày, hình ảnh những người bán hàng bạn có thể gặp, bạn sẽ cảm thấy tự tin vào kỳ vọng của mình hơn khi tới chỗ họ, đúng không?

Chụp ảnh nội thất của văn phòng/ hòng trưng bày của bạn. Chụp những bức ảnh bên ngoài tòa nhà của bạn để người mua biết tòa nhà nào là của bạn hoặc cho họ thấy mặt bằng của bạn lớn như thế nào. Tải lên hình ảnh về nhân viên của bạn để mọi người biết tìm ai khi họ đến.

Những người khác cũng có thể tải hình ảnh lên GMB của bạn và bạn nên khuyến khích khách hàng làm như vậy.

Bạn đang điều hành một nhà hàng? Nếu vậy, có thể bạn đã từng yêu cầu mọi người gắn thẻ ảnh trên Instagram và Facebook. Tại sao không làm điều đó trên GMB?

Những khách hàng đã có trải nghiệm mua hàng tuyệt vời từ các công ty thường trở thành những người truyền bá cho các thương hiệu mà họ yêu thích.

Mang đến cho họ trải nghiệm tuyệt vời và họ có nhiều khả năng họ sẽ quảng bá thương hiệu của bạn tốt hơn bằng cách thêm ảnh vào trang GMB, gắn thẻ doanh nghiệp của bạn trong các bài đăng trên mạng xã hội, để lại đánh giá tích cực, v.v.

Nếu có một khách hàng nào đó chia sẻ hình ảnh của bạn, đừng quên chỉnh sửa chúng, phân loại vào Images By Customers.

Bạn có thể sẽ gặp những bức ảnh bạn muốn xóa đi:

– Bức ảnh bị đăng tải nhầm và chẳng có gì liên quan đến việc kinh doanh của bạn

– Những bức ảnh chất lượng thấp mà bạn không muốn chúng đại diện cho doanh nghiệp của bạn

– Những bức ảnh có thể mang tác động xấu và nên được duy trì ở chế độ cá nhân

 

Hồi đáp những lời nhận xét (tất cả)

Các nhận xét trên trang GMB của bạn có thể là yếu tố quyết định xem người mua có tương tác với thương hiệu của bạn hay không. Chỉ cần nhìn những thống kê về nhận xét của người tiêu dùng địa phương sau:

– 97% khách hàng tìm kiếm các doanh nghiệp trên internet vào năm 2017

– 85% khách hàng tin tưởng vào những lời nhận xét online nhiều như tin vào họ tin vào đề xuất trực tiếp.

– Nhận xét tích cực khiến 73% người tiêu dùng tin tưởng một doanh nghiệp địa phương hơn

– 68% người tiêu dùng để lại lời nhận xét về một doanh nghiệp địa phương khi được hỏi

– 30% người tiêu dùng nói rằng họ đánh giá một doanh nghiệp dựa trên những phản hồi đối với lời nhận xét dành cho họ

Khi đưa ra một quyết định mua hàng, mọi người có xu hướng tìm kiếm ý kiến từ xung quanh.

Chúng ta đều làm vậy. Và làm vậy một cách thường xuyên. Chúng ta muốn học từ những trải nghiệm của những người đã từng mua trước đó.

Họ đã có trải nghiệm tích cực hay tiêu cực? 

Vậy nên, luôn luôn hồi đáp những lời nhận xét dành cho bạn. Nhận xét tích cực đem đến ấn tượng tốt về doanh nghiệp của bạn và nên được bạn để ý tới. 


Luôn phản hồi các đánh giá (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Nhưng bạn sẽ làm gì với những xếp hạng một sao không thể tránh khỏi và những đánh giá tiêu cực gay gắt?

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn né tránh chúng, hy vọng chúng sẽ không bị chú ý, hoặc tệ hơn, họ cuối cùng bị lôi vào một cuộc chiến bàn phím công khai. 

Điều đó chẳng tốt đẹp gì nhưng bạn buộc phải phản hồi những nhận xét đó. Những người để lại lời nhận xét cần được tôn trọng và những người đọc chúng thì cần sự hồi đáp của bạn.

 

Sử dụng các bài đăng để quảng bá các sự kiện, ưu đãi và content của bạn

Tháng 6 năm 2017, Google cho ra mắt dạng bài post trên Google My Business.

Trước khi có tính năng này, nếu bạn muốn chia sẻ nội dung của mình, bạn buộc phải làm chúng trên website của bạn hoặc trên các nền tảng xã hội.

Nhưng giờ đây, bạn có thể hiển thị nội dung của mình trên Google Search  và Google Maps trên bảng thông tin doanh nghiệp của bạn. 

Vậy loại nội dung nào chúng ta đang nói tới?

– Các bài báo trên blog 

– Tin tức công ty

– Download Ebook

– Sự kiện sắp tới

– Ưu đãi đặc biệt

– Quảng bá sản phẩm

Thực sự, bạn có thể đăng bất cứ thứ gì bạn muốn người mua biết về bạn, sản phẩm và dịch vụ của bạn.

 

Đăng tải video

Không có cách nào tốt hơn để thu hút, tương tác và giao tiếp với người mua bằng các video. 

Với Google My Business, có hai cách để quảng cáo video:

– Tải lên Ảnh của bạn (sau khi bạn nhấp vào nút “tải lên”, nó sẽ hỏi bạn có muốn tải ảnh hoặc video lên không)

– Tải lên video dưới dạng bài đăng

Tải lên Ảnh của bạn

Dưới đây là một ví dụ từ Circle Furniture về một video được kết hợp với ảnh của họ.


Thêm video vào bảng thông tin như thế nào? (nguồn ảnh: impactplus.com)

Một vấn đề mà chúng ta nhận thấy khi tải video lên theo cách này là chúng không phải lúc nào cũng có thể hiển thị lên đầu trang. Và đôi khi, giống như trong trường hợp trên, chiếc video hơi bị lẫn vào đống hình ảnh trong album ảnh. 

May mắn thay, khi bạn đang cuộn qua phần hình ảnh GMB của một doanh nghiệp, video sẽ tự động phát để thu hút sự chú ý của bạn.

Thời lượng tối đa của video được yêu cầu là 30 giây, nhưng tôi đã thấy khách hàng tải video lên đến 90 giây mà không có vấn đề gì.

Có vẻ như mức tối đa thực cho video là kích thước tệp. Giữ chúng dưới 100 MB và bạn sẽ ổn.

 

Tải lên video dưới dạng bài đăng

Có một cách khác để quảng cáo video của bạn thông qua GMB thay vì để video bị chôn vùi giữa các hình ảnh của bạn – tải video dưới dạng một bài đăng.

Đây là một ví dụ cho cách này:


Các cách khác nhau để đăng tải video (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Đúng vậy, bạn có thể tải video gốc lên dưới dạng bài đăng trên Google và để video đó hiển thị trực tiếp trên bảng thông tin của bạn. 

Bạn còn chờ gì nữa? Tìm lại những video bạn sẵn có và tải chúng lên trang GMB của bạn.

Chỉ mất vài phút và có thể đó sẽ là yếu tố quyết định liệu người mua có chọn bạn thay vì chọn đối thủ cạnh tranh hay không.

 

Bổ sung shortnames

Kể từ tháng 6 năm 2019, Google đã thêm một tính năng nổi bật được gọi là “shortnames”, cho phép các bài đăng của bạn được tìm thấy trong tìm kiếm của Google cũng như Google maps.

Shortnames cho phép khách hàng “theo dõi” doanh nghiệp của bạn thông qua trang Google My Business.


Shortname của bạn là gì? (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Khi ai đó tìm thấy và theo dõi doanh nghiệp của bạn, trong tab “Dành cho bạn” trên Google Maps của họ, các bài đăng trên Google và thông tin về doanh nghiệp có thể bắt đầu xuất hiện.


Thông tin luôn cập nhật nhé! (Nguồn ảnh: impactplus.com)

Tính năng mới này làm tăng tiềm năng “tương tác địa phương”, đồng thời giúp tăng khả năng các khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của bạn.

Shortnames có thể được tìm thấy trong tab thông tin giữa số điện thoại của bạn và liên kết trang web.

 

Kết luận

Đây là 6 mẹo hữu ích để bạn có thể tối ưu hóa Google My Business của bạn. Hãy áp dụng chúng một cách thông minh, bài bản để đạt được hiệu quả tối ưu nhé. 

———————————————————————————————————————————————-

Chinmedia – Một digital marketing agency đầy nhiệt huyết, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số tích hợp.

Được thành lập năm 2015, Chin đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp thành công với công việc kinh doanh của họ bằng các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. 

Kể từ đó, với khao khát trở thành một trong những digital agency dẫn đầu tại Việt Nam, với đam mê mãnh liệt trong một thế giới mà công nghệ và kỹ thuật số phát triển, thay đổi một cách chóng mặt, Chin Media đã không ngừng đi lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đem lại những giá trị tích cực.

Các bài viết liên quan