3 Mẹo Để Nghiên Cứu Từ Khóa Youtube Nhanh Hơn, Hiệu Quả Hơn
1. Nghiên cứu từ khóa Youtube là gì?
Bạn nghĩ Youtube là video thì sao lại phải nghiên cứu từ khóa giống SEO hay SEM? Không hề nhé, bởi hệ thống tìm kiếm của Youtube cũng hoạt động tương tự những nguyên tắc cơ bản trên công cụ tìm kiếm của Google – dựa vào từ khóa người dùng tìm kiếm để gợi ý những nội dung phù hợp. Hiện nay, có đến hơn 5 tỷ video được xem hàng ngày trên Youtube thuộc mọi lĩnh vực khác nhau, vậy nên từ khóa chính là một trong những yếu tố quyết định đâu sẽ là nội dung phù hợp đáp ứng với nhu cầu giải trí đang tăng theo cấp số nhân của người dùng.
Cùng với sự phát triển của Youtube chính là xu hướng video marketing đang làm mưa làm gió; mà trong đó, đầu tư về chất lượng nội dung, ý tưởng sáng tạo, hình ảnh bắt mắt là chưa đủ. Youtube nói riêng hay video marketing nói chung còn đòi hỏi rất nhiều sự nghiên cứu về thị hiếu người xem, tính gắn kết của thương hiệu, và tất nhiên là sự am hiểu về kỹ thuật SEO dành riêng cho kênh giải trí có số lượng người xem đông đảo nhất hiện nay này. Và cũng giống như công việc SEO cho các nền tảng tìm kiếm truyền thống, SEO video Youtube cũng cần bắt đầu với việc nghiên cứu từ khoá.
2. Có nhất thiết phải nghiên cứu từ khoá Youtube không?
Câu trả lời ở đây là có, nghiên cứu từ khoá Youtube rất cần thiết.
- Thứ nhất, nghiên cứu từ khoá giúp bạn định hướng nội dung phù hợp với thị hiếu tìm kiếm của đối tượng người xem mục tiêu ngay từ đầu. Từ đó bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch truyền thông đáp ứng được cả nhu cầu của thương hiệu và người dung.
- Thứ hai, việc nghiên cứu sẽ giúp bạn am hiểu khách hàng của mình một cách toàn diện về những sở thích, nội dung liên quan… Ngoài việc hiểu được khách hàng, bạn còn nắm bắt được tình hình của đối thủ hiện tại, phát hiện ra những lỗ hổng mà họ chưa đặt chân đến được.
- Thứ ba, video marketing cực kì đắt đỏ nên bạn cần nghiên cứu từ khoá để đưa ra một chiến lược cụ thể những giá trị bạn tạo ra và chọn được cách phân phối thông điệp ấy sao cho hợp lý nhất.
- Thứ tư, và cũng là điều quan trọng nhất, tìm được SEO chuẩn đồng nghĩa với việc video marketing bạn làm sẽ đạt được thứ hạng cao trên Youtube, dễ dàng có nhiều lượt xem. Hơn thế, video của bạn sẽ được hiển thị trên trang đầu tiên của mục tìm kiếm video trên Google.
Một sự thật rất thú vị đó là Brian Dean của Backlinko đã giúp Buffer mở rộng kênh Youtube của họ thêm 59% sau 30 ngày với Youtube SEO. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng chúng tôi điểm qua 3 mẹo rất hữu hiệu cho việc nghiên cứu từ khoá Youtube ngay tại đây nào.
3. Nghiên cứu từ khóa Youtube hiệu quả nhất với 3 bí quyết đơn giản
#1: Tận dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí
Trên thị trường hiện nay chưa nhiều công cụ cho SEO Youtube, thế nhưng vẫn có một số được tạo ra để nghiên cứu từ khoá với giá thành rất rẻ hoặc miễn phí. Tại đây, chúng tôi liệt kê ba công cụ được cho là tối ưu hơn cả, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm từ khoá Youtube một cách hiệu quả.
*KPARSER : https://kparser.com
Giống như hầu hết các công cụ từ khóa , kparser tạo ra một danh sách các thuật ngữ dựa trên từ khóa seed mà bạn nhập vào nó. Với khả năng tìm kiếm cụ thể các thuật ngữ, phiên bản miễn phí cho bạn thấy yếu tố xếp hạng độc quyền trong các đề xuất dựa trên tần suất của mỗi từ trong thuật ngữ.
Thông tin như lượng tìm kiếm từ khóa Youtube và chi phí chỉ được cung cấp khi bạn đăng ký, vì vậy phiên bản cơ bản không lý tưởng cho những nghiên cứu chuyên sâu. Nhưng cái giá duy nhất mà bạn phải trả là thời gian để trải nghiệm nó và đưa những đề xuất vào trong chiến dịch của bạn. Do đó, nhược điểm duy nhất của Kparser là bạn cần nâng cấp lên gói pro để xem dữ liệu về khối lượng tìm kiếm.
*Đọc thêm: Cải thiện mục tiêu quảng cáo YouTube với Custom Intent Audiences
*HYPERSUGGEST: https://www.hypersuggest.com
Hypersuggest là công cụ gợi ý từ khóa dạng web khác và cũng lấy dữ liệu từ Google và Youtube. Công cụ này hỗ trợ tìm các từ khóa kiểu câu hỏi như why, when, how,… Giao diện trực quan, cho phép tìm kiếm theo quốc gia, công cụ này giúp bạn xác định từ khóa thuộc một chủ đề cụ thể, được tìm kiếm nhiều nhất trên Youtube.
Vượt trội hơn cả là công cụ này có thể giúp bạn gợi ý ra 600 từ khóa từ một từ khóa chính. Tuy nhiên, tương tự Kparser, Hypersuggest cho phép bạn sử dụng miễn phí có giới hạn tính năng.
*WORDTRACKER: http://www.wordtracker.com
Wordtracker còn tốt hơn cả “một công cụ miễn phí”. Và nếu bạn quyết định nâng cấp nó lên thì đây là tin tốt cho bạn. Không giống như những cao cấp khác, Wordtracker thật sự để bạn bắt đầu sử dụng miễn phí trước khi bạn đăng ký, và giá thì không cao đến mức kinh khủng nếu bạn quyết định đăng ký phiên bản trả tiền.
Đây là một trang web tốt với các UI liệt kê ra rằng thông tin dữ liệu liên quan đến bất cứ từ khóa nào được quan tâm. Bạn có thể lưu được kết quả như XML, CSV, XLS hoặc TXT. Wordtracker có một tính năng đo lường cạnh tranh SEO cũng như so sánh SERP. Công cụ này sẽ thu thập thông tin từ khóa có liên quan dọc theo lãnh thổ được chỉ định của người dùng. Bạn có thể sử dụng nó để tìm các thuật ngữ có liên quan và đánh giá những khó khăn của cuộc thi, tất cả đều ngay từ công cụ. Người dùng có thể thử dùng thử miễn phí 7 ngày, với các tùy chọn tài khoản bắt đầu từ $ 27 / tháng sau.
TÓM LẠI, ngoài những công cụ trên, các bạn có thể tham khảo Google Adwords Planner, KeywordKeg, YtCockpit, … Các công cụ được gợi ý đều có những phiên bản nâng cấp với các gói giá cả tuỳ mục đích sử dụng của bạn. Vì thế, tuỳ vào ngân sách và các yếu tố có liên quan mà bạn có thể lựa chọn phương án thích hợp nhất cho chiến lược của mình.
#2 Cài plugin trên Chrome để nghiên cứu đối thủ
Tương tự như nghiên cứu từ khóa SEO cho website, bắt đầu nghiên cứu từ khóa từ đối thủ là một lối đi tắt nhưng mang về kết quả nhanh và hiệu quả nhất. Đối thủ của bạn đã phát hiện ra những tag, thumbnails và tiêu đề nào giúp thu hút lượt clicks và thuật toán đã mang lại cho họ nhiều may mắn. Thế nhưng các tag trên Youtube không dễ để phát hiện ra. Những tag và từ khóa này bạn có thể đính kèm vào video, vì thế nó đóng vai trò như là từ khóa trên trang tìm kiếm.
Một cách đơn giản để bạn khám phá từ khóa đối thủ đang sử dụng là vào kênh đối thủ đang có cùng chủ đề với bạn, chọn tab videos tiếp đến filter với “most popular” để xem những video phổ biến nhất. Sau đó Youtube trả về các video có độ quan tâm cao nhất, ranking top của kênh, bạn vào từng video một để xem tiêu đề, mô tả mà kênh đang sử dụng.
Tiếp đến, để biết được video đó được ranking bởi những từ khóa gì, với các thẻ từ khóa gì chúng ta cần dùng một chút thủ thuật vì mặc định Youtube ẩn đi các dữ liệu này. Bạn chọn view page source, Ctrl F gõ từ “keywords” và enter. Bạn sẽ được nhảy đến phần các từ khóa mà video này đang ranking, các từ khóa giống như trong hình mình minh họa, đặt trong ngoặc kép.
Ngoài ra bạn có thể cài đặt plugin để tìm hiểu về đối thủ với Chrome Extension sinh. Tags cho Youtube và TubeBuddy đều đơn giản và miễn phí cài đặt. Những Extension này sẽ giúp hiển thị được các tag được đính kèm trong video. Trong khi những tag này không phải là tất cả của việc nghiên cứu từ khóa trên Youtube nhưng chúng rất quan trọng để nói cho Google và Youtube video của bạn có chủ đề gì và đưa chúng vào những kết quả tìm kiếm cũng như là xem các video liên quan. Và nếu những đối thủ của bạn sử dụng những tag này và thành công, đó là một bước để bạn có thể làm tốt hơn và vượt qua họ.
#3 Sử dụng Autocomplete để tìm từ khóa long-tail
Mỗi khi search tìm kiếm, Google thường gợi ý các cụm từ ngay dưới khung bạn gõ nội dung truy vấn. Đó chính là tính năng Google Autocomplete. Với khách hàng, nó giúp họ tiết kiệm thời gian gõ chữ. Và gợi ý những nội dung liên quan hoặc nội dung đang hot. Google Autocomplete thực tế không thực hiện tất cả các công việc về nghiên cứu keyword. Nhưng đây là nơi tuyệt vời để khai thác ý định và thói quen tìm kiếm của phần đông người dùng. Từ đó, bạn sẽ chọn lọc được một số từ khóa tốt, nhất là từ khóa đuôi dài và định hướng nội dung cho chúng.
Từ khóa dài cực kỳ hữu ích khi làm nội dung. Và cũng cung cấp ý tưởng vô tận cho các video trên Youtube của bạn. Thông thường các từ khóa dài có thể bắt sóng được người dùng khi họ đang ở giai đoạn sau của phễu marketing.
Ví dụ, với những từ khóa như “quần áo nam” sẽ nhắm mục tiêu với người đang ở trong giai đoạn nhận biết, mới bắt đầu tìm kiếm hoặc tìm các thông tin. Nhưng các từ khóa dài như “áo choàng tay dài Brooks Brothers”,….thì sẽ thu hút được người dùng ở giai đoạn sau của phễu. Từ khóa Youtube hoạt động tương tự như vậy.
Với mục đích nhận biết thương hiệu thì những từ khóa ngắn với số lượng từ 1 đến 2 từ là rất phù hợp. Nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận khách hàng không chỉ là những người đăng ký mà là những người thật sự đang có nhu cầu mua hàng thì các từ khóa dài sẽ giúp bạn. Sau tất cả, phần đông những người tìm kiếm đều sử dụng từ khóa với số lượng từ lớn hơn 3.
Kết luận: Đừng bỏ qua việc nghiên cứu từ khóa Youtube
Video trên Youtube mang lại hiệu quả rất lớn nhưng cũng tốn rất nhiều chi phí. Thông qua bước lên danh sach những từ khóa muốn nhắm đến, bạn sẽ được tối ưu video của mình và đảm bảo những video đấy tìm cận được người. Đừng bao giờ biến việc nghiên cứu từ khóa Youtube của bạn trở nên tốn kém thời gian và chi phí. Hãy bắt đầu ngay hôm nay!
Chin Media – Digital agency hàng đầu với kinh nghiệm 1000+ chiến dịch thành công – sẵn sàng cùng bạn chinh phục khách hàng trên mọi hành trình trải nghiệm của người dùng với một chiến lược Digital Marketing toàn diện và tối ưu nhất.
Tìm hiểu thêm về Chin Media: https://bit.ly/Chin-credential