Lỗi thường gặp với quảng cáo Google Display Network và cách khắc phục
Khi làn sóng quảng cáo Google Display Network ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các nhà tiếp thị trở nên bùng nổ với hàng loạt những chiến dịch quảng bá “đình đám”. Tuy vậy đó cũng là lúc mà các lỗi quảng cáo Google Display Network bắt đầu xuất hiện nhiều hơn vì nhà tiếp thị nghĩ rằng chỉ cần đầu tư ngân sách “khủng”, chiến lược độc nhất là có thể chiến thắng. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi quảng cáo GDN, cùng tìm hiểu bài viết sau đây!
5 Lỗi Google Display Network thường gặp (Ảnh: curvearro.com)
Hiểu rõ về mạng quảng cáo Google Display Network
Google Display Network là gì?
Quảng cáo GDN là một mạng lưới quảng cáo trong đó tận dụng việc đặt các banner quảng cáo trên các website thuộc đối tác của Google. Trong đó, quảng cáo hiển thị phổ biến nhất hiện nhất đó là đặt mã code Google Adsense ở các website để tăng thêm thu nhập
Có 3 dạng chính:
- Hình ảnh (Banner): Là dạng quảng cáo GDN được sử dụng nhiều nhất vì dễ thực hiện và có tính thu hút cao với những hình ảnh sản phẩm thực sự hấp dẫn
- Văn bản (Text): Là dạng dành cho những người không có hình ảnh vẫn có thể thiết lập được một chiến dịch Google Display Network
- Video: Ít phổ biến, vì đã có loại hình quảng cáo dành riêng cho video mang lại kết quả tốt hơn, đó là Youtube Video Ads. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho một video clip thực sự có ý nghĩa và chỉnh chu sẽ đòi hỏi nhà tiếp thị cần bỏ ra nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
Google Display Network (Ảnh: blogmarketers.wordpress.com)
Đặc điểm nổi bật của Google Display Network là gì?
Nhắm đúng khách hàng tiềm năng nhờ hiển thị ở website phù hợp
Sau khi thiết lập thành công quảng cáo GDN, bài đăng có thể hiển thị ở bất cứ đâu mà chủ sở hữu website đã đặt code. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là giữa các nội dung trong bài viết, banner ở đầu website
Hiển thị GDN (Ảnh: adflex.vn)
Tăng độ nhận diện thương hiệu nhờ “bám đuôi” hiệu quả
Hình thức quảng cáo GDN trở nên vô cùng hiệu quả vì khả năng nhắm mục tiêu lại với khách hàng đã từng thao tác (tìm kiếm/mua/nhấp vào link/nhấp vào hình) và xuất hiện ở tất cả những website mà họ truy cập trong tương lai.
Ví dụ: Bạn có thể đặt khoảng 500.000 đồng mỗi ngày cho việc đặt quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm. Tuy vậy bằng cách chia nhỏ ngân sách này, 300.000 đồng cho mục đích giống ban đầu, 200.000 đồng còn lại sẽ phân bổ vào chức năng nhắm mục tiêu lại (retarget). Giờ đây bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Giả sử những khách hàng đã từng truy cập vào website của Tiki để mua sắm, hoặc vô tình nhấp vào một đường dẫn tới sản phẩm bất kỳ của Tiki. Dù khách hàng đó đã mua hay không mua món hàng đó, giờ đây khi truy cập các trang web khác, một số sản phẩm vẫn tiếp tục hiển thị. Đó có thể là website nơi bạn đọc báo, kênh Youtube khi bạn xem video clip hoặc thậm chí tìm kiếm một thông tin gì đó trên Google, các sản phẩm này vẫn sẽ “bám đuôi” để nhắc nhở bạn mua hàng.
Cách hiển thị Google Display Network (Ảnh: hbmedia.com.vn)
Tự động đưa ra gợi ý cho khách hàng
Quảng cáo Google Display Network cũng sẽ hiển thị quảng cáo dựa trên một số thói quen truy cập Internet hoặc nhu cầu mua sắm của khách hàng đó.
Ví dụ: Một khách hàng đang có nhu cầu mua bồn massage ngâm chân, họ đã từng tìm kiếm từ khóa này trên Google và dành thời gian để đọc qua một vài trang web để tìm sản phẩm phù hợp; vô tình truy cập đúng website có đặt quảng cáo GDN, lúc này banner về bồn massage ngâm chân sẽ có tỷ lệ hiển thị cao hơn.
Lỗi quảng cáo Google Display Network phổ biến
1. Kết hợp cùng lúc ngân sách của quảng cáo GDN và quảng cáo Adwords
Nhà tiếp thị vẫn hay mắc lỗi quảng cáo GDN khi nghĩ rằng việc cùng lúc kết hợp quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm sẽ giúp họ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy vậy đây hoàn toàn là một chiến lược sai lầm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì họ không có khả năng quản lý nhiều chiến dịch quảng cáo hiển thị cùng một lúc.
So sánh Google Adword và Google GDN (Ảnh: adsplus.vn)
Hãy phân biệt rõ vì Google Display Network sẽ tiếp cận hai đối tượng khách hàng:
- Khách truy cập trực tiếp vào Google và tìm kiếm cho một số sản phẩm nhất định. Là đối tượng cực kỳ tiềm năng vì đã có ý định và nhu cầu mua sắm, chi tiêu cho sản phẩm. Tiếp cận lượng khách hàng này, bạn sẽ có tỷ lệ chuyển đổi rất cao.
- Khách ngẫu nhiên nhìn thấy một banner quảng cáo sản phẩm bất kỳ trên một website nào đó (đọc báo, xem video clip, chơi game, …). Là những khách hàng chưa có ý định mua hàng, chưa biết về sản phẩm hay thậm chí chưa từng nghe qua về doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó.
Với lý do trên, nhà tiếp thị cần tránh lỗi quảng cáo GDN để tách biệt hai loại quảng cáo hiển thị và tìm kiếm. Việc quản lý từng chiến dịch theo từng loại sẽ giúp bạn tiếp cận được lượng khách hàng thực sự có nhu cầu và làm quen dần với khách hàng chưa từng biết đến thương hiệu của bạn.
2. Tiếp tục tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng đã từng tiếp cận thành công.
Đừng quên rằng, một thông điệp tạo ra cho một người đã từng biết đến thương hiệu của bạn phải hoàn toàn khác biệt với thông điệp tạo ra cho những người không biết chút gì về bạn cả!
- Tiếp thị lại (re-marketing): Là hình thức quảng cáo GDN với những thông điệp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy khách hàng tạo ra một hành động cụ thể (thanh toán, bỏ sản phẩm vào giỏ, tiếp tục mua sắm, …)
- Tăng độ nhận diện thương hiệu (awareness): Là hình thức quảng cáo GDN mà trong đó thông điệp cần tích cực để chào đón, làm quen với những khách hàng mới; giúp họ biết được bán là ai, bạn bán sản phẩm gì và sản phẩm đó có cần thiết đối với khách hàng không.
Ví dụ: Với khách hàng đã từng mua sắm bạn không thể chỉ giới thiệu sản phẩm một cách thông thường mà hơn hết cần mang lại cho họ những khuyến mãi, trò chơi trúng thưởng mới. Vì khách hàng đã từng mua sản phẩm đó rồi, giờ đây nhu cầu chưa cao nhưng với những khuyến mãi hấp dẫn, giảm nhiều, khách hàng vẫn có thể thực hiện hành động và giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3. Bỏ qua các thống kê về vị trí website đã hiển thị quảng cáo GDN
Nhà tiếp thị thường bỏ qua bước phân tích các số liệu từ báo cáo, tuy vậy đây mới là một trong chiến dịch quảng cáo hiển thị GDN để giúp bạn tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.
Vị trí hiển thị quảng cáo trên chiến dịch GDN (Ảnh: ingaads.com)
Ở mục “Báo cáo vị trí”, cần chọn xem lại “Nơi quảng cáo hiển thị”. Bạn cần phân tích những yếu tố sau:
- Các quảng cáo đã được hiển thị ở những website nào?
- Lượt traffic từ các website này như thế nào? Có phải là các website phổ biến, đạt lượng truy cập thấp, ổn định hay cao?
- Các quảng cáo hiển thị ở website nào thường được khách hàng tương tác?
- Những vị trí nào kém hiệu quả cần được loại trừ để giảm ngân sách?
- Những danh mục website hiển thị nào buộc phải đầu từ thêm ngân sách để được xuất hiện quảng cáo? Thời gian tối ưu là bao nhiêu để tối đa quãng thời gian chạy quảng cáo GDN này?
Từ việc trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ giúp quảng cáo GDN xuất hiện ở các vị trí phù hợp hơn với mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải liên tục kiểm tra các báo cáo này từng giờ, từng phút. Hãy thiết lập một lịch trình nhất quán để xem xét vị trí quảng cáo hiển thị của bạn đang được xuất hiện và đo lường mức độ hiệu quả của chúng.
4. Cảm thấy hài lòng với các tuỳ chọn mục tiêu đã thiết lập
Nhà tiếp thị vẫn thường mắc một lỗi quảng cáo GDN cực kỳ phổ biến, đó là sử dụng tuỳ chọn khách hàng mục tiêu giống nhau trong một thời gian dài. Nên nhớ rằng mỗi chiến dịch đều sẽ mang một thông điệp khác nhau và cách mà nó tiếp cận khách hàng cũng sẽ vì thế mà rất khác. Hơn thế nữa, mỗi thời điểm khách hàng sẽ có những nhu cầu, cảm giác và lượng đối thủ trên thị trường mà bạn cạnh tranh cũng tăng lên đáng kể.
Ví dụ: Tháng 12 âm lịch là thời điểm mà tất cả mọi người đều đang sắm sửa và thay đổi diện mạo bên ngoài để đón Tết. Với những salon tóc đây có thể là thời điểm tuyệt vời để hiển thị quảng cáo GDN với các combo làm tóc hấp dẫn cùng với khuyến mãi. Tuy vậy ở những tháng khác trong năm, bạn không thể tiếp tục sử dụng chiêu tiếp thị thông thường này. Vì đây là thời điểm mà khách hàng thực sự không có nhu cầu, vậy giải pháp bạn cần mang đến cho họ là mã giảm giá, quà tặng kèm, mua dịch vụ này tặng dịch vụ kia, …
Quảng cáo GDN (Ảnh: gadvn.com)
Ngay cả khi bạn thấy các mục tiêu đã chọn đang hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cho quảng cáo GDN, bạn vẫn có thể tiếp tục cải thiện chúng nhờ việc nỗ lực thử các tuỳ chọn khác và cải thiện kết quả vượt trội hơn nữa.
5. Sắp xếp quá nhiều tuỳ chọn trong một chiến dịch hiển thị
Một trong những lỗi quảng cáo GDN phổ biến là đưa quá nhiều tuỳ chọn hiển thị vào trong cùng một quảng cáo khiến nhà tiếp thị không quản lý và theo dõi chiến dịch một cách hợp lý. Điều này làm cho Google không phân tích được mục tiêu thực sự mà doanh nghiệp bạn muốn thực hiện trong chiến dịch là gì, từ đó mất nhiều thời gian hơn cho việc hiển thị khi các lớp mới được thêm vào.
Không những thế, việc xếp nhiều mục tiêu như vậy còn làm giảm hiệu quả tiếp cận gây ra hiệu quả tiêu cực cho việc theo dõi hoạt động chiến dịch hiển thị quảng cáo. Vì quá nhiều lựa chọn mục tiêu mà ngân sách lại có hạn, Google buộc phải chia nhỏ các mục tiêu và thực hiện nằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khoản ngân sách mà bạn có.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn quảng cáo GDN cho khóa tập gym tại cơ sở quận Thủ Đức. Lẽ ra nhà tiếp thị chỉ nên phân bổ các vị trí tiếp cận là quận 9, quận 2, điều này sẽ tối ưu ngân sách và hiệu quả cho quảng cáo. Giờ đây khi thiết lập thêm các vị trí mục tiêu như quận 1, quận 3, quận 6, quảng cáo GDN buộc phải bị chia nhỏ và điều này dẫn đến các khách hàng tiềm năng ở quận 9, quận 2 lại không được tiếp cận nhiều, tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ thấp.
Kết luận
Trên đây là những lỗi quảng cáo GDN mà nhà tiếp thị nên tránh để tạo ra những chiến lược mạng quảng cáo GDN hiệu quả nhất.
Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.