Sử dụng Google My Business để có được nhiều khách hàng hơn
Một tài khoản Google My Business cho phép bạn được xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm khi ai đó tìm kiếm bạn trên internet. Nó hoàn toàn miễn phí, điều này khiến Google My Business trở thành một công cụ marketing hợp lý đối với các doanh nghiệp nhỏ, và cả các doanh nghiệp lớn nữa.
Hướng dẫn đầy đủ dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách làm tài khoản của bạn tốt hơn, hiệu quả hơn, và cũng chỉ cho bạn một vài mẹo để đạt được kết quả mong muốn.
Tại sao bạn lại cần một tài khoản Google My Business
Không chắc rằng liệu mình có cần một tài khoản Google My Business hay không? Đây là vài lý do để bạn cân nhắc.
Khiến bản thân trở nên hiển hiện hơn trước mặt khách hàng
Cho dù bạn chỉ đang vận hành một cửa hàng với bức tường gạch kiểu cũ, khách hàng và các tiềm năng của bạn cũng đều đang online cả. Và internet là nơi họ thường chọn để bắt đầu công cuộc tìm kiếm doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Một tài khoản Google My Business đảm bảo rằng khi ai đó tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trên Google Search và Google Maps, họ sẽ tìm ra nó. Một khi họ tìm kiếm, danh sách của bạn sẽ xuất hiện vị trí và cách để họ đến với cửa hàng của bạn, dù bạn có là một cửa hàng thực tế hay là một trang mua bán online đi chăng nữa.
Tài khoản Google My Business cải thiện SEO địa phương của bạn. Vậy nên khi ai đó “search” bạn, bạn sẽ xuất hiện ở trang đầu tiên – không phải trang thứ hai hoặc thậm chí tệ hơn thế.
Thậm chí nếu bạn đã có một trang web hiện hữu, một tài khoản Google My Business sẽ đảm bảo bạn và trang web của bạn sẽ đạt top kết quả tìm kiếm. Các tài khoản cũng cung cấp phương thức để phân tích, cho phép bạn đưa ra các chiến lược quảng bá và tài chính đúng đắn.
Giữ cho khách hàng được cập nhật thường xuyên
Đừng để người tiêu dùng của bạn phải đoán những chi tiết quan trọng về doanh nghiệp của bạn. Hoặc bỏ mặc họ với Yelp, TripAdvisor và những trang web review khác khi mà bạn chẳng thể kiểm soát chúng. Đảm bảo rằng khi ai đó tìm kiếm doanh nghiệp của bạn, họ sẽ có được những thông tin chuẩn chỉnh, dẫn thẳng từ những nguồn chính thống.
Google My Business của bạn bao gồm thông tin liên lạc, thời gian làm việc và những thông tin cần thiết khác. Bạn có thể đăng tải những cập nhật để chia sẻ rằng bạn đã mở rộng các dịch vụ, hoặc tạm thời đóng cửa, hoặc mở cửa lại hoàn toàn (đặc biệt là sau những tình huống nguy cấp như Covid-19 diễn ra). Tài khoản Google Business có SEO địa phương rất mạnh mẽ, vậy nên thông tin bạn chia sẻ sẽ được xếp phía trên những trang web khác.
Thông tin sai lệch có thể dẫn đến trải nghiệm khách hàng tồi tệ và khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội. Tưởng tượng sự thất vọng mà một khách hàng phải trải qua khi họ lặn lội đến tận cửa hàng của bạn chỉ để nhận ra nó đóng cửa. Hoặc có thể bạn mở cửa đó, nhưng một khách hàng tiềm năng lại chọn đối thủ của bạn bởi vì họ không chắc lắm bạn có mở cửa không.
Một tài khoản Google My Business giữ cho khách hàng của bạn luôn được thông báo đầy đủ.
Thúc đẩy sự tự tin của khách hàng
Một hồ sơ Google My Business đem tới sự tin tưởng cho doanh nghiệp của bạn. Bằng chứng ư? Khách hàng có xu hướng ghé thăm doanh nghiệp của bạn nhiều hơn 70% khi bạn sử dụng Google My Business.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng các doanh nghiệp với một danh sách hoàn chỉnh trên Google có cơ hội gấp đôi chiếm được niềm tin của khách hàng.
Tin tưởng là yếu tố then chốt khi nói đến đưa ra quyết định mua hàng. Càng cảm thấy tự tin bao nhiêu, khách hàng càng có khả năng sẽ chi trả. Tín nhiệm lấy được từ Google là đủ để khiến thêm 38% khách hàng tới cửa hàng của bạn, và thêm 29% sẽ mua gì đó.
Đánh giá ở Google My Business giúp xây dựng lòng tin. Nghiên cứu bởi Think With Google chỉ ra rằng 88% khách hàng tin tưởng các đánh giá online như các họ tin các gợi ý cá nhân.
Rate cao sẽ khiến khách hàng tin tưởng bạn hơn (Nguồn ảnh: hootsuite)
Làm thế nào để tạo một tài khoản Google My Business
Làm theo những bước sau để có một tài khoản Google My Business:
Bước 1: Đăng ký Google My Business
Truy cập www.google.com/business để đăng ký. Bạn có thể đăng ký bằng một tài khoản Google đã tồn tại, hoặc tạo một tài khoản mới. Nếu bạn đã đăng ký rồi, ỏ qua bước này và tới bước tiếp theo.
Mẹo: Đảm bảo rằng bạn đăng ký với miền email doanh nghiệp của bạn.
Đăng ký tài khoản (Nguồn ảnh: hootsuite)
Bước 2: Thêm vào doanh nghiệp của bạn
Nhập tên doanh nghiệp của bạn. Nếu nó không xuất hiện ở ở mục gợi ý, chọn Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google (Add your business to Google). Tiếp theo chọn loại hình tương ứng với doanh nghiệp.
Thêm doanh nghiệp của bạn (Nguồn ảnh: hootsuite)
Chọn loại hình tương ứng (Nguồn ảnh: hootsuite)
Bước 3: Nhập vị trí của bạn
Nếu bạn có một vị trí thực mà khách hàng có thể thật sự tìm đến, chọn Yes (Có). Rồi sau đó điền địa chỉ của bạn. Bạn có thể cũng sẽ được hỏi việc đặt một “dấu mốc” cho vị trí của bạn trên bản đồ. Nếu doanh nghiệp của bạn không có một vị trí thực tế mà khách hàng có thể tới tận nơi nhưng có cung cấp một dịch vụ hoặc dịch vụ giao hàng, bạn có thể liệt kê lĩnh vực dịch vụ của bạn.
Bạn có một cửa hàng thực tế không? (Nguồn ảnh: hootsuite)
Định vị vị trí của bạn nào! (Nguồn ảnh: hootsuite)
Bước 4: Điền thông tin liên lạc của bạn
Nhập số điện thoại kinh doanh hoặc địa chỉ website để khách hàng có thể liên hệ với bạn. Nếu bạn sử dụng Facebook thay vì website, bạn cũng có thể add đường link vào.
Bước 5: Hoàn thành và điều chỉnh danh sách của bạn
Chọn Yes (Có) nếu bạn muốn nhận những cập nhật và thông báo. Rồi chọn Finish (hoàn thành). Tiếp đó bạn sẽ được hỏi để xác minh doanh nghiệp của bạn.
Những bước cuối cùng để tạo tài khoản của bạn (Nguồn ảnh: hootsuite)
Làm thế nào để xác minh doanh nghiệp của bạn
Bây giờ thì tài khoản của bạn đã được lập, dưới đây sẽ là cách để xác minh tài khoản Google My Business của bạn.
Bước 1: Đăng nhập vào Google My Business
Truy cập www.google.com/business để đăng nhập.
Bước 2: Chọn Verify now (Xác minh bây giờ)
Nếu bạn có nhiều tài khoản Google My Business, hãy đảm bảo bạn chọn đúng tài khoản.
Bước 3: Chọn phương thức để xác minh
Postcard bằng đường bưu điện thông thường là một lựa chọn để xác minh bảo mật. Nếu doanh nghiệp bạn được phép sử dụng phương thức khác, như là điện thoại, email, hãy chọn thứ bạn muốn. Điền những thông tin được yêu cầu. Kiểm tra kỹ lại để đảm bảo bạn đã nhập đúng, và rồi nộp biểu mẫu thôi.
Có sẽ sẽ tốn vài ngày hoặc hai tuần để postcard tới nơi. Khi bạn nhận được postcard, hãy đăng nhập và chọn Verify location (xác minh vị trí) trên thanh công cụ. Nhập mã code 5 chữ số trong postcard.
Chú ý: Có thể sẽ tốn vài tuần để danh sách doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên Google. Trong khi chờ đợi, hãy tải xuống ứng dụng Google My Business để bạn có thể quản lý tài khoản của mình.
Làm thế nào để xác minh một doanh nghiệp đã có trên Google là của bạn
Muốn đưa một doanh nghiệp Google đã tồn tại lên? Có ba lựa chọn cho bạn:
– Lựa chọn 1: Đăng ký và đăng nhập vào tài khoản Google My Business. Tìm doanh nghiệp của bạn và bấm chọn. Rồi làm theo những bước để xác nhận bạn là chủ sở hữu.
– Lựa chọn 2: Đánh dấu doanh nghiệp của bạn trên Maps, bấm Manage (Quản lý) trong danh sách.
Thêm vị trí của bạn trên bản đồ (Nguồn ảnh: hootsuite)
– Lựa chọn 3: Tìm kiếm danh sách doanh nghiệp trên Google Search và chọn “Own this business” (Sở hữu doanh nghiệp này).
Một cách khác để thêm vị trí trên bản đồ (Nguồn ảnh: hootsuite)
Đừng hoảng sợ nếu thông tin trên đó không chính xác. Bạn có thể sửa chúng một khi bạn được xác nhận mình là chủ sở hữu.
Nếu ai đó đã lấy doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn làm việc cho cùng công ty đó, yêu cầu người đó thêm bạn vào như một user. Nếu bạn không nhận ra người sở hữu đó, làm theo những bước sau để lấy lại doanh nghiệp của bạn.
Làm thế nào để chỉnh sửa doanh nghiệp của bạn trên Google
Mở vị trí bạn muốn chỉnh sửa.
Trong thanh công cụ bên trái, bấm chọn Info (thông tin).
Nhấp vào biểu tượng bút chì để chỉnh sửa. Nếu bạn muốn loại bỏ một đầu mục nào đó, bấm X. Khi bạn chỉnh sửa xong, chọn Apply (áp dụng).
Làm thế nào để điền nhiều vị trí cho doanh nghiệp trên Google My Business
Nếu bạn mở một chi nhánh khác hoặc là tạo một profile và cần điền thêm vị trí, làm theo những bước sau.
– Từ trang chủ Google My Business của bạn, chọn Manage locations (quản lý vị trí) ở bên trái thanh công cụ.
– Nhấp vào biểu tượng màu xanh Add location (thêm vị trí) ở bên phải.
– Nhập tên doanh nghiệp của bạn và chọn Create a new business with this name (tạo một doanh nghiệp mới với tên này).
– Điền thông tin và chọn yêu cầu xác minh.
Một lựa chọn khác cho bạn là truy cập Google Maps và thả một định vị địa điểm trên bản đồ.
Liệu bạn có thể tắt các nhận xét dành cho doanh nghiệp của bạn trên Google?
Không. Bạn không thể. Và bạn cũng không thể muốn hay không muốn làm điều đó được, bởi vì những nhận đánh giá đó cho khách hàng thấy doanh nghiệp của bạn hợp pháp.
Nhưng, bạn có thể đánh dấu và báo cáo những đánh giá không phù hợp.
Quản lý các đánh giá của bạn là quan trọng, nhưng điều sẽ khó nếu bạn phải chăm nom cho nhiều cơ sở trên nhiều vị trí và nhiều tài khoản Google My Business. Với Hootsuite, bạn có thể quản lý và hồi đáp tất cả các đánh giá đến từ trang tổng quan được sắp xếp hợp lí.
Làm thế nào để đánh dấu một doanh nghiệp hoặc một địa điểm tạm thời đóng cửa
Nếu bạn cần đóng cửa theo mùa hoặc đóng cửa tạm thời, hãy đánh dấu rằng doanh nghiệp của bạn đang tạm đóng cửa. Làm việc này đảm bảo khách hàng luôn được cập nhật mà không ảnh hưởng tới xếp hạng địa phương của bạn.
Cách làm như sau:
– Đăng nhập vào Google My Business
– Chọn Info trong danh mục
– Tìm mục Close this business ở bên phải
– Chọn Temporary closed (đóng cửa tạm thời)
– Để đạt thời gian nhất định, chọn Info bên trái rồi nhập thời gian cụ thể
6 phương pháp để tối ưu hóa Google My Business của bạn
1. Điền đầy đủ hồ sơ của bạn
Một trong những cách tối ưu hóa GMB đó là cập nhật thông tin mới nhất. Cung cấp cho Google càng nhiều thông tin về doanh nghiệp của bạn càng tốt. Tại sao ư? Điều đó giúp Google kết nối doanh nghiệp của bạn với tìm kiếm của khách hàng dễ dàng hơn. Nói cách khác, nó cải thiện xếp hạng tìm kiếm của bạn.
Như Google đã giải thích, “Kết quả địa phương ưu tiên các kết quả phù hợp nhất cho mỗi tìm kiếm và các doanh nghiệp có thông tin đầy đủ và chính xác sẽ dễ kết hợp với các tìm kiếm phù hợp hơn”.
Điều đó có nghĩa là bạn nên điền chi tiết liên hệ, danh mục, thuộc tính, v.v. Đảm bảo sử dụng các từ khóa phù hợp nếu có thể.
Google xác định xếp hạng địa phương dựa trên ba yếu tố:
Mức độ liên quan: Mức độ phù hợp của doanh nghiệp của bạn với một tìm kiếm
Khoảng cách: Vị trí của bạn cách người tìm kiếm hoặc vị trí tìm kiếm bao xa
Sự nổi bật: Mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp (dựa trên một số yếu tố khác)
Sử dụng các từ khóa phù hợp sẽ cải thiện mức độ liên quan. Nhưng bạn không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy thử dùng Google Trends.
Ví dụ: nếu bạn điều hành một cửa hàng quần áo cổ điển, hãy tìm kiếm “quần áo cổ điển” ở vị trí của bạn. Xem các chủ đề và thuật ngữ có liên quan mà mọi người đang sử dụng để lấy cảm hứng từ khóa.
Phương tiện truyền thông xã hội cũng ảnh hưởng đến xếp hạng SEO của bạn. Tìm hiểu làm thế nào.
2. Làm doanh nghiệp của bạn nổi bật với những bức ảnh
Giúp mọi người nhìn thấy tất cả về doanh nghiệp của bạn.
Khi tạo hồ sơ trên usinessi, bạn sẽ có thể thêm ảnh đại diện và ảnh bìa — giống như trên Facebook, Twitter, LinkedIn hoặc Pinterest vậy. Nếu không có những hình ảnh này, mọi người sẽ khó nhận ra thương hiệu của bạn trên mạng.
Đừng dừng lại ở đó. Thể hiện vị trí, sản phẩm dịch vụ của bạn bằng cách đăng thêm hình ảnh. Nếu bạn điều hành một nhà hàng, hãy đăng hình ảnh về bữa ăn, thực đơn và phòng ăn của bạn. Đảm bảo rằng chúng trông hấp dẫn, chuyên nghiệp và không có độ phân giải thấp. Theo Google, các doanh nghiệp có ảnh nhận được nhiều hơn 42% yêu cầu chỉ đường và nhiều hơn 35% lần nhấp vào trang web của họ.
Nếu bạn có thể, hãy thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Điều đó tạo ra sự khác biệt đó.
Cách thêm ảnh vào Google My Business như sau:
– Đăng nhập vào Google My Business
– Mở vị trí bạn muốn quản lý
– Nhấp vào Ảnh từ menu
– Chọn loại ảnh bạn muốn thêm.
– Tải ảnh của bạn lên từ máy tính hoặc chọn ảnh bạn đã tải lên
3. Đăng tải tin tức, cập nhật và ưu đãi đặc biệt
Các thông tin trên Google My Business như địa chỉ, giờ làm việc và thông tin liên hệ của bạn phải luôn được bổ sung chính xác và luôn cập nhật. Hãy đảm bảo chỉnh sửa nếu có thay đổi ở đâu đó.
Bạn cũng có thể tạo bài đăng cho doanh nghiệp của mình để thông báo cho khách hàng về các cập nhật, sản phẩm mới, ưu đãi và sự kiện. Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, những bài đăng này có thể giữ cho hồ sơ của bạn luôn mới, thúc đẩy doanh số bán hàng và khuyến khích lượt ghé thăm cửa hàng thực hoặc cửa hàng kỹ thuật số của bạn.
Cách tạo một bài đăng trên Google:
– Đăng nhập vào Google My Business và mở vị trí bạn muốn quản lý
– Từ menu bên trái, nhấp vào Bài đăng (Post)
– Chọn loại bài đăng bạn muốn tạo từ các tùy chọn đã cho.
– Nhập thông tin liên quan vào mỗi trường. Bản sao phải bao gồm các chi tiết cần thiết và ngắn gọn. Tránh tiếng lóng thương mại và quá nhiều dấu chấm câu (!!!!!).
– Nhấp vào Xem trước để kiểm tra kỹ định dạng và chính tả. Nếu bạn cần chỉnh sửa, hãy nhấp vào mũi tên quay lại.
Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấp vào Đăng tải (Publish)
4. Thêm các tính năng và thuộc tính đặc biệt
Các tính năng đặc biệt có sẵn cho tài khoản doanh nghiệp của Google, tùy thuộc vào danh mục bạn đã chọn.
Dưới đây là tóm tắt các tính năng dành riêng cho danh mục có sẵn:
– Các khách sạn có thể hiển thị xếp hạng hạng và liệt kê các tiện nghi được cung cấp
– Các nhà hàng và quán bar có thể tải lên thực đơn, giới thiệu các món ăn phổ biến và thêm liên kết cho các đơn hàng và đặt chỗ trực tuyến
– Các doanh nghiệp theo định hướng dịch vụ có thể hiển thị menu dịch vụ và thêm nút đặt chỗ
Các công ty vừa và nhỏ có thể thêm danh mục sản phẩm
Nếu bạn cho rằng doanh nghiệp của mình đủ điều kiện cho một trong những tính năng này nhưng bạn không thấy chúng, có thể bạn đã chọn sai danh mục. Bạn có thể chọn tối đa 10 danh mục cho doanh nghiệp của mình.
Bạn cũng có thể thêm các thuộc tính thực tế vào hồ sơ của mình để chia sẻ thêm thông tin mà khách hàng của bạn có thể quan tâm. Nếu bạn điều hành một cửa hàng hoặc nhà hàng, bạn có thể muốn chia sẻ rằng đó là nơi phù hợp cho người sử dụng xe lăn, cung cấp Wi-Fi miễn phí hoặc chỗ ngồi ngoài trời. Bạn thậm chí có thể chia sẻ nếu công ty của bạn được một người phụ nữ làm chủ.
Cách thêm hoặc chỉnh sửa thuộc tính:
– Từ trang tổng quan tài khoản của bạn, nhấp vào Thông tin (Info)
– Tìm Thêm thuộc tính (Add attributes) và chọn Chỉnh sửa (Edit). Tìm kiếm thuộc tính bạn muốn thêm hoặc cuộn qua tất cả các tùy chọn có sẵn cho doanh nghiệp của bạn.
– Nhấp vào Áp dụng (Apply)
5. Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá
Mọi người tin tưởng lời nói của người khác hơn là tin tưởng vào tình trạng thực thụ của công việc kinh doanh. Một bài đánh giá tốt có thể là yếu tố quyết định giúp bạn có sự thu hút với các khách hàng tiềm năng. Các bài đánh giá cũng cải thiện thứ hạng trên Google của bạn.
Thời điểm tốt nhất để yêu cầu đánh giá là sau khi cung cấp trải nghiệm tuyệt vời. Cho dù là ở cửa hàng thực tế hay trực tuyến, hãy cân nhắc chia sẻ thẻ hoặc biên lai điện tử có phần yêu cầu đánh giá.
Cách lấy URL tùy chỉnh cho tài khoản Google My Business:
– Từ trang tổng quan, nhấp vào Thông tin (Info) và sau đó Add short names
– Nhập short name của bạn (tối đa 32 ký tự). Bạn có thể cần phải đưa ra các lựa chọn thay thế nếu tên bạn muốn chọn đã được sử dụng
– Nhấp vào Áp dụng (Apply)
6. Xây dựng lòng tin bằng cách phản hồi các bài đánh giá
Cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn đánh giá cao phản hồi của họ bằng cách phản hồi các đánh giá. Theo một cuộc khảo sát của Google và Ipsos Connect, những doanh nghiệp có phản hồi đánh giá được coi là đáng tin cậy hơn 1,7 lần so với những doanh nghiệp không phản hồi.
Tương tác tích cực xây dựng lòng trung thành. Hãy nhớ trả lời bằng giọng điệu thương hiệu của bạn, đồng thời luôn thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp. Điều đó cũng tương tự đối với những đánh giá tiêu cực. Đừng bỏ qua chúng. Xoay chuyển tình thế bằng cách lắng nghe và giải quyết các vấn đề được đưa ra.
Hãy trung thực và chắc chắn đưa ra lời xin lỗi. Nếu đánh giá đó đề cập tới một vấn đề nhạy cảm, hãy yêu cầu họ gửi cho bạn một tin nhắn riêng.
Đảm bảo trả lời các câu hỏi. Bất kỳ ai cũng có thể trả lời câu hỏi của khách hàng của bạn trên chính Google My Business của bạn. Cố gắng hết sức để đảm bảo rằng bạn sẽ trả lời trước nhất. Cho mọi người thấy rằng doanh nghiệp của bạn đang hoạt động và đáng tin cậy, đồng thời ngăn chặn khả năng lan truyền thông tin sai lệch.
———————————————————————————————————————————————-
Chin Media – Một digital marketing agency đầy nhiệt huyết, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Được thành lập năm 2015, Chin đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp thành công với công việc kinh doanh của họ bằng các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Kể từ đó, với khao khát trở thành một trong những digital agency dẫn đầu tại Việt Nam, Chin Media đã không ngừng đi lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đem lại những giá trị tích cực.