Tại Sao Google My Business Ngày Càng Trở Nên Phổ Biến?
Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp ngày nay lại cân nhắc áp dụng giải pháp Google My Business cho sản phẩm của mình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ này và những mẹo tối ưu hóa Google My Business từ chuyên gia.
Google My Business là gì? (Ảnh: toponseek.com)
Google My Business là gì?
Google My Business (hay còn gọi là Google Địa điểm dành cho doanh nghiệp) mang đến cho các công ty cơ hội tuyệt vời để hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Bất ngờ hơn thế, đây là một công cụ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Google Doanh nghiệp của tôi cung cấp cho bạn khả năng liệt kê vị trí doanh nghiệp của bạn trên Google Maps và hiển thị trong các đề xuất kết quả tìm kiếm địa phương. Bạn có thể hiển thị thông tin quan trọng về doanh nghiệp của mình, bao gồm
- Thời gian mở / đóng cửa
- Thông tin liên hệ
- Đường dẫn liên kết đến trang web của bạn.
- Liên kết đến các bài báo hoặc các sự kiện sắp diễn ra liên quan tới doanh nghiệp bạn (chức năng mới ra mắt gần đây của Google)
Google My Business hiển thị như thế nào? (Ảnh: lptech.asia)
Tuy là công cụ hỗ trợ miễn phí nhưng doanh nghiệp cần hiểu rằng đây thực sự là không phải là một giải pháp vô hiệu, ngược lại nó thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp của bạn, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ. Trong trường hợp, nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp trực tuyến và bạn không có cửa hàng (hoặc showroom, văn phòng) thì bạn vẫn nên cân nhắc việc tạo tài khoản Google My Business.
Doanh nghiệp cần làm gì để tối ưu hóa trang Google My Business của mình?
1. Mô tả chính xác và ngắn gọn thông tin doanh nghiệp
Hãy dành thời gian để viết một mô tả hay để thêm vào danh sách của bạn và cố gắng làm cho nó trở nên gần gũi nhất có thể ở những nơi bạn hiển thị để nó phù hợp hơn với người dùng tại các khu vực này.
Mô tả doanh nghiệp giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những gì doanh nghiệp của bạn làm và các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn có thể được sử dụng tại đây. Mô tả GMB của bạn có thể dài 750 ký tự nhưng hãy cố gắng truyền tải thông điệp ngay từ những câu từ đầu tiên và bao gồm 2-3 từ khóa mô tả rõ nhất về doanh nghiệp
2. Thêm bài đăng quảng cáo trên Google My Business
Giờ đây, bạn có thể thu hút thêm sự quan tâm bằng cách thêm các bài đăng vào hồ sơ GMB của mình. Nội dung sẽ hiển thị trong tìm kiếm của Google và kết quả trên bản đồ.
Để thêm một bài đăng, tất cả những gì bạn phải làm là truy cập tài khoản GMB của mình và tạo một bài đăng mới. Bạn sẽ có thể tải lên hình ảnh trên Google My Business, viết văn bản tối đa 300 từ hoặc tiêu đề sự kiện, và bắt buộc phải thiết lập thời gian bắt đầu & kết thúc cùng với một tùy chọn để thêm lời gọi hành động có thể kể đến như ‘Tìm hiểu thêm’, ‘Đặt trước’, ‘Đăng ký’, ‘Mua’ và ‘Nhận ưu đãi’, …
Chú ý rằng, bài đăng sẽ chỉ tồn tại trong 7 ngày và nếu muốn cung cấp thông tin mới bạn cần phải tạo bài viết mới. Đừng lo vì Google sẽ gửi email nhắc nhở bạn làm điều này.
3. Tải lên tối đa 10 ảnh hoặc video vào các bài đăng trên GMB
Từ năm 2020, Google cung cấp giải pháp thông minh hơn khi giờ đây doanh nghiệp có thể thêm tối đa 10 ảnh hoặc video vào các bài đăng trên Google. Điều này có nghĩa là bạn có thể làm nhiều hơn nữa để nâng cao bài đăng của mình và nổi bật so với đối thủ.
Cách tạo Google My Business cho doanh nghiệp (Ảnh: marketing.aztech.com.vn)
Hình ảnh và video càng thu hút và trực quan sẽ giúp bạn kể một câu chuyện sinh động và đưa ra những lời kêu gọi thực tế cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp về thương mại điện tử.
Chú ý rằng, đăng hình ảnh càng nhiều sẽ càng có lợi cho bạn. Google sẽ ghi nhận những doanh nghiệp có hoạt động thường xuyên và tăng thứ hạng hiển thị cho bạn ở vị trí cao hơn trong bản đồ hoặc kết quả tìm kiếm địa phương.
4. Thu thập đánh giá từ khách hàng
Có thể bạn không tin, nhưng đánh giá có thể được hiển thị ngay trên trang Google My Business. Nếu bạn muốn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm và bản đồ thì hãy thu thập các nhận xét & đánh giá từ khách hàng vì những lý do sau:
- Là tín hiệu thực tế về những gì khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm của bạn chia sẻ lại.
- Là yếu tố chính để Google cải thiện vị trí xếp hạng doanh nghiệp của bạn trong tìm kiếm địa phương.
- Tăng độ uy tín thương hiệu nếu các đánh giá tích cực từ khách hàng được cập nhật thường xuyên
5. Phản hồi nhanh chóng các yêu cầu & nhận xét từ khách hàng
Không chỉ những đánh giá tích cực, doanh nghiệp của bạn nên đảm bảo rằng dù bình luận tiêu cực, bạn vẫn phải phản hồi chúng. Điều đó thể hiện rằng bạn đang thực sự tôn trọng khách hàng (dù họ để lại bình luận xấu hay tốt)
Đánh giá của khách hàng trên Google My Business (Ảnh: seoiclick.com)
Điều này cũng sẽ giúp các khách hàng khác xây dựng lòng tin đối với thương hiệu của bạn và cũng là minh chứng cho việc dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn thật sự tận tâm và lắng nghe tất cả những đóng góp từ phía khách hàng.
Ví dụ:
- Đối với bình luận tích cực, doanh nghiệp nên phản hồi: “Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ”, “Cảm ơn bạn với những đánh giá thiết thực, chúng tôi rất mong được lắng nghe những ý kiến đóng góp này để cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng”
- Đối với bình luận tiêu cực, doanh nghiệp cần nhận lỗi và tỏ rõ mong muốn được sửa đổi: “Rất xin lỗi quý khách vì những trải nghiệm không tốt vừa qua. Công ty ABC rất mong được lắng nghe những đóng góp từ quý khách hàng để sửa đổi và cải thiện”, “Rất xin lỗi bạn vì những sự cố đáng tiếc vừa qua, chúng tôi rất mong được được có cơ hội đón tiếp bạn ghé thăm cửa hàng một lần nữa bằng việc gửi tặng đến bạn voucher giảm giá 5%…”
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng các đánh giá của mình như một cơ hội để trở nên tốt hơn với tư cách là một doanh nghiệp; tìm hiểu những gì mọi người thích và những gì họ không thích và cải thiện nó. Nhận xét & đánh giá chính là nguồn dữ liệu vô giá để doanh nghiệp phân tích và từ đó không ngừng thay đổi.
Kết luận
Doanh nghiệp cần cân nhắc và tối ưu Google My Business một cách hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng địa phương và cải thiện uy tín thương hiệu thông qua các nền tảng tìm kiếm trực tuyến
Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.