Tiếp Cận Mục Tiêu Và Theo Dõi Hiệu Suất Facebook Ads
Tại sao Facebook Ads lại trở nên phổ biến?
Các doanh nghiệp tiếp thị ngày càng cắt giảm các hoạt động quảng cáo truyền thống và sẵn sàng chi những khoản ngân sách “khủng” vào quảng cáo để chốt đơn với Facebook Ads. Vậy đâu là những điểm khác biệt mà công cụ này mang lại và làm thế nào để theo dõi hiệu suất Facebook Ads?
Lượng người dùng “khủng”
Trong hơn 7 năm có mặt tại Việt Nam, Facebook Ads luôn không ngừng hoàn thiện và trở thành kênh quảng cáo quen thuộc với hầu hết các doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ qua mạng.
Thách đấu Facebook: Không thể & Có thể (Ảnh: brandsvietnam.com)
Facebook có hơn 1,8 tỷ người dùng hàng tháng và mạng xã hội Instagram (đã được Facebook mua lại) đã có hơn 500 triệu người dùng mỗi tháng. Những con số này chưa bao giờ có dấu hiệu ngừng tăng trưởng vì Facebook cung cấp rất nhiều tiện ích, đặc biệt thúc đẩy kinh doanh mua & bán giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Facebook có data để phân tích chính xác insights khách hàng
Bất cứ khách hàng nào trong quá trình sử dụng Facebook đều sẽ phải trả lời các câu hỏi về thông tin cơ bản như tên tuổi, năm sinh, giới tính, nơi sinh sống và làm việc, tình trạng hôn nhân, … Hơn thế nữa, Facebook theo dõi bạn từ các hành vi, thói quen lướt trên trang chủ để xem thông tin, các loại nội dung thường quan tâm, số phiên sử dụng trong ngày, … Đó cũng là lý do mà những nội dung bạn xem thường được “Đề xuất cho bạn” rất nhiều, ngay cả khi không có nhu cầu nữa. Điều này giúp tăng tỷ lệ chốt đơn với Facebook Ads
Tại sao chúng ta nên dùng quảng cáo facebook? (Ảnh: lanaphuong.com)
Facebook theo dõi bạn qua những tin nhắn chat hàng ngày trong app Messenger, những trạng thái update hàng ngày hoặc cả những bình luận trong các bài đăng. Tất cả dữ liệu này không chỉ phục vụ cho việc phát triển Facebook, nó còn là công cụ chiến lược giúp các Nhà quảng cáo trên Facebook nhắm đúng khách hàng mục tiêu.
Tiếp cận chính xác 3 dạng khách hàng
Thời đại số lên ngôi cũng là lúc mà việc thấu hiểu khách hàng là một trong những chiến lược trọng điểm. Facebook đã làm rất tốt việc tận dụng và phân tích dữ liệu; cho phép nhà tiếp thị đồng thời khai thác những dữ liệu đó (nói cách khác, bán dữ liệu cho nhà quảng cáo) với 3 dạng khách hàng tiềm năng chính:
Core Audiences
Là dạng khách hàng được tiếp cận thông qua nhân khẩu học, vị trí địa lý, sở thích, hành vi mua sắm, …
Ví dụ: Dưới đây là giao diện quảng cáo Facebook cho doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng mục tiêu là nam, đang sinh sống tại HCM, sử dụng Iphone 7 và sở thích thể thao (tập gyms)
Thiết lập quảng cáo (Ảnh: kiemtiencenter.com)
Custom Audiences
Đây là dạng khách hàng đã từng có tương tác với trang của bạn trước đó. Ví dụ: đã từng vào website, truy cập ứng dụng, ghé thăm fanpage Facebook, gửi tin nhắn vào fanpage, từng thích/bình luận/chia sẻ bất cứ bài đăng nào trên fanpage, …
Ví dụ: Bạn có thể khởi tạo chiến dịch quảng cáo và chốt đơn với Facebook Ads với khách đã từng quan tâm đến ít nhất 2 bài đăng về “Sự kiện” (Event) trên tất cả các kênh truyền thông, trong khoảng 180 ngày gần đây. Sau đó, bạn có thể đặt tên cho nhóm đối tượng này “Repeat Purchases”, hoặc theo bất cứ đặc điểm nào để tránh lặp cho các chiến dịch lần sau.
Thiết lập quảng cáo Facebook (Ảnh: socialmediaexaminer.com)
Lookalike Audience
Tính năng này giúp nhà tiếp thị tiếp cận đến một lượng khách hàng đã có một số thói quen và hành vi sử dụng Facebook giống với 1 tệp khách hàng đã có trước đó. Nghĩa là tạo ra tệp khách hàng mới, nhưng giống với một dạng đã có sẵn (chung sở thích, hành vi mua sắm,
Facebook Ads không ngừng cải thiện
Để đạt được những con số ấn tượng như hiện nay cùng với doanh thu khủng khiếp chưa bao giờ có dấu hiệu giảm, Facebook Ads đã làm rất tốt công việc không ngừng cải tiến và hoàn thiện để làm hài lòng người dùng và nhà tiếp thị.
Thống kê quảng cáo trên Facebook (Ảnh: laodong.vn)
Nền tảng Facebook Ads ngày càng cung cấp những giải pháp tối ưu giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho nhà tiếp thị, đơn giản hóa các kỹ thuật phức tạp để thu hút người dùng mới, giản lược các bước cho những doanh nghiệp chưa tiếp cận nhiều với công nghệ, ứng dụng và phân tích lượng data có sẵn một cách hoàn hảo tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho nhà quảng cáo.
Theo dõi hiệu suất quảng cáo (Performance Tracking)
Tại sao cần phải theo dõi hiệu suất quảng cáo trên Facebook?
Không phải lúc nào các chiến dịch chạy trên Facebook Ads cũng sẽ mang lại kết quả như bạn mong muốn. Các tình huống có thể xảy ra như: bài đăng không hiệu quả, không có lượt thích/bình luận trong vài ngày; bài đăng đang tiếp cận khách hàng tốt bỗng dưng tụt lượt thích, không còn khách hàng bình luận; thậm chí bài đăng có rất nhiều tương tác nhưng không có đơn hàng nào …
Vậy mục đích của việc phân tích quảng cáo và theo dõi hiệu suất Facebook Ads sẽ giúp bạn biết được tình hình hiện tại, nguyên nhân thất bại và cải thiện để tăng tỷ lệ chốt đơn với Facebook Ads ở những chiến dịch sau. Hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cho bước phân tích quan trọng này!
6 chỉ số hiệu suất (Performance Metrics) nhà tiếp thị cần biết:
1. Lượt tương tác (Engagement):
Là chỉ số bao gồm tất cả các hành động như nhấp vào quảng cáo, thích, bình luận, chia sẻ của người dùng Facebook. Đơn giản nhất, lượt tương tác (engagement) là số lượt click vào bất kỳ nơi nào trong post quảng cáo của bạn
Các thông số về lượt tương tác và tiếp cận (Ảnh: muafanpage.com)
2. Lượt tiếp cận (Reach)
Là chỉ số giúp đo có bao nhiêu người đã thấy được nội dung quảng cáo của bạn.
Lưu ý: Trung bình lượt tiếp cận với trang Fanpage dưới 15.000 người theo dõi với tỷ lệ 10% sẽ nằm ở mức khá tốt. Với những fanpage có lượt theo dõi nhiều hơn 15.000 sẽ bị Facebook hạn chế tỉ lệ reach của post còn 2- 6%. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách post nhiều post trong ngày, lượt post cách nhau 1-2 giờ để đảm bảo đạt được lượng reach tối đa, tuy nhiên cần chú ý về các quy chuẩn post để không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
3. Lượt hiển thị (Impression):
Lượt hiển thị cho biết quảng cáo đó đã được xem bao nhiêu lần. Khi một khách hàng xem quảng cáo đó nhiều lần, lượt xem này sẽ được tính vào “impression”, chứ không tính vào “reach”
Lưu ý: Cần phân biệt rõ để không bị hiểu nhầm hai khái niệm Tổng lượt hiển thị (Impression) và Lượt hiển thị trên đơn vị người (Impression Per Person)
6 chỉ số hiệu suất quan trọng trong chiến dịch quảng cáo Facebook (Ảnh: laivietnam.com)
4. Lượt nhấp (CTR – Click Through Rate)
Đây là chỉ số quan trọng nhất đòi hỏi các nhà tiếp thị cần phân tích sâu. Trong thực tế, CTR cao chưa chắc mang lại tỉ lệ ROI như kỳ vọng; ngược lại đôi khi CTR thấp lại mang về tỷ lệ chuyển đổi và ROI cực kì ấn tượng.
Những chỉ số hiệu suất quan trọng của một chiến dịch quảng cáo (Ảnh: luuthienan.net)
2 lý do phổ biến dẫn đến CTR thấp:
- Quảng cáo không hấp dẫn: tiêu đề không thu hút, hình ảnh không bắt mắt, nội dung thông điệp thiếu tính nhất quán, …
- Quảng cáo sai đối tượng: do chưa hiểu rõ đối tượng khách hàng là ai, sở thích, độ tuổi, thói quen mua sắm của họ như thế nào, dẫn đến việc tiếp cận sai đối tượng cũng sẽ làm cho người nhìn thấy quảng cáo không hào hứng. Chẳng hạn như quảng cáo khóa tập gym cho người thích xem phim tại nhà, sữa chắc xương cho thanh niên trẻ tuổi, …
Ví dụ: “Mua Iphone 11 Pro Max tặng Airpods Pro” đây là một tiêu đề cực kỳ hấp dẫn mà nếu thực hiện quảng cáo chắc chắn số lượt nhấp vào quảng cáo sẽ rất nhiều. Điều này giúp CTR chắc chắn sẽ rất cao, tuy nhiên để được tặng Airpods Pro luôn có những quy định ngặt nghèo và đa số người dùng sẽ nghĩ rằng không hề đơn giản để được trúng thưởng. Do đó số lượng người tham gia cũng thấp theo (họ click vào chủ yếu là mang tính tò mò) dẫn đến tỉ lệ quyết định mua hàng chưa chắc đã cao
Một số đặc điểm về CTR:
- Quảng cáo với CTR thấp sẽ bị ngừng hoặc phải trả mức phí cao hơn; ngược lại, quảng cáo với CTR cao sẽ thu hút nhiều lượt nhấp.
- Hiệu suất sẽ thay đổi rất nhanh, dù cao hay thấp đều sẽ giảm theo thời gian. Thông thường, lượng truy cập vào quảng cáo sẽ bị giảm sau 3-10 ngày. Để khắc phục, hãy làm mới nội dung, hình ảnh
- Có thể thay đổi ảnh hoặc nội dung mỗi tuần cho đến khi quảng cáo không còn lượt nhấp nữa. Không nên chỉnh sửa những quảng cáo đang khởi chạy.
5. Chi phí trên 1000 lượt hiển thị (CPM – Cost Per Mile):
Đây là chỉ số giúp bạn nắm bắt được tình hình hiện tại của chiến dịch quảng cáo, xác định xem CPM có đúng với mục tiêu ban đầu hay không. CPM luôn không ngừng thay đổi mỗi ngày; vậy nên, nếu ngân sách quảng cáo của bạn bị giới hạn, Facebook Ads giúp bạn đưa ra các giải pháp để tối đa hóa lượng khách mục tiêu để tiếp cận.
CPM là gì? (Ảnh: estore-edu.com)
Ví dụ: Mỗi 1000 lần quảng cáo của bạn tiếp cận thành công đối tượng khách hàng tiềm năng qua Facebook. Giả sử có 2 nhóm quảng cáo: nhóm 1 với CPM là 200,000đ và nhóm 2 CPM là 100,000đ. Bạn nhận được 20 tin nhắn hỏi về sản phẩm/dịch vụ đã chạy quảng cáo, lúc này:
- Nhóm CPM 1: Chi phí trên mỗi tin nhắn: 10,000 (200,000đ/20 tin nhắn)
- Nhóm CPM 2: Chi phí trên mỗi tin nhắn: 5,000 (100,000/20 tin nhắn)
Giờ thì bạn đã hiểu được chỉ số CPM thực sự có ảnh hưởng rất lớn đối với quảng cáo Facebook. Hãy tận dụng và cải thiện chúng để tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện hiệu suất bán hàng.
6. Chi phí trên mỗi hành động (CPA – Cost Per Action):
Là mức chi phí trung bình khi mỗi khách hàng chuyển sang bước tiếp theo, ví dụ như từ quảng cáo chuyển sang nhắn tin, xem video, tải tài liệu, hoàn tất mua hàng hoặc tải xuống app,… CPA càng cao hơn cho thấy chi phí chi trả nhiều hơn mà công ty đã sử dụng để quảng bá những sản phẩm, dịch vụ có giá thành cao. Nếu CPA cao vượt quá ngân sách chi trả, bạn sẽ phải rà soát và thay đổi toàn bộ nội dung chiến dịch, tệp khách hàng, hoặc chiến lược marketing tổng thể.
Kết luận
Tóm lại, như bạn đã thấy các chỉ số hiệu suất này đều có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy việc theo dõi hiệu suất quảng cáo (performance tracking) thường xuyên và cải thiện thông số này sẽ giúp bạn cải thiện cùng lúc các thông số khác. Vậy nên, bất cứ khi nào khởi chạy một chiến dịch Facebook Ads, hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc phân tích hiệu suất chiến dịch quảng cáo.
Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.