Mẹo tối ưu Landing Page nhằm thu Lead trong dài hạn
Một trong những điều tuyệt vời của Inbound Marketing là nội dung của bạn sẽ tiếp tục sinh lời theo thời gian, rất lâu sau khi bạn sản xuất và quảng bá nó. Điều gì sẽ xảy ra nếu các chiến dịch bạn đang thực hiện trong tháng này vẫn tạo ra khách hàng tiềm năng cho bạn sáu tháng sau, thậm chí là 3 năm sau?
Làm cách nào SEO có thể thu Lead trong dài hạn?
Nội dung bạn đang tạo không chỉ nên gói gọn trong các chiến dịch và mục tiêu hiện tại của bạn; nó cũng nên được tối ưu hóa để tạo ra khách hàng tiềm năng hàng tháng và hàng năm trong tương lai.
Mặc dù việc quảng cáo trả tiền sẽ thu lead rất nhanh trong một thời gian ngắn, nhưng các lưu lượng truy cập đến từ các kênh không trả tiền mới được coi là nguồn khách hàng tiềm năng với chất lượng nhất quán nhất. Đôi khi, khả năng chuyển đổi tại các kênh không trả tiền còn cao hơn gấp 7 lần so với lưu lượng truy cập từ kênh phải trả tiền. Tại sao vậy?
Chắc hẳn bạn đã biết, có hàng triệu người sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi ngày để giải quyết vấn đề của họ. Khi mọi người chủ động tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của họ, các trang web xếp hạng tốt sẽ được họ lưu tâm đầu tiên. Và để trang web xếp hạng tốt, bạn nhất định phải quan tâm đến kỹ thuật SEO.
Để đi sâu hơn về cách thức tối ưu hóa Landing Page của bạn, hãy dành thời gian xem qua một số mẹo dưới đây:
1. Tạo tiêu đề trang ngắn nhưng được tối ưu hóa từ khóa.
Theo dữ liệu từ Moz, yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ trang web được SEO nào là tiêu đề của trang. Tiêu đề trang là mô tả của trang web hiển thị ở đầu trình duyệt của bạn (hoặc trong các tab nếu bạn mở nhiều tab trong cửa sổ trình duyệt)
Tiêu đề trang là một trong những cách hiệu quả nhất, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trên trang của bạn đang nói về điều gì. Cụ thể, hãy làm theo các quy tắc sau khi tạo tiêu đề cho Landing Page của bạn.
Giữ cho tiêu đề ngắn
Các công cụ tìm kiếm thường chỉ hiển thị 60 ký tự đầu tiên trong kết quả tìm kiếm, do đó tiêu đề trang của bạn không cần phải là tiêu đề đầy đủ của nội dung. Thay vào đó, hãy tập trung vào các từ khóa bằng cách loại bỏ bất kỳ từ nào không cần thiết. Chỉ cần chắc chắn rằng tiêu đề này dễ hiểu và rõ ràng về ý nghĩa.
Nên đặt các keyword chất lượng cao ở đầu tiêu đề
Các công cụ tìm kiếm tập trung nhiều hơn vào các từ khóa xuất hiện gần bên trái của tiêu đề trang. Vì lý do này, bạn nên bắt đầu tiêu đề trang với các từ khóa quan trọng nhất trước và bao gồm các từ khóa ít quan trọng hơn sau đó.
Không bao gồm tên công ty ở tiêu đề trang
Hầu hết các đối tượng ghé thăm Landing Page của bạn chỉ đơn giản là tìm kiếm thông tin về một chủ đề và chưa chắc đã nghe nói về công ty của bạn. Đừng lo lắng, ngay cả khi bạn bỏ qua tên công ty của mình, bạn vẫn có thể xếp hạng tốt cho các tìm kiếm bao gồm từ khóa thương hiệu nhờ tên miền của bạn
2. Tạo thẻ tiêu đề (heading tag) phù hợp với tiêu đề trang.
Trên Landing Page của bạn luôn phải có một thẻ tiêu đề “H1” duy nhất. Thẻ tiêu đề này cần được mô tả ngắn gọn và giải thích rõ ràng nội dung của trang. Nhưng hãy cẩn thận, đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa của bạn vào URL vì Google sẽ phát hiện ra ngay.
Trên thực tế, những từ khóa gây nhầm lẫn cho người dùng ở phần tiêu đề, có thể khiến khách truy cập quay trở lại trang kết quả tìm kiếm trong một thời gian ngắn. Khi một công cụ tìm kiếm phát hiện ra mọi người đã nhấp vào trang web của bạn, nhưng sau đó quay lại kết quả tìm kiếm và nhấp vào một kết quả khác, công cụ tìm kiếm sẽ coi đó là một dấu hiệu cho thấy nội dung của bạn không xứng đáng để xếp hạng cao.
Hãy chú ý đến các Header Tags, đặc biệt là thẻ H1 (Nguồn ảnh: seoptimer.com)
Đó là lý do tại sao bạn phải đảm bảo khách truy cập có thể biết được chính xác những gì bạn đang cung cấp trên trang đích của mình một cách nhanh chóng, trước khi họ mất hứng thú và quay trở lại. Một cách tốt để đảm bảo người đọc bám sát trang đích của bạn là làm cho tiêu đề H1 của bạn càng giống với tiêu đề trang càng tốt.
Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng tiêu đề phụ, hình ảnh minh họa và danh sách các gạch đầu dòng để giữ chân khách truy cập tương tác với nội dung của bạn.
3. Viết meta description rõ ràng
Mặc dù, nội dung trong phần meta description không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp mà Google sử dụng, nhưng những gì viết ở phần này có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ sẵn sàng nhấp vào kết quả tìm kiếm. Và càng có nhiều người nhấp qua nội dung của bạn, công cụ tìm kiếm càng có nhiều khả năng coi đó là tín hiệu để xếp hạng trang của bạn cao hơn.
Khi viết meta description, hãy cho người đọc biết họ sẽ nhận được gì. Bạn đang quảng cáo một sự kiện? Nói với họ rằng họ sẽ có thể đăng ký với tư cách là người tham dự. Bạn đang cung cấp một ebook? Cho mọi người biết nội dung bên trong ebook đó.
4. Tối ưu hóa hình ảnh
SEO hình ảnh là một con đường khó hơn nhiều so với SEO phần chữ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể sử dụng hình ảnh để giúp trang của mình xếp hạng cao hơn cho các từ khóa nhất định. Thêm vào đó, nhiều chủ đề lại thường được tìm kiếm nhiều ở dạng hình ảnh. Ví dụ: Nếu trang đích đang quảng cáo một sự kiện mà bạn muốn mọi người đăng ký, bạn có thể sử dụng hình ảnh chụp nhanh của sự kiện, giúp hình ảnh này xuất hiện trong phần Google Hình ảnh.
Vậy làm cách nào để Google tìm thấy những hình ảnh này? Vì rất khó để các công cụ tìm kiếm “đọc” được hình ảnh, nên đa phần các công cụ tìm kiếm lấy manh mối từ tên tệp của hình ảnh hoặc alt text mà hình ảnh cung cấp.
Hãy giữ cho tên tệp phải ngắn và phân tách các từ ngữ bằng dấu gạch ngang. Đồng thời Alt text phải mô tả nội dung cho hình ảnh đang minh họa. Văn bản thay thế sẽ hiển thị khi hình ảnh không tải được, vì vậy, văn bản này phải mô tả rõ ràng để người đọc biết được hình ảnh đang nói về điều gì.
5. Hãy cẩn thận với số lượng trường biểu mẫu
Trang đích thường có các biểu mẫu để người đọc điền thông tin liên hệ và đổi lấy điều gì đó có giá trị (như e-book, vé tham dự sự kiện hoặc các chương trình quay số may mắn,…). Tuy nhiên, hãy nhớ rằng biểu mẫu không phải là phần được yêu thích nhất trong hành trình lướt web của người dùng và nếu biểu mẫu yêu cầu quá nhiều thứ có thể khiến độc giả của bạn sợ hãi.
Nếu biểu mẫu của bạn có quá nhiều trường thông tin, bạn không những không thu được dữ liệu mà còn làm tăng tỷ lệ thoát trang.
Bây giờ bạn hãy dành một chút thời gian kiểm tra lại biểu mẫu của mình. Nếu bạn thấy mình có biểu mẫu dài hơn biểu mẫu bên dưới, hãy kiểm tra organic traffic và tỷ lệ thoát trang, rất có thể bạn sẽ nhìn thấy những con số không tốt như mong đợi.
Biểu mẫu với ít trường biểu mẫu sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thứ hạng SEO (Nguồn ảnh: blog.hubspot.com)
6. Có chiến lược xây dựng liên kết.
Bạn đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc SEO onpage, nhưng vẫn không có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm? Rất có thể bởi vì bạn chưa quan tâm đến SEO offpage. Điều quan trọng nhất mà các công cụ tìm kiếm xem xét khi xếp hạng một trang nhất định là liệu những người dùng khác trên internet có xác nhận nội dung của bạn bằng cách liên kết ngược lại về trang web hay không. Bạn có thể liên kết đến trang của mình từ bất cứ nguồn nào, như bài đăng blog hoặc bài chia sẻ trên mạng xã hội,…
Kết luận
Làm theo những mẹo này và bạn sẽ sở hữu những nội dung đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm trong nhiều tháng, nhiều năm. Kết quả là, bạn có thể biến mỗi trang đích thành một tài sản dài hạn giúp thúc đẩy khách hàng tiềm năng ngay cả khi chiến dịch của bạn đã kết thúc.
Bạn tìm kiếm giải pháp chiến lược cho hoạt động Marketing của mình? Chin Media, một Digital Agency đang chuyển mình mạnh mẽ cùng thời đại kỹ thuật số chính là câu trả lời dành cho bạn. Với góc nhìn mới, lối tư duy sáng tạo nhưng không xa rời Insight khách hàng, Chin Media đã giúp nhiều doanh nghiệp gặt hái kết quả kinh doanh khả quan.
Nội dung tổng hợp từ: blog.hubspot.com