SEO là gì? Những điều đầu tiên cần biết cho “tay mơ”
Chắc hẳn khi bước chân vào nghề Marketing online hay làm web, bạn đã ít nhất một lần nghe về SEO. Vậy bạn đã hiểu về SEO là gì hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa và còn mù mờ về cụm từ này, hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây nhé!
1. SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến như Google, Bing, Yahoo). Mục tiêu cao nhất là lên top #1 trong trang đầu tiên của SERPs (công cụ tìm kiếm).
2. Các loại hình của SEO
SEO tổng thể: là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng. Để tối ưu hóa SEO tổng thể, cần đảm bảo 3 yếu tố chính. Đó là Onpage SEO, Offpage SEO và technical (kỹ thuật).
SEO từ khoá: tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google. Tuy nhiên để SEO từ khóa thì tổng thể website cũng cần tối ưu hoá tốt các mặt onpage, offpage, kỹ thuật.
SEO social: là quá trình tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác. Những công việc chính trong tối ưu hoá hình ảnh bao gồm:
- Tối ưu hoá dung lượng file hình nhằm tối ưu hoá tốc độ tải trang.
- Đặt tên file bằng từ khóa hay nội dung hình, không dấu, nối nhau bằng “-”. Ví dụ: dich-vu-seo-tot-nhat.png
- Tối ưu hoá các thành phần khác như caption, alt tag, structured data, open graph …
SEO app: Thực tế là có nhiều người dùng thiết bị mobile hơn desktop. Và cũng có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile. Do đó, SEO app để app của bạn có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm này là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thu hút kha khá người dùng mới mà còn có tác dụng retarget người dùng hiện tại.
SEO local: là loại hình SEO phù hợp với kinh doanh tại địa phương. Nói dễ hiểu là khi bạn có website và đặt mục tiêu thu hút khách hàng ghé cửa hàng của bạn tại địa phương đó thì đây là lựa chọn tốt nhất. Với SEO local, bạn cần thêm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ lên tất cả các trang trên website.
- Thêm Local Business schema trên trang chủ
- Tạo tài khoản Google My Business
- Đăng ký doanh nghiệp với Yelp, Yahoo small business, Foursquare …
- Quảng cáo website trên các danh mục/website địa phương (ví dụ như trên trang báo online địa phương).
3. Quy trình cơ bản của SEO
“SEO là gì? Phải làm những công việc nào?” là những câu hỏi phổ biến với những người mới vào nghề. Nhìn chung, SEO bao gồm nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, dễ gây rối rắm cho người mới tìm hiểu SEO. Vì vậy, để tránh lãng phí thời gian và công sức, đòi hỏi người làm nghề SEO phải có một quy trình cơ bản, chính xác. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nghiên cứu từ khoá: thông qua sự hỗ trợ từ các công cụ và phân tích người dùng cũng như đối thủ.
Bước 2: Xây dựng nội dung content: sau khi có được bộ từ khóa mục tiêu và chất lượng nhất, tiến hành xây dựng cấu trúc và nội dung cho các landing page để target từ khóa.
Bước 3: Onpage: tối ưu onpage cho các từ khóa như title, H1, meta description, hình ảnh, readability cho nội dung content đã triển khai…
Bước 4: Offpage: tối ưu offpage hay nói cách khác là xây dựng hệ thống backlink trở về trang chủ và các trang quan trọng.
Bước 5: Theo dõi kết quả: theo dõi kết quả và tiếp tục tối ưu hoá các yếu tố ảnh hưởng đến SEO theo chuẩn công cụ tìm kiếm Google.
Bước 6: Tối ưu hóa nâng cao: từ ranking và traffic đạt được, tiếp tục phân tích sâu và tối ưu hoá nâng cao như bounce rate, time on site…
4. Mục tiêu của SEO
Nói một cách ngắn gọn, mục tiêu cuối cùng của việc dùng SEO là gia tăng số lượng & chất lượng lưu lượng truy cập (hay còn gọi là traffic) của người dùng tiềm năng vào website.
5. Lợi ích tuyệt vời của SEO đối với chiến dịch marketing online
a. Tối ưu ROI
ROI là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. Với SEO, bạn có thể:
- Phân tích và đo lường được hiệu quả, xác nhận được lợi nhuận.
- Nắm được lượng truy cập website (traffic).
- Tính toán được tỉ lệ chuyển đổi của từng từ khoá mang lại.
- Có một cái nhìn tổng quan hơn.
- Biết rằng mình gặp vướng mắc, đầu tư sai lầm ở khúc nào để giải quyết cụ thể.
Tuy nhiên, có hai lưu ý nhỏ khi tính ROI:
- Đối với các trang E-commerce: bên cạnh các thống kê hành vi khách hàng từ lúc lựa chọn cho đến khi mua hàng, chúng ta còn biết từ khóa mang về tỉ lệ khách hàng hoàn tất thanh toán cao nhất. Nghiên cứu từ khóa chính xác không chỉ giúp thu hút organic traffic (lượng truy cập tự nhiên) cho trang web, mà còn tối ưu hoá được tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó giúp tăng doanh thu một cách bền vững theo thời gian.
- Đối với các trang không phải E-commerce: bạn sẽ biết chi tiết số lượng KH tiềm năng liên lạc với mình (thông qua việc hoàn tất điền form đăng kí dịch vụ). Từ đó tính toán được một ROI ngắn hạn mà SEO có thể mang lại.
b. Chi phí hiệu quả, hợp lý
SEO là một phương pháp marketing hiệu quả về chi phí. Bởi vì nó nhắm tới việc tiếp cận những người đang chủ động tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trên Internet. SEO là việc tạo ra những nội dung đáp ứng đúng với nhu cầu của KH tiềm năng. Từ đó, nó kích thích. Bằng việc nhắm đến và tiếp cận những khách hàng đang có nhu cầu và chủ động tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ cụ thể trên internet, SEO marketing online cung cấp cho bạn những lượt truy cập vào website chất lượng hơn hẳn so với các kênh digital marketing khác. Đồng thời tối ưu hoá được chi phí cho công ty của mình.
c. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Không đơn thuần là nghĩ ra được những nội dung, từ khoá đúng với nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm, mà còn phải không ngừng cải thiện cấu trúc của trang web. Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng tìm được website của bạn, dễ dàng tiếp thu và tìm kiếm được thông tin cần thiết trên website của bạn. Vậy nên, trải nghiệm của người dùng trên website của bạn là cực kỳ quan trọng.
d. Có được insights về khách hàng tiềm năng
Google Analytics – một công cụ trên cả tuyệt vời giúp bạn theo dõi và phân tích được lượng truy cập do SEO mang lại. Những thông tin quý giá như giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, ngôn ngữ, lịch sử tìm kiếm, thời gian khách hàng lưu lại trên website….Tất cả những thứ này sẽ được lưu lại. Từ đó, bạn có thể dựa vào để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
e. Tạo sự tin cậy cho doanh nghiệp
Thứ hạng của website trên google được vi von như một phiếu bầu cho độ tin cậy. Một lẽ thông thường là người dùng sẽ chọn lựa những website xuất hiện ở những thứ hạng trên cùng. Họ tin rằng những trang web này cung cấp đúng thông tin mà họ đang tìm kiếm. Vậy nên, nếu bạn có một chiến lược SEO tốt để đẩy được website lên thứ hạng cao, bạn chắc chắn đã tăng độ tin cậy của DN mình lên nhiều bậc.
f. Xây dựng, củng cố, phát triển thương hiệu
Từ lợi ích thu được thông qua việc tạo sự tin cậy cho DN, khi KH lựa chọn website của bạn, bạn đã phần nào tăng độ nhận diện của mình trong nhận thức của người dùng. Từ đó, tạo bước đà để xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu.
NÓI TÓM LẠI, SEO là một trong những công cụ phổ biến nhất đối với người làm nghề Marketing online. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn phần nào hiểu hơn SEO là gì và những lợi ích tuyệt vời của nó. Đừng quên đón đọc các bài tiếp theo của chúng tôi nhé.
Chin Media – Digital agency hàng đầu với kinh nghiệm 1000+ chiến dịch thành công – sẵn sàng cùng bạn chinh phục khách hàng trên mọi hành trình trải nghiệm của người dùng với một chiến lược Digital Marketing toàn diện và tối ưu nhất.
Tìm hiểu thêm về Chin Media: https://bit.ly/Chin-credential