CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Tips Sử Dụng Hiệu Quả Google My Business (GMB) Listings

Nếu bạn chưa biết, có hơn 3,7 tỷ lượt tìm kiếm hiện nay được thực hiện mỗi ngày qua Google, một con số “thống trị” so với nhiều nền tảng khác. Không chỉ cung cấp giải pháp tìm kiếm thông thường, nay với Google My Business Listings, doanh nghiệp dễ dàng giúp khách hàng nhận diện họ một cách rõ nét hơn thông qua nền tảng tìm kiếm trực tuyến. Bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả Google My Business Listings để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tương tác của khách hàng

Tối ưu Google My Business (Ảnh: searchengineland.com)

Tại sao bạn cần luôn cập nhật Google My Business (GMB) thường xuyên?

Ngày nay, khi thời đại công nghệ lên ngôi và thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt, các doanh nghiệp cũng bắt đầu cạnh tranh trong việc cập nhật các thông tin liên tục, đặc biệt là vấn đề liên quan đến COVID-19. Trước những trăn trở xoay quanh việc Google My Business có cần thiết cho doanh nghiệp của bạn không, hãy tìm hiểu Google My Business qua ví dụ bên dưới đây.

Ví dụ: Người mua sắm đang tìm kiếm thông tin hữu ích có liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh, chẳng hạn như: “mua hàng tại cửa hàng” và “mua ngay”. Thông tin này cùng hiển thị với giờ hoạt động và thông tin liên hệ của bạn phải được cập nhật chính xác ngay lúc này.

Cách khách hàng tìm thấy Google My Business (GMB) của bạn

Google My Business (GMB) giúp bạn tiếp cận khách hàng bằng cách tạo và quản lý thẻ thông tin sẽ được hiển thị khi người dùng nhập ‘từ khóa’ liên quan đến doanh nghiệp của bạn để họ có thể dễ dàng tìm thấy và liên hệ với bạn.

Cách hiển thị Google My Business (Ảnh: fiverr.com)

Tất cả các chi tiết về doanh nghiệp của bạn như địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa và các liên kết đến trang web của bạn phải được cập nhật, chính xác và đầy đủ. Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin có liên quan và chính xác về doanh nghiệp của bạn là cơ hội tuyệt vời để cung cấp cho họ lý do hợp tác kinh doanh với bạn.

Một số thông tin không thể thiếu:

– Mô tả doanh nghiệp của bạn 

– Ảnh liên quan đến địa điểm, sản phẩm, dịch vụ 

– Các bài đăng và video đang diễn ra 

Mẹo tối ưu hóa Google My Business từ chuyên gia:

1. Phân tích và xây dựng từ khóa mật độ cao:

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang mơ hồ về tác dụng của từ khóa chuẩn SEO. Tuy nhiên nhà tiếp thị cần hiểu rằng đây không chỉ là yếu tố cơ bản cần được nghiên cứu kỹ mà đó còn là xu hướng tiếp cận người tiêu dùng vì từ khóa SEO càng sát với nhu cầu của người dùng, tỷ lệ tương tác và chuyển đổi của khách hàng càng cao. 

Để quá trình phân tích và xây dựng từ khóa hiệu quả và chuẩn SEO, doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố sau đây:

  • Phân tích những thói quen của khách hàng thông qua tỷ lệ tương tác với trang Google My Business của bạn
  • Cân nhắc kỹ hơn với những  cụm từ mà Google Business hiện ra khi bạn nhập các từ khóa liên quan.
  • Thực hiện nhiều tìm kiếm với bất kỳ từ khóa nào (liên quan hoặc ít liên quan đến sản phẩm của bạn), từ đó Google sẽ cung cấp những từ khóa gợi ý đi kèm để bạn có thể cập nhật thêm vào danh sách từ khóa của mình

2. Tối ưu mục hỏi đáp, tăng tương tác với khách hàng

Đây được xem là chiếc cầu nối giúp doanh nghiệp của bạn hiểu được suy nghĩ và thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể đưa ra hướng giải quyết tốt hơn cho các truy vấn và nhu cầu của họ. 

Tăng tương tác với khách hàng trên Google My Business (Ảnh: seotraininglondon.org)

Một số dạng câu hỏi bạn nên sử dụng như:

– Vì sao tôi nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp bạn cung cấp?

– Quy trình đổi trả như thế nào? Tôi có thể liên lạc để được hỗ trợ như thế nào?

– Phương thức thanh toán mua hàng ra sao?

3. Mô tả doanh nghiệp càng chi tiết càng hiệu quả

Bài viết mô tả sẽ hiển thị ngay dưới thông tin của doanh nghiệp trên Google My Business Listings. Có thể coi đây là đoạn quảng cáo nhỏ giúp bạn có thể thu hút khách hàng ở những phút giây đầu tiên và giới thiệu ngắn đến người dùng những ưu điểm của sản phẩm mình.

Chú ý rằng, phần mô tả doanh nghiệp thường nằm ở mức chuẩn 750 ký tự, tuy nhiên trong 250 ký tự đầu tiên nhà tiếp thị cần đầu tư cho nội dung được viết phải thực hấp dẫn và chứa từ khóa chính chuẩn SEO

Mô tả trên Google My Business và tầm quan trọng (Ảnh: medium.com)

Một vài gợi ý để doanh nghiệp tạo ra phần mô tả hấp dẫn:

– Hãy viết phần mô tả có thể phản ánh rõ về những dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

– Bài viết mô tả dịch vụ sản phẩm

– Giới thiệu các chương trình khuyến mãi, sự kiện nổi bật sẽ diễn ra

– Giới thiệu sự kiện ra mắt sản phẩm mới, dùng thử, tặng quà, …

Cần tránh những sai lầm sau trong việc tạo ra phần mô tả:

– Không chứa nội dung gây khó chịu hay từ ngữ không phù hợp và cũng chứa nhiều ngôn từ mang hơi hướng quảng cáo quá đà.

– Không giải thích quá nhiều

4. Cải thiện tốc độ website

Là một trong những việc góp phần tối ưu hóa Google My Business mà bạn cần làm. Hầu hết người dùng sẽ thoát trang ngay lập tức nếu như website đó load quá chậm. Hãy nhanh chóng cải thiện tốc độ trang web của mình để không bị ảnh hưởng trong xếp hạng trên Google.

Giả sử: Khách hàng khi đọc qua thông tin Google My Business doanh nghiệp của bạn thì bắt đầu có hứng thú nhưng khi vừa nhấp vào trang web, họ mất một khoảng thời gian để website bắt đầu làm việc. Lúc này, khách hàng chắc chắn sẽ mất động lực để tiếp tục tìm hiểu và nhanh chóng chuyển sang những trang web của đối thủ cùng ngành hàng. 

Kết luận

Đã đến lúc tận dụng hiệu quả công cụ Google My Business (GMB) Listings để chúng phục vụ thật tốt cho nhiệm vụ tiếp cận khách hàng của bạn. Đừng bỏ qua cơ hội này vì hàng loạt đối thủ đã sử dụng nó!

Đừng quên theo dõi blog các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media

Các bài viết liên quan