CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Social media đang làm gì để chống lại fake news về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020?

2020 được đánh giá là năm của dịch bệnh, thiên tai và ngay cả khi ở nhà, bạn cũng phải đối diện với nạn Fake News tràn lan trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Cuối năm 2020, sự kiện được cả thế giới chú ý nhất bên cạnh sự tiếp diễn của dịch Covid-19 chắc hẳn là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trên tay mỗi người là một chiếc smartphone có thể cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi, vấn nạn “fake news” càng trở nên nguy hiểm hơn. Đặc biệt, truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc bầu cử giữa Donald Trump và Joe Biden. Nhận thức được sự nguy hiểm này, các ông lớn social media đã có những biện pháp mới để hạn chế thông tin sai lệch, tăng tính minh bạch và cố gắng củng cố tính dân chủ của người dân Mỹ trong thời gian này.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 dần đi tới hồi kết (cre: Bloomberg)Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 dần đi tới hồi kết (cre: Bloomberg)

Ngược trở lại năm 2016 với chiến thắng vẻ vang của Donald Trump, theo nhiều cuộc điều tra của các chuyên gia, Nga đã khai thác mạng xã hội để cố gắng tác động đến cử tri Mỹ ủng hộ Donald Trump trước cuộc bỏ phiếu tổng thống. Các quan chức tình báo đã cảnh báo vào năm 2018 rằng Nga có hành động tương tự khi lan truyền nhiều tin tức trên social media. Giờ đây, trong giai đoạn bầu cử này, các chuyên gia an ninh mạng cũng đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng của các tác nhân trong nước đưa thông tin sai lệch liên tục để tác động đến quyết định bỏ phiếu của cử tri. Nhiệm vụ kiểm soát nội dung vốn đã là một bài toán khó đối với các nền tảng truyền thông xã hội – những người phải đối mặt với sức ép từ cả hai đảng phái chính trị nhằm xóa một số nội dung mang tính thiên vị và điều hướng dư luận. Trong hoàn cảnh đó, các mạng xã hội đã đưa ra cách giải quyết fake news thế nào?

Facebook

Facebook – nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ hiện gây ra nhiều tranh cãi nhất xung quanh việc quản lý thông tin cá nhân của người dùng. Trong những năm kể từ năm 2016, những nỗ lực cốt lõi của Facebook nhằm duy trì tính toàn vẹn của cuộc bầu cử đã rơi vào ba hạng mục chính: Gỡ bỏ các tài khoản và mạng không xác thực, thắt chặt chính sách kiểm duyệt nội dung và tiết lộ cơ sở dữ liệu quảng cáo với mục tiêu tăng tính minh bạch. Facebook cũng đã ra mắt Trung tâm Điều hành Bầu cử vào năm 2018, một nhóm mà họ cho biết sẽ theo dõi các hành vi vi phạm quy trình dân chủ trên mạng. Ông lớn này cho biết, cho đến nay, họ đã xóa hơn 120.000 nội dung khỏi Facebook và Instagram ở Mỹ vì vi phạm chính sách can thiệp cử tri mà họ đã đặt ra, đồng thời hiển thị cảnh báo trên hơn 150 bài viết. Hơn nữa, Facebook cho biết họ đã hạn chế 30 networks tham gia vào các hành vi không minh bạch, nhắm mục tiêu đến Hoa Kỳ.

​​​​​​​Những động thái của Facebook trong cuộc chiến với Fake News (cre:112.international)

Những động thái của Facebook trong cuộc chiến với Fake News (cre:112.international)

Trong một vài tuần cuối trước ngày bỏ phiếu, Facebook cũng đã công bố một loạt thay đổi vào phút cuối, bao gồm cấm tất cả các quảng cáo chính trị mới một tuần trước cuộc bầu cử, xóa các nội dung mới đăng tải với ngôn ngữ quân sự, chẳng hạn như “quân đội” hoặc “trận chiến”, nhằm mục đích đàn áp cử tri và tạm thời tạm dừng tất cả các quảng cáo chính trị trên facebook ads trong một khoảng thời gian không được tiết lộ. Ngoài ra, Facebook cho biết họ sẽ xóa tất cả các tài khoản đại diện cho nhóm QAnon, một thuyết âm mưu vô căn cứ cho rằng Donald Trump đang hoạt động bí mật chống lại một tổ chức ấu dâm trên toàn cầu. Lý thuyết vô căn cứ này được phát tán online ngay sau cuộc bầu cử năm 2016 kết thúc và đã được đưa vào diễn ngôn chính trị.

Twitter

Twitter đã hạn chế tất cả các quảng cáo chính trị trên toàn thế giới từ tháng 10 năm 2019, một động thái hoàn toàn trái ngược với Facebook thời điểm đó. Giám đốc điều hành của Twitter đã tweet rằng “Mặc dù quảng cáo trên Internet là vô cùng mạnh mẽ và rất hiệu quả đối với các nhà quảng cáo thương mại, nhưng chính sức mạnh đó cũng mang lại rủi ro đáng kể cho chính trị.” Các chuyên gia truyền thông cho rằng Twitter vốn không kiếm được “nhiều tiền từ quảng cáo chính trị, điều này có thể khiến Jack Dorsey đưa ra quyết định dễ dàng hơn so với Mark Zuckerberg.” Quảng cáo chính trị trên Twitter không tồn tại ở quy mô lớn như trên Facebook, nhưng nền tảng này cũng đã thực hiện một số biện pháp bổ sung trong những tháng gần đây để cho thấy họ đang ráo riết ngăn chặn fake news trước cuộc bầu cử năm 2020. Gần đây nhất, Twitter đã ra mắt “trung tâm bầu cử Hoa Kỳ 2020” bao gồm một danh sách các bài báo được tuyển chọn, cũng như trình phát trực tiếp các cuộc tranh luận giữa hai chính trị gia.

Twitter đã làm gì trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 (cre: The Indian Express)

Twitter đã làm gì trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 (cre: The Indian Express)

Là một phần của bộ các biện pháp chống lại thông tin sai lệch, Twitter cũng đã giới thiệu một hệ thống dán nhãn mới vào tháng 5 năm 2020 cho phép nền tảng gắn cờ các tweet có nội dung được đánh giá có khả năng gây hiểu lầm. Trong vài tháng qua, mạng xã hội này bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi của dân cư mạng sau khi gắn nhãn một số tweet của Donald Trump, bao gồm cả những nội dung có tuyên bố về việc bỏ phiếu bằng thư có khả năng gây hiểu lầm, đồng thời Twitter cũng đã dán nhãn trên các tweet của Trump vì vi phạm chính sách liên quan đến “thao túng phương tiện truyền thông”. Trong những trường hợp này, các tweet bị ẩn nhưng người dùng có thể dễ dàng nhấp vào link trực tiếp để xem nội dung. Trump đã cáo buộc Twitter cố gắng ngăn chặn tự do ngôn luận của cử tri.

Tuần trước, Twitter cũng đã tiết lộ một loạt các cập nhật mới nhằm mục đích cụ thể là hạn chế sự lan truyền thông tin sai lệch trên nền tảng này trước cuộc bầu cử, bao gồm nỗ lực ngăn chặn các tweet có thông tin sai lệch lan truyền và chính sách “không cho phép bất kỳ ai, kể cả các ứng cử viên tuyên bố chiến thắng bầu cử trước khi nó được công bố chính thức”. Đáng chú ý là, người dùng sẽ không thể đăng lại hoặc trả lời các tweet “có nhãn thông tin gây hiểu lầm từ các nhân vật chính trị Mỹ (bao gồm các ứng cử viên và tài khoản vận động tranh cử), các tài khoản có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Những ông lớn social media trên thế giới đang làm gì để chống lại fake news (Cre: The New York Times)

Những ông lớn social media trên thế giới đang làm gì để chống lại fake news (Cre: The New York Times)

Youtube

Vào đầu năm nay, Youtube đã công bố một số cập nhật mới về cách họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử, cụ thể, đội ngũ Youtube sẽ xóa những nội dung liên quan đến bầu cử vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của họ. “Các chính sách này nghiêm cấm những yếu tố quấy rối và các hành vi lừa đảo, bao gồm cả nội dung nhằm đánh lừa mọi người về việc bỏ phiếu hoặc video bị thao túng kỹ thuật hoặc sửa chữa theo cách gây hiểu lầm cho người dùng và có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng.” công ty này cho biết. Tương tự như các nền tảng khác, YouTube cũng cam kết loại bỏ nội dung khuyến khích người dùng can thiệp vào quy trình dân chủ, ví dụ là “yêu cầu người xem tạo các đoạn bỏ phiếu dài với mục đích khiến người khác khó bỏ phiếu hơn.”

Một số người bày tỏ lo ngại rằng YouTube (tương tự như Reddit) vẫn chưa công bố chính sách rõ ràng về cách họ sẽ xử lý các ứng cử viên tuyên bố chiến thắng trước khi kết quả cuộc bầu cử chính thức được công bố với giới truyền thông.

Reddit

Vào tháng 4 năm 2020, Reddit thông báo rằng họ đang tung ra một subreddit dành riêng cho sự minh bạch chính trị, sẽ liệt kê tất cả các chiến dịch quảng cáo chính trị chạy trên Reddit từ tháng 1 năm 2019. Công ty cho biết subreddit này sẽ cung cấp thông tin về nhà quảng cáo cá nhân, mục tiêu của họ, số lần hiển thị và chi tiêu trên cơ sở mỗi chiến dịch. Reddit cho biết họ sẽ yêu cầu các nhà quảng cáo chính trị “bật” nhận xét trong 24 giờ đầu tiên của chiến dịch để cho phép họ “tương tác trực tiếp với người dùng”. Mặc dù subreddit đang cố gắng làm các thông tin chi tiết quan trọng về quảng cáo chính trị rõ ràng nhất có thể, nhưng nó có một số hạn chế. Cũng cần lưu ý rằng Reddit không cho phép quảng cáo chính trị ở các quốc gia khác nhưng lại ngoại trừ Mỹ.

Vào tháng 6 năm 2020, Reddit cũng thông báo rằng họ đang cấm một số subreddits mà họ cho rằng vi phạm chính sách cộng đồng về lời nói căm thù. Bao gồm trong số này là r / TheDonald, một subreddit ủng hộ Trump, cực kỳ nổi tiếng trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2016 nhưng đã không hoạt động trong nhiều tháng mặc dù có gần 800.000 thành viên. Các thành viên của subreddit này đã chuyển sang nền tảng khác vào năm trước, để đáp ứng các quy tắc nội dung chặt chẽ hơn và tăng cường kiểm duyệt. Reddit cũng không có chính sách rõ ràng về vấn đề các ứng cử viên tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử trước khi nó được công bố chính thức.

Động thái của các ông lớn Social Media đang gây tranh cãi (Cre: Stanford News - Stanford University)Động thái của các ông lớn Social Media đang gây tranh cãi (Cre: Stanford News – Stanford University)

TikTok

Tik Tok – nền tảng mạng xã hội video mới nổi đã thực hiện một số hành động trong vài tháng gần đây để cho thấy rằng họ đang giữ vững lập trường trước cuộc bầu cử. Cùng với việc cấm các quảng cáo chính trị, vào tháng 8, TikTok cũng đã công bố một loạt các biện pháp tin tức để chống lại thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Đặc biệt, Tiktok công bố sẽ xóa các tài khoản được cho là bị thao túng và “đánh lừa người dùng bằng cách bóp méo sự thật.” Điều này bao gồm deepfakes, một kỹ thuật cho phép tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo. Nó được sử dụng để kết hợp và đặt chồng lên hình ảnh và video hiện hữu khiến bạn có thể ghép mặt mình vào một bài phát biểu của Donald Trump mà không hề giả trân.

Bất chấp những biện pháp này, nội dung chính trị trên TikTok, giống như tất cả các nền tảng mạng xã hội, vẫn cực kỳ phổ biến. Theo dữ liệu trên ứng dụng, các video chứa thẻ bắt đầu bằng #Trump2020 đã được xem 10,3 tỷ lần vào tháng 9 năm 2020. Một báo cáo từ Wall Street Journal vào cuối năm ngoái tuyên bố rằng chiến dịch Trump đã tiếp cận với các tài khoản TikTok có lượng người theo dõi ủng hộ lớn, bao gồm một số người có lá cờ Trump 2020 trong video của họ.

Trên đây là những điều mà các ông lớn truyền thông trên thế giới đang nỗ lực để ngăn chặn fake news về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Tuy nhiên, thế giới internet tồn tại nhiều mặt tối mà ngay cả chúng ta còn chưa phát hiện ra thì liệu một vài chính sách có ngăn chặn được tất cả khi Fake news có thể lan truyền từ miệng người này sang miệng người khác chỉ nhờ một đoạn comment không tính xác thực. Cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm nay đang dần đi đến hồi kết và giới truyền thông cũng đang ráo riết đưa tin từng đường đi nước bước. Cập nhật thêm những phân tích về tác động của truyền thông với cuộc bầu cử thế kỷ này trên Blog Chin Media nhé!

Các bài viết liên quan