Marketer nên làm gì khi nội dung cũ mất lưu lượng truy cập (traffic)?
Mọi content marketer chắc hẳn đều có chung mơ ước về việc sở hữu một bài đăng trên blog đạt top 1 trong kết quả tìm kiếm và thu hút rất nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên và chất lượng cao. Điều mà nhiều copywriter không nghĩ đến là, một khi bạn đạt được giấc mơ này đồng nghĩa với việc nội dung của bạn giờ đây sẽ bị nhiều người “chú ý”. Các công ty đối thủ sẽ nghiên cứu nó, làm một nội dung tương tự với cùng công thức thành công đó và tìm mọi cách để có thể nâng thứ hạng của bài viết do họ tạo ra. Cuối cùng, một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ làm được điều đó. Nội dung của bạn sẽ rơi xuống top 2, sau đó là top 3, v.v. cho đến khi bạn nhận ra lưu lượng truy cập (traffic) cho bài viết đó ít hơn nhiều so với trước đây.
Phải làm gì khi nội dung cũ mất lưu lượng truy cập? (cre: Du lịch – Khách sạn)
Khi lưu lượng truy cập tự nhiên của một nội dung nào đó trên trang web của bạn giảm trong một thời gian dài, thông thường là ba tháng liên tiếp, thì đây chính là thời điểm bạn nên đặt ra câu hỏi: Phải làm gì khi nội dung cũ mất lưu lượng truy cập? Bất kỳ khoảng thời gian nào ngắn hơn ba tháng và nó có thể chỉ là một sự thay đổi tự nhiên và bạn không cần quá bận tâm về sự suy giảm traffic này.
Tại sao nội dung mất traffic?
1. Gia tăng mức độ cạnh tranh
Mức độ phổ biến của content marketing đang tăng với tốc độ cực kỳ nhanh trong 10 năm qua. Các công ty thuộc mọi quy mô, mọi lĩnh vực đều nhận ra rằng viết blog có thể thúc đẩy một lượng truy cập tự nhiên lớn. Càng nhiều công ty đồng nghĩa với việc tạo ra càng nhiều nội dung hơn, độ cạnh tranh sẽ ngày càng khó khăn và chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn trong tương lai.
2. Yếu tố xếp hạng độ mới của Google
Đối với việc đánh giá điểm SEO khi sắp xếp các bài trên top tìm kiếm, Google coi trọng yếu tố độ mới. Bởi lẽ người đọc thường mong đợi được xem thông tin cập nhật mới nhất. Google đánh giá mức độ mới bằng cách tương tác – cả trên trang và ngoài trang. Nếu nội dung của bạn đã ba năm tuổi nhưng vẫn nhận được các backlink mới, có lẽ đó vẫn là một bài viết tốt, cung cấp nhiều giá trị. Tương tự, nếu người đọc tiếp tục nhấp vào nội dung của bạn từ SERP, đọc và chia sẻ nội dung đó trên mạng xã hội, thì nó vẫn được đánh giá là nội dung mới.
3. Chủ đề bài viết không thu hút
Đôi khi bài viết được sản xuất theo tính thời sự, bắt trend ví dụ như cuộc bầu cử tổng thống 2020 vừa mới kết thúc. Tất nhiên, khi sự kiện này kết thúc, bài viết về chủ đề này sẽ dần rơi vào quên lãng so với thời điểm trước. Hay như trường hợp Google+ đã ngừng hoạt động vào tháng 4 năm 2019. Nếu công ty của bạn viết một cái gì đó như “Hướng dẫn cơ bản về tiếp thị trên Google+” vào năm 2015, bạn có thể đã nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập vào thời điểm đó. Tuy nhiên, theo thời gian, mức độ phổ biến của Google+ giảm đi và lưu lượng truy cập của bạn có thể đã giảm cùng với nó. Nếu nội dung của bạn đang bị yếu dần do cạnh tranh gia tăng hoặc do yếu tố xếp hạng độ mới của Google, thì làm mới nội dung là một cách tuyệt vời để khắc phục điều đó. Nhưng nếu chủ đề của bài viết trở nên lỗi thời thì bỏ qua và tập trung vào những bài viết mới sẽ là một lựa chọn thông minh.
Website mất traffic nên khắc phục thế nào (cre: Reliablesoft.net)
Các bước để khắc phục nội dung mất traffic
Có hai cách để khắc phục sự suy giảm nội dung, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề mất traffic là gì. Nếu sự suy giảm của bạn xảy ra do cạnh tranh gia tăng hoặc mất đi sự mới mẻ, bạn có thể khắc phục bằng cách thực hiện làm mới nội dung. Tin tốt là nếu bạn đã sẵn sàng cho quá trình làm mới nội dung cũ, dù quá trình này cần có thời gian để rà soát nội dung, nghiên cứu và viết lại nội dung của mình, điều này không quá khó khăn đối với bạn.
1. Cập nhật nội dung
– Tìm nghiên cứu mới: Nếu nội dung của bạn dựa trên những kết quả nghiên cứu, thì có khả năng nó đã lỗi thời chỉ sau một năm đặc biệt là yếu tố số liệu. Nội dung của bạn nên được cập nhật khi nghiên cứu bạn tham khảo được cập nhật đặc biệt là các nghiên cứu và báo cáo theo từng năm.
– Liên kết đến các tài nguyên mới hơn và tốt hơn: Khi bạn đăng tải nội dung của mình, có thể bạn đã liên kết với một vài trang uy tín bên ngoài. Rất có thể những trang đó cũng đang bị lỗi hoặc lỗi thời giống với vấn đề bài viết của bạn đang mắc phải. Điều bạn cần làm là tìm các nội dung khác để thay thế.
– Tối ưu hóa cho các từ khóa phù hợp: Tùy chọn từ khóa có thể đã thay đổi kể từ khi bạn publish lần đầu. Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn vẫn đang sử dụng các từ khóa có liên quan nhất. Ví dụ: nếu nội dung của bạn được viết bằng cách sử dụng “Google AdWords” làm từ khóa, thì có thể đã đến lúc phải thay đổi vì Google không còn gọi nền tảng quảng cáo của mình là “AdWords”.
– Thêm các từ khóa mới vào thẻ tiêu đề nếu có sự cập nhật từ khóa.
Quảng bá nội dung được làm mới (cre: Sine Media)
2. Quảng bá nội dung được làm mới
Sau khi cập nhật nội dung của mình, hãy quảng cáo nó giống như một nội dung mới. Gửi lại nó vào list email marketing, bắt đầu chiến dịch backlink mới cho phần nội dung được làm mới và chia sẻ lên mạng xã hội để nhận được những chia sẻ từ người dùng mới. Một bước khác mà bạn có thể chưa nghĩ đến là thêm các internal link từ nội dung khác của bạn vào nội dung được làm mới hoặc ngược lại.
Mục đích của việc làm mới nội dung là đưa lưu lượng truy cập trở lại mức trước đây, nhưng khi thực hiện đúng hướng, bạn có thể nhận được nhiều lưu lượng truy cập ngoài mong đợi. Đó là lý do Chin Media vẫn luôn chú trọng vào việc cải thiện các nội dung trên blog thường xuyên dù cũ hay mới. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật những tin tức và kiến thức mới nhất về Digital Marketing nhé!