CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Những điều nên và không nên làm với Google My Business của bạn

Những điều nên và không nên làm với Google My Business của bạn

Những điều nên và không nên làm với Google My Business của bạn

Những điều nên và không nên làm với Google My Business của bạn (cre: cognitiveseo)

Phát triển một trang Google My Business (GMB) cho doanh nghiệp là cách tuyệt vời giúp thương hiệu của bạn xuất hiện nhiều lần hơn trên Google. Nếu bạn là doanh nghiệp duy nhất trong khu vực, bạn chắc chắn sẽ luôn xuất hiện đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu có hàng trăm doanh nghiệp tương tự gần đó, chắc chắn trò chơi này sẽ không còn dễ dàng như thế. Đó là lý do mà rất nhiều doanh nghiệp chi ra số tiền khá lớn cho các bên trung gian để đưa GMB Listing lên top trên Google search. Không thể ngoại trừ trường hợp bên trung gian sử dụng các công cụ trái phép, khi Google phát hiện ra chắc chắn bạn có thể mất tất cả kể cả ảnh và các bài đánh giá của khách hàng. Cho dù bạn tự làm những việc đó hay nhờ phía trung gian, hãy đọc danh sách những việc nên và không nên làm sau đây để GMB Listing của bạn được an toàn nhất nhé.

1. Thông tin của GMB Listing

Thông tin bạn cung cấp là yếu tố cực kỳ quan trọng. Với những người lần đầu tiên biết đến công ty bạn, hầu hết thời gian mọi người đều tìm kiếm thông tin cơ bản, chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ, vị trí hoặc giờ mở cửa và đóng cửa – thông tin bạn nên cung cấp trên GMB Listing. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã dành đủ thời gian để soạn thảo phần này.

Google My Business Listing

Google My Business Listing (Cre: Stars Media)

NÊN:

– Thêm các thông tin chính xác:  

Tất nhiên, bước đầu tiên là lập một tài khoản GMB. Đôi khi, danh sách có thể được tạo sẵn, vì vậy hãy đảm bảo bạn thực hiện tìm kiếm trên Google Maps cho doanh nghiệp của mình trước khi tạo tài khoản. Sau khi tạo thành công, Google sẽ yêu cầu bạn chỉnh sửa và bổ sung các thông tin quan trọng, chẳng hạn như tên, địa chỉ, số điện thoại, trang web, giờ làm việc, danh mục và nhiều thông tin khác. Một trong những tiêu chí chính để xếp hạng danh sách doanh nghiệp là độ tin cậy. Độ tin cậy này được thể hiện một phần bởi thông tin tìm thấy trong GMB Listing, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn điền mọi thứ một cách chính xác!

– Thêm từ khóa chính vào tiêu đề của bạn:  

Tiêu đề rất quan trọng trong việc tối ưu Google My Business và nó phải luôn chứa tên doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thêm một số từ khóa chính vào tiêu đề của bạn, chẳng hạn như dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và địa điểm.

Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn được gọi đơn giản là Arcadia LTD và hoạt động trong ngành khách sạn, bạn nên đặt tiêu đề như sau: “Arcadia: Hotel & Restaurant in London”

– Xác minh danh sách của bạn:  

Một danh sách chưa được xác minh giống như mua một chiếc ô tô mà không có bất kỳ tài liệu nào. Nguy cơ bị ai đó lấy mất rất cao mà bạn còn không thể chỉnh sửa thông tin của doanh nghiệp cũng như dễ bị kẻ gian trục lợi từ sai sót này.

Xác minh tài khoản Google My Business

Xác minh tài khoản Google My Business (Nguồn: Search Engine Roundtable)

Tuy nhiên, việc xác minh danh sách của bạn khá dễ dàng. Google sẽ yêu cầu bạn làm điều đó. Chỉ cần tìm thông báo “Xác minh trang của bạn”. Nó sẽ xuất hiện ngay ở đầu màn hình hoặc gần tên doanh nghiệp của bạn. Sau khi xác minh, bạn sẽ thấy biểu tượng chiếc khiên bảo vệ và dòng chữ vertified gần tên GMB Listing.

KHÔNG NÊN:

– Nhồi nhét các từ khóa trong tiêu đề: 

Đừng bỏ qua những lời khuyên ở trên. Nếu bạn có nhiều từ khóa, chỉ cần tập trung vào từ khóa chính và giữ lại những từ khóa phụ cho nội dung trang web của bạn. Một ví dụ điển hình về việc nhồi nhét từ khóa mà bạn nên tránh là “Arcadia: Hotel, Motel, Bed and Breakfast, B&B, Restaurant in London.”

– Thêm vào những thông tin cũ:

Đặt mình vào vị trí của một khách hàng, nếu tìm kiếm công ty bạn trên Google và thấy số điện thoại, nhưng khi gọi lại không có ai nhấc máy thì điều gì sẽ xảy ra. Điều này chắc chắn gây khó chịu thậm chí khiến khách hàng tiềm năng quay lưng với bạn. 

Mặc dù số điện thoại là phổ biến nhất, hãy tưởng tượng cảm giác thất vọng khi kết quả GMB nói rằng một cửa hàng bắt đầu mở cửa lúc 8 giờ sáng và bạn nhận ra rằng mình phải đợi thêm một giờ. Google không muốn người dùng của mình có những trải nghiệm tệ, vì vậy đó là lý do tại sao Google thường xuyên đề xuất các thay đổi cũng như nhắc bạn update các thông tin mới nhất về doanh nghiệp. 

– Tạo địa điểm giả:  

Để GMB Listing xuất hiện kết quả ở nhiều tìm kiếm hơn, các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến thường tạo nhiều danh sách trên nhiều thành phố. Điều này đi ngược lại điều khoản dịch vụ của Google, trừ khi bạn có một vị trí thực tế ở các thành phố đó. Hãy tưởng tượng rằng ai đó đến địa điểm xuất hiện trên google và không tìm thấy thứ họ đang tìm kiếm!

2. Nhận xét, câu hỏi và câu trả lời

Đánh giá (Review) là một phần quan trọng trong sự thành công của GMB Listing. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến vị trí hiển thị mà còn ảnh hưởng nhiều nhất đến quan điểm của khách hàng tiềm năng về doanh nghiệp của bạn.

Nhận xét, câu hỏi và câu trả lời của khách hàng

Nhận xét, câu hỏi và câu trả lời của khách hàng (Cre: Search Engine Journal)

NÊN:

– Yêu cầu khách hàng đánh giá: 

Khi bạn mới bắt đầu, thật khó để nhận được đánh giá từ phía khách hàng. Nguyên nhân có thể là do bạn không có nhiều khách hàng hoặc có thể do bạn mới bắt đầu và có thể thực hiện một số bước sai lầm trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Dù bằng cách nào, hãy khéo léo yêu cầu những khách hàng đầu tiên của bạn đưa ra đánh giá trên Google. Bạn có thể thêm các ưu đãi như giảm giá cho lần mua tiếp theo nếu họ để lại đánh giá.

– Khuyến khích khách hàng chia sẻ ảnh:  

Hầu hết mọi người đều chỉ để lại những bài đánh giá ngắn bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu bạn có thể yêu cầu họ chụp ảnh sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua được, thì có thể họ sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn một chút. Một trong những cách tạo album ảnh cho Google My Business đó là khuyến khích khách hàng tự đăng ảnh và viết đánh giá, nếu được hãy thưởng cho họ như cách bạn cám ơn những chia sẻ đó. Bạn có thể tham khảo cách mà Shopee đang làm như tặng xu để yêu cầu khách hàng để lại review có ảnh. 

Các bức ảnh cũng sẽ tự động được thêm vào bộ sưu tập ảnh của GMB. Hãy nhớ rằng mọi người cũng có thể tải lên những bức ảnh có đánh giá xấu, chẳng hạn như ruồi trong súp của họ hoặc sản phẩm kém chất lượng! Quan trọng nhất vẫn là bạn sẽ tự hoàn thiện bản thân để làm khách hàng hài lòng và đánh giá tốt.

– Trả lời câu hỏi và đánh giá:  

Ngay cả những doanh nghiệp lớn với hàng trăm hoặc hàng nghìn đánh giá cũng không thể bỏ qua những điều này, đặc biệt là các câu hỏi. Khi ai đó đánh giá tích cực về doanh nghiệp bạn, việc tương tác với họ bằng cách cảm ơn chân thành chắc chắn sẽ tăng cơ hội quay lại của khách hàng đó.

KHÔNG NÊN:

– Bỏ qua khách hàng hoặc tranh luận với họ: 

Bỏ qua các đánh giá là một hành động thực sự tồi tệ. Ngay cả khi bài đánh giá ngắn, hãy cố gắng trả lời nó bằng ít nhất một câu “Cảm ơn!”. Đừng bao giờ bỏ qua những đánh giá tiêu cực! Luôn trả lời họ và cố gắng biến đánh giá tiêu cực đó thành một khách hàng hài lòng. Bạn có thể giảm giá cho lần mua hàng sau của khách hàng. Đó là chi phí cơ hội để thu hút khách hàng mới. Vì có những khách hàng tiềm năng khác đang nghiên cứu về doanh nghiệp của bạn và suy nghĩ về chất lượng dịch vụ có nên bỏ tiền để mua hay không.

– Thêm đánh giá giả:  

Nếu bạn tự mình thêm các bài đánh giá giả, hồ sơ của bạn có thể bị xóa hoặc thậm chí bị Google cấm. Ngày nay, người đọc đều cực kỳ tinh tế và nhanh nhạy khi đọc những đánh giá giả mạo, ngay cả khi họ không có kinh nghiệm tiếp thị. Điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn, vì có thể khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá rằng tất cả các đánh giá khác đều là giả mạo và thậm chí để lại review cảnh báo, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của bạn!

– Thêm đánh giá tiêu cực cho đối thủ cạnh tranh:  

Nếu bạn quyết định thực hiện hành động này, không ai có thể cấm bạn. Nhưng chúng tôi nhận định đây là hình thức chơi xấu và bạn đang lãng phí thời gian của chính mình vào chiêu trò vô bổ. Thay vào đó, bạn có thể đầu tư vào việc làm cho doanh nghiệp của mình tốt hơn. Bạn cũng có thể gặp rắc rối nếu mọi người phát hiện ra. Bạn sẽ hủy hoại danh tiếng của chính doanh nghiệp mình.

Google My Business vẫn luôn là một kênh khá quan trọng và cần được chăm chút đầu tư một cách hợp lý đối với mỗi doanh nghiệp kết hợp với các chiến dịch SEO. Nếu bạn cần nhiều thông tin hơn về digital marketing và đặc biệt là Google Business, hãy theo dõi Blog Chin Media để không bỏ lỡ bất kỳ kiến thức và tin tức hữu ích nào nhé!

Các bài viết liên quan