Subdomain và Subfolder – Lựa chọn nào cho thành công của SEO?
Trên thực tế, Google xếp hạng Subdomain và Subfolder tương tự như nhau. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một điểm khác biệt chính, trong đó các Subdomain được coi là các trang Web độc lập và khác biệt với Domain. Điều quan trọng bạn cần làm chính là xem xét tác động thực tế đến SEO trước khi chọn đặt nội dung trên Subdomain hay Subfolder.
Sự khác biệt giữa Subdomain và Subfolder
Subfolder là gì?
Về cơ bản, một trang Web thường được tạo thành từ các phần danh mục và trang Web khác nhau. Trước kia, với mã hóa HTML, một nhà thiết kế Web sẽ tạo các thư mục và đặt các trang Web vào các thư mục đó. Đó là lý do tại sao chúng được gọi là “Subfolder” hoặc “Subdirectory”.
Subfolder còn được gọi là Subdirectory (Ảnh: seohacker.wpengine.com)
Điều này rất giống với cách lưu trữ tệp hoạt động trên máy tính để bàn, nơi bạn có thể tạo thư mục và đặt hình ảnh hoặc tệp bảng tính vào thư mục. Cũng giống như các thư mục trên máy tính, các thư mục trực tuyến sẽ có tên theo định dạng như: /green-widgets/. Đây chính là nơi mà tất cả các trang HTML green-widget sẽ chuyển đến.
Khi bạn điều hướng đến các trang đó, bạn thực sự đang điều hướng đến một thư mục và một tệp HTML thực tế:
-
https://www.example.com/widgets/green-widgets/big-green-widget.html
Những thư mục, /widgets/ và /green-widgets/ như trên sẽ được gọi là Subfolder hoặc Subdirectory.
Trong WordPress và các trang Web dựa trên PHP khác, các thư mục con này thường là các yếu tố ảo. Chúng không tồn tại trên máy chủ nơi bạn có thể điều hướng đến bằng chương trình FTP và xem các thư mục thực tế. Mặc dù chỉ là thư mục ảo, nhưng chúng vẫn là một phần của cấu trúc tệp của trang Web và vẫn được gọi là Subfolder.
Subfolder là một phần của cấu trúc trang web được liên kết với tên miền.
Subdomain là gì?
Subdomain rất khác với Subfolder. Subdomain giống như một trang Web hoàn toàn khác. Cụ thể, Subdomain được liên kết với Subfolder, nhưng không được liên kết với trang Web được liên kết với tên miền. Mặt khác, Subdomain thường được coi là một trang Web độc lập và được phân nhánh từ Domain.
Subdomain được xem là một phần tách biệt từ Domain (Ảnh: ssl.vn)
Đây là ví dụ về Subdomain:
-
support.example.com
Đây là ví dụ về Subdomain có chứa thư mục con:
-
support.example.com/faq/
Google coi các Subdomain là các trang Web độc lập riêng biệt, khác nhau và tách biệt với Domain. Điều này cũng tương tự trong Google Search Console, nơi các Subdomain phải được xác minh riêng biệt với nội dung tồn tại trong trang Web miền chính.
Bạn cần phải xác minh các Subdomain một cách riêng biệt trong Search Console, có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với cài đặt và theo dõi hiệu suất tổng thể trên mỗi Subdomain.
Tại sao nên sử dụng Subdomain?
Hỗ trợ cho các vấn đề kỹ thuật
Nhà phát triển Web có thể chọn lưu trữ phiên bản theo giai đoạn của trang Web trên tên Subdomain được bảo vệ bằng mật khẩu (trang Web theo giai đoạn là bản sao của trang do nhà phát triển tạo để thử nghiệm mẫu thiết kế Web mới). Sau đó, thiết lập cơ sở dữ liệu mới và cài đặt phiên bản mới của trang Web trong tên Subdomain đó, sao chép chính xác trang Web sản xuất (phiên bản của trang Web dành cho khách truy cập).
Trong trường hợp Subdomain không được liên kết từ bất kỳ đâu trên Web, thì các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm nói chung cũng sẽ không tìm thấy Subdomain đó. Nếu làm vậy, họ sẽ không thể thu thập dữ liệu trang Web vì đã được bảo vệ bằng mật khẩu.
Ở cấp độ kỹ thuật, trang Web được lưu trữ trên Subdomain có thể có cùng thư mục, URL và cấu trúc liên kết cố định như trang Web chính đang tồn tại trên Web. Việc lưu trữ một trang Web dàn dựng trên một thư mục con sẽ phức tạp hơn và có nguy cơ xuất hiện nhiều lỗi trong cấu trúc liên kết.
Vì lý do kỹ thuật, các nhà phát triển có thể thấy dễ dàng hơn khi tạo cơ sở dữ liệu mới cho Subdomain và coi phần đó giống như một trang Web độc lập, giữ cho tất cả cơ sở dữ liệu và tệp CMS hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của trang chính.
Việc chia nhỏ một trang Web trên một Subdomain cho phép nhà phát triển dễ dàng sử dụng 100% các công nghệ và mẫu bố cục khác nhau mà không ảnh hưởng đến trang Web chính.
Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu là một lý do khác để bạn nên sử dụng Subdomain. Ví dụ: các nhà xuất bản thường chọn lưu trữ các phần hỗ trợ của họ trên một Subdomain nào đó.
Ở đó, người dùng có thể tìm thấy tài liệu có thể tải xuống, các câu hỏi thường gặp và diễn đàn Q&A trong một Subdomain như support.example.com
Vì mục đích xây dựng thương hiệu, một số doanh nghiệp có thể chọn tạo một Subdomain riêng biệt để phân chia và xây dựng thương hiệu cho một phần trên trang Web của họ, chẳng hạn như các trang hỗ trợ và giữ chúng tách biệt với phần còn lại của trang chính.
Cải thiện SEO
Việc lưu trữ trên Subdomain cũng mang lại những lợi ích nhất định cho SEO. Ví dụ: trong trường hợp một nhà xuất bản sở hữu một chủ đề nội dung hoàn toàn khác với trang Web chính. Nhà xuất bản có thể chọn lưu trữ phần đó trên một Subdomain để tách biệt nội dung đó trong trang Web nhưng vẫn liên quan đến thương hiệu của trang chính.
Subdomain mang đến một số lợi ích về SEO (Ảnh: mona.media)
Cấu trúc Subfolder hữu ích
Một trang Web toàn diện có thể được xem là có thẩm quyền hơn so với một trang Web chỉ tập trung vào chi tiết của một chủ đề. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là trang Web chi tiết lại ít có thẩm quyền hoặc hữu ích hơn.
Một trang Web có thể bao gồm toàn bộ chiều rộng và chiều sâu của chủ đề để có thể thu hút nhiều liên kết hơn và được công nhận là có thẩm quyền. Vì lý do đó, một Website có thể chọn sử dụng các Subfolder trên phương pháp tiếp cận Subdomain.
Một lý do khác để sử dụng bố cục Subfolder chính là có sự chồng chéo giữa các phần khác nhau.
Nên lựa chọn Subdomain hay Subfolder?
Yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc có nên sử dụng Subdomain hay không chính mức độ phù hợp với người dùng. Mặc dù Subfolder không đem đến nhiều lợi ích liên quan đến SEO, xây dựng thương hiệu và kỹ thuật, nhưng bạn cũng cần phải xem xét đến lựa chọn này.
Lựa chọn Subdomain hay Subfolder sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh: brainpulse.com)
Về cơ bản, để người dùng có thể hiểu được phần nội dung đó cũng thuộc trang Web, thì bạn có thể sử dụng Subfolder cho cấu trúc Website của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cho rằng mình cần xây dựng một trang riêng biệt vì sự khác biệt nội dung so với những trang khác và muốn trang này vẫn tiếp tục liên kết với thương hiệu hoặc tên của trang Web chính, thì Subdomain chính là cách tiếp cận tốt hơn.
Đôi khi, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nên chọn Subdomain hay Subfolder, nhưng bằng cách xem xét tất cả các yếu tố này, bạn có thể dễ dàng lựa chọn hơn.
Subdomain và Subfolder – cả 2 yếu tố liên quan và mang đến nhiều lợi ích nhất định cho trang Web, cũng là 2 sự lựa chọn mà bạn phải cân nhắc khi xây dựng cấu trúc cho Website của mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ được sự khác nhau giữa 2 cách tiếp cận này và chọn ra phương án phù hợp để cải thiện trải nghiệm người dùng trên Web.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại Blog Chin Media để cập nhập nhiều tin tức thú vị nhé!