CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Những điều bạn cần biết về SEM là gì – Gói gọn trong 3 phút

SEM được coi là một phần lớn trong marketing online. Do đó, nếu đang làm về marketing, bạn chắc hẳn cũng nghe nhiều về thuật ngữ này. Vậy, bạn đã thật sự biết về SEM chưa? Nếu chưa, hãy dành vài phút cùng với Chin nhé. Chắc chắn qua bài viết này, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về SEM đấy.

1. SEM là gì?

SEM là từ viết tắt cho Search Engine Marketing, tạm dịch là Marketing trên nền tảng công cụ tìm kiếm. Nghe thì có vẻ thực sự rộng, nhưng thuật ngữ này ra đời nhằm nhấn mạnh tới các khía cạnh marketing trên nền tảng đặc thù là các bộ máy tìm kiếm phổ biến như Google hay Bing. Nói cách khác, doanh nghiệp bạn trả tiền (PPC) hoặc bỏ công (SEO) ra để được đứng đầu trong danh sách tìm kiếm của Google theo các từ khóa có sẵn nhất định.

SEM là gì

2. Các thuật ngữ cần biết khi nhắc đến SEM

Khi nhắc đến SEM, bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ ví dụ như Impressions, CPC, … Vậy, ý nghĩa của những thuật ngữ quen thuộc trong SEM là gì?

  • Impressions: Số lượng  hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa. Tuy nhiên con số này không thể hiện là liệu người dùng đã thực sự nhìn thấy quảng cáo hay chưa.
  • CPC (Cost-per-click): Số tiền bạn phải trả khi người dùng click vào quảng cáo.
  • CPM (Cost-per-million impressions): Chi phí quảng cáo bạn phải trả cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Đây là một phương thức quảng cáo khác, mang tính chiến lược hơn, khi bạn có thể lựa chọn vị trí mà quảng cáo có thể được hiển thị, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
  • CTR (click through rate): Tỷ lệ tần suất người dùng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp, và nhấp vào quảng cáo đó.

3. Sự khác biệt giữa SEM và quảng cáo trên nền tảng các mạng xã hội

Quảng cáo sử dụng nền tảng mạng xã hội được hiển thị dựa trên dữ liệu mà công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội thu thập được từ người dùng. Điều này cho phép họ nhắm tới khách hàng dựa trên sở thích, địa điểm, hành vi mua sắm và hơn thế nữa. Trong khi đó, SEM thì dựa trên các cụm từ khóa (keyword) mà người dùng (hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu) thường xuyên tìm kiếm trên Google, hay các công cụ tìm kiếm khác.

SEM là gì

Mặc dù là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, thế nhưng cách tiếp cận và phương thức tối ưu hoá để tăng doanh thu và nhận diện thương hiệu về cơ bản là giống nhau. Khi sử dụng mạng xã hội, thật không quá khó hiểu khi bạn thường xuyên thấy một quảng cáo xuất hiện liên tục nhiều lần. Bên cạnh đó, khi tiến hành tìm kiếm điều gì đấy trên Google, bạn cũng sẽ thường xuyên nhìn thấy quảng cáo bởi chúng nhận diện ra nhu cầu trong hiện tại của bạn. Nhờ có sự tương đồng này, mà bạn có thể sử dụng những công cụ đồng nhất để vừa tối ưu quảng cáo trên mạng xã hội, vừa tối ưu trên công cụ tìm kiếm. 

4. Chi phí cho chiến lược SEM khi so sánh với các phương thức khác?

Khi doanh nghiệp bạn chạy chiến dịch quảng cáo hiệu quả, Google sẽ tính phí thấp hơn cho mỗi lượt click vào quảng cáo của bạn, với phạm vi phủ sóng của ads cũng sẽ rộng lớn hơn. Các nền tảng tìm kiếm khác cũng áp dụng phương thức tính chi phí kiểu này. Các doanh nghiệp thường thắc mắc tại sao sử dụng SEM lại có thể tiêu tốn “nhiều” chi phí đến như vậy. Đó là vì họ không tính những bước đi dài hơi khi thực hiện phương thức marketing này, kết hợp sử dụng SEO để nâng cao chất lượng website, cũng như nâng cao sự hiện diện của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội trọng tâm.

Vậy, những lợi ích mà SEM có thể đem lại cho doanh nghiệp là những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.

5. Tầm quan trọng của SEM trong chiến dịch marketing

a. Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

SEM là gì

SEM giúp thương hiệu và doanh nghiệp của bạn tiếp cận nhiều khách hàng, truyền tải thông tin tốt hơn. Từ đó giúp bạn tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì SEM đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Giúp khách hàng có thể nhận biết thương hiệu thông qua tiếp xúc với các cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp.

b. Tăng tốc độ tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Ở thời điểm hiện tại, nửa dân số thế giới có thể tiếp cận với thế giới trực tuyến. hơn 93% người dùng bắt đầu trải nghiệm Internet của mình với một công cụ tìm kiếm nhất định. Các công cụ tìm kiếm đang thu về lượt traffic cho các website nhiều hơn bất kể phương thức nào khác.

Dù bạn đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào, việc bắt đầu với thị trường kinh doanh trực tuyến là điều nên làm trong một xã hội “trực tuyến hóa thời kỳ 4.0.” như hiện nay. Người dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thứ mà họ cần.

Trở thành “nhà cung ứng” nội dung trên các công cụ tìm kiếm, vô hình chung, bạn tự mình gây dựng chữ tín và độ tin cậy với khách hàng. Ngay cả khi việc khách hàng tiếp cận tới website của bạn không tạo ra doanh thu ngay lập tức, đây cũng vẫn là “điểm chạm”, giúp doanh nghiệp của bạn tới gần hơn với đối tượng khách hàng mà bạn hằng mong muốn.

c. Chi phí hợp lý hơn quảng cáo truyền thống

SEM là gì

Tại sao SEM lại có ngân sách thấp hơn các phương thức quảng cáo truyền thống? Vì bạn là người làm chủ những chiến lược mà bạn tạo ra.

Bạn không phải bỏ tới hàng tỷ đồng chỉ để chắc chắn rằng sẽ có khoảng 100 nghìn đến 200 nghìn khán giả sẽ theo dõi một chương trình trên TV mà doanh nghiệp bạn đang tài trợ (mà có khi trong hàng trăm nghìn khán giả kia, chưa biết bao nhiêu trong số đó thuộc đối tượng khách hàng trọng tâm mà bạn đang muốn nhắm tới).

Thay vì bao quát lượng khán giả thuộc phổ rộng, điều thường thấy khi sử dụng quảng cáo trên TV, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp tệp đối tượng khách hàng bạn nhắm tới thông qua SEM, và tập trung vào chiến lược chuyển đổi tệp đối tượng trên.

Khi chiến dịch quảng cáo đem lại tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn chỉ cần đơn giản là gỡ bỏ chiến dịch đó, chỉnh sửa lại một cách nhanh chóng. Trong khi phương thức quảng cáo truyền thống đòi hỏi chiến dịch của bạn phải được chạy trong khoảng thời gian cam kết sẵn với đối tác, bạn buộc phải nhận được sự chấp thuận của đối tác nếu như muốn có bất kỳ sự sửa đổi.

Dù hiệu quả của SEM có thể tác động tốt hay xấu tới doanh số bán hàng, chính bạn vẫn có quyền chủ động mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi của chiến dịch, chỉ bằng vài thao tác nhất định. Bạn có thể ngừng ngay chiến dịch SEM, nếu nó đòi hỏi ở doanh nghiệp khoản ngân sách lớn hơn so với dự tính.

d. Tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Với chiến lược marketing và truyền thông đúng đắn, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu về doanh thu. Chẳng cần công cụ nào xa xôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google Ads của Google để bổ trợ cho các hoạt động kích doanh số từ SEM. Hơn thế nữa, với khả năng tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ, nếu được kết hợp với sự khai thác hợp lý, chắc chắn rằng bạn sẽ sớm tăng được doanh thu. 

e. Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thông qua SEO, đối thủ của bạn đã có một vị trí đắc địa trên kết quả tìm kiếm của Google. Muốn đánh bật nó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng SEM để trang web của bạn xuất hiện ở vị trí nổi bật nhất, nổi bật hơn cả đối thủ cạnh tranh.

Nếu đối thủ cũng sử dụng SEM? Chẳng nhằm nhò gì, bạn chỉ cần sử dụng chính SEM để đánh bật lợi thế cạnh tranh đó của đối thủ. Với chiến lược SEM hợp lý, bạn hoàn toàn có thể tạo dựng cho mình lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ khác kém hiểu biết về mảng này hơn.

NÓI TÓM LẠI, SEM là một phương thức quảng cáo, mà mục tiêu ở đây là nhắm vào những người dùng sử dụng những công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google. SEM phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ để phát triển hoạt động kinh doanh với ngân sách chi phí vừa phải.

Để tối ưu hóa hoạt động của SEM, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch và ngân sách hợp lý, giữ mức điểm quality score ở mức cao cũng là phương thức hiệu quả để tiết kiệm chi phí cho các hoạt động SEM.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đúng đắn về SEM là gì. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Chin để được bật mí nhiều hơn về digital marketing nhé. 

Chin Media – Digital agency hàng đầu với kinh nghiệm 1000+ chiến dịch thành công – sẵn sàng cùng bạn chinh phục khách hàng trên mọi hành trình trải nghiệm của người dùng với một chiến lược Digital Marketing toàn diện và tối ưu nhất. 

Tìm hiểu thêm về Chin Media: https://bit.ly/Chin-credential

Các bài viết liên quan