Tận Dụng Tối Đa Google My Business Để Tối Ưu SEO Local Business
Google My Business (GMB) hiện nay là một công cụ miễn phí của Google giúp các chủ doanh nghiệp quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ trên công cụ tìm kiếm và độ phổ biến của công cụ này ngày càng tăng. Bài viết này sẽ giúp bạn những mẹo mà chuyên gia khuyến khích sử dụng để tận dụng tối đa Google My Business cho SEO Local
Tận dụng tối đa công cụ Google My Business (Ảnh: wiki.matbao.net)
Mối liên hệ giữa Google My Business (GMB) và SEO Local Business
GMB mang lại tác động lớn nhất cho các thương hiệu đang tìm kiếm và muốn cải thiện mức độ hiển thị tại địa phương. Nó đưa ra các đề xuất về danh sách các doanh nghiệp xung quanh địa phương và rất nhiều thông tin cần thiết để tìm một doanh nghiệp cụ thể như:
- Địa chỉ doanh nghiệp.
- Giờ làm việc
- Loại hình doanh nghiệp
- Nhận xét & đánh giá của khách hàng
Tận dụng Google My Business để cải thiện SEO Local (Ảnh: prime.vn)
Điểm khác biệt của Google My Business trong việc tối ưu SEO Local là gì?
Hoàn toàn miễn phí đối với doanh nghiệp
- Google My Business như một giải pháp đi kèm bên cạnh website chính thức của doanh nghiệp, không mang tác dụng thay thế hoàn toàn. Giúp bạn bổ sung các thông tin một cách chính xác, rõ ràng cho các thương hiệu để tiếp cận gần hơn với người truy cập
- Thông tin của doanh nghiệp trên Google My Business sẽ được đồng nhất và hiển thị ở nhiều nền tảng khác như Google tìm kiếm và Google Maps (bản đồ Google)
- Cho phép bất kỳ nền tảng bên thứ ba nào sử dụng API của Google Maps cũng sẽ hiển thị danh sách Google My Business của doanh nghiệp bạn với bất kể loại thiết bị nào đang được sử dụng để tìm kiếm.
- Với một số doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ nhất định từ Google để bổ sung cho hoạt động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ: Google+), rất có thể doanh nghiệp của bạn đã được hiển thị sẵn trên Google My Business
Làm sao để thiết lập Google My Business và tối ưu SEO Local?
Hãy tận dụng tất cả các công cụ đi kèm do Google My Business cung cấp trong danh sách chi tiết của nó để khai thác tối đa các vị trí hiển thị doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một số mẹo cơ bản nhưng quan trọng để thực hiện SEO Local Business:
1. Chỉ hiển thị thông tin chính xác & mới nhất về doanh nghiệp:
Kết quả tìm kiếm địa phương ưu tiên các kết quả phù hợp nhất cho các tìm kiếm mà người dùng đang muốn truy vấn.
Hiển thị thông tin doanh nghiệp trên Google My Business (Ảnh: google.com)
Doanh nghiệp càng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất sẽ càng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm. Đừng để bất cứ thông tin nào chưa chính xác hoặc còn đang cần xác nhận, khách hàng chắc chắn sẽ không thích lãng phí thời gian với những gì chưa được kiểm định.
Giả sử những thông tin hiển thị trên trang Google My Business là những khuyến mãi cũ, chưa được cập nhật. Nếu khách hàng vô tình đọc được và phải mất thời gian dài để đến được nhà hàng của bạn và có ý định muốn sử dụng những voucher đó. Và kết quả mà họ nhận được là gì? Khách hàng sẽ suy nghĩ như thế nào về việc bạn không cung cấp đúng những gì mà bạn đang quảng cáo trên chính trang Google My Business của mình.
2. Chứa từ khóa có mật độ cao
Cũng giống như cách tối ưu SEO trên những website truyền thống, Google sử dụng nhiều tín hiệu khác nhau để phục vụ kết quả tìm kiếm của người dùng. Việc đưa các từ khóa và cụm từ tìm kiếm quan trọng vào danh sách doanh nghiệp của bạn sẽ vô cùng hữu ích, đặc biệt là vì trang web doanh nghiệp của bạn được liệt kê trực tiếp trong danh sách GMB vì nó đã được tối ưu SEO Local
3. Thêm hình ảnh thu hút
Hình ảnh Google My Business thu hút và thực tế giúp hiệu suất của việc tối ưu SEO Local cho Google My Business doanh nghiệp tăng nhanh hơn.
Theo một vài thống kê gần đây từ Google, các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật ảnh trên danh sách của họ nhận được nhiều hơn 42% yêu cầu kết nối sang Google Maps và nhiều hơn 35% số lần nhấp qua trang web của họ so với các doanh nghiệp không có ảnh
4. Phản hồi nhanh chóng đánh giá của khách hàng
Tương tác với khách hàng bằng cách trả lời các bài đánh giá của họ để cho thấy rằng doanh nghiệp của bạn coi trọng khách hàng của mình và phản hồi mà họ để lại về nó. Các đánh giá tích cực sẽ có tác động tích cực đến khách hàng tiềm năng khi nghiên cứu hoặc đang cân nhắc về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Hơn thế, chúng cũng làm tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp bạn trong kết quả tìm kiếm. Doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng để lại phản hồi bằng cách tạo một liên kết mà họ có thể nhấp vào để viết đánh giá cho doanh nghiệp của bạn.
5. Cho phép khách hàng nhắn tin cho bạn
Sau khi được bật chức năng “Tin nhắn” (Message), khách hàng sẽ có thể nhắn tin cho các doanh nghiệp thông qua Google My Business bằng nút Tin nhắn. Những tin nhắn này có thể có các phản hồi tự động tùy chỉnh để chào đón khách hàng mới hoặc tiếp tục trò chuyện với khách hàng cũ.
Chức năng gửi tin nhắn trên Google My Business (Ảnh: legalinsites.com)
Điều này giúp tăng khả năng phản hồi và khả năng hiển thị của doanh nghiệp vì thời gian mà khách hàng chờ đợi phản hồi từ phía bạn không còn quá lâu. Để có hiệu suất tối đa và khả năng hiển thị thông qua danh sách GMB, điều quan trọng là phải giữ thời gian trả lời tin nhắn dưới 24 giờ.
Chú ý rằng, thời gian phản hồi nhanh chóng cũng chính là một yếu tố bạn có thể đánh bại đối thủ và chiếm lấy lòng tin ở khách hàng
6. Sử dụng bài đăng địa phương
Bạn có thể xuất bản các ưu đãi, sự kiện, sản phẩm và dịch vụ trực tiếp lên Google Tìm kiếm và Maps thông qua các bài đăng trên Google My Business. Các bài đăng cho phép bạn tương tác với khán giả và duy trì sự hiện diện của bạn trên Google. Hơn thế, chúng cũng có thể được gửi khi đang dùng bất cứ thiết bị nào: điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính.
Một số mẹo do Google cung cấp để tận dụng tối đa chức năng bài đăng là:
- Đảm bảo mang đến nội dung chất lượng cao
- Tính chất bài đăng phải cập nhật với xu hướng mới
- Không có lỗi chính tả, quá nhiều ký tự hoặc thông tin vô ích.
- Không mang tính xúc phạm, đả kích bất cứ cá nhân hoặc tổ chức, đối thủ nào
- Các bài đăng tốt nhất bao gồm hình ảnh và liên kết, nhưng các liên kết phải luôn dẫn đến các trang web đáng tin cậy. Không cho phép các liên kết dẫn đến phần mềm độc hại, vi rút, lừa đảo hoặc tài liệu khiêu dâm.
- Bài đăng từ các doanh nghiệp hoạt động trên hàng hóa và dịch vụ được quản lý được phép sử dụng bài đăng nhưng không được đăng nội dung liên quan đến chính sản phẩm.
Tối ưu Local SEO với Google My Business (Ảnh: blog.rhinoits.com)
Một số ngành nghề cần chú ý để tránh tạo các nội dung dễ gây hiểu lầm như:
- Dịch vụ dành cho người lớn.
- Rượu và thuốc lá.
- Dược phẩm và thuốc trị bệnh nhạy cảm
- Sức khỏe và thiết bị y tế.
- Các dịch vụ liên quan đến cờ bạc.
- Bắn pháo hoa.
- Vũ khí.
- Các dịch vụ tài chính.
7. Thể hiện sự kết nối và quan tâm khách hàng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19:
Nếu các cửa hàng hoạt động khác với bình thường do các hạn chế, quy định bắt buộc hoặc nguyên tắc an toàn của COVID-19, thì các doanh nghiệp có thể cập nhật hồ sơ của họ trên GMB để cung cấp thông tin chính xác nhất cho khách hàng. Các tính năng được bổ sung gần đây giúp việc giao tiếp với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn trong thời điểm đại dịch.
Ngoài giờ làm việc có thể tùy chỉnh các bài đăng bằng cách:
- Đánh dấu cửa hàng tạm thời đóng cửa.
- Quản lý các tùy chọn giao hàng.
- Thêm các lựa chọn an toàn dành cho sức khỏe.
Kết luận:
Sử dụng giải pháp Google My Business không khó đối với doanh nghiệp nhưng làm sao để tận dụng tối ưu công cụ SEO Local Business mới là một trong những thử thách. Doanh nghiệp cần hiểu rõ ý nghĩa của công cụ này và tham khảo mẹo chuyên gia để sử dụng hiệu quả và thành công chiến lược này nhé!
Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.