Tips Tối Ưu Hoá Local SEO Với Google My Business
Nhận được nhiều khách hàng tiềm năng xung quanh hơn chính là một trong những giải pháp cải tiến vượt bậc mà Google My Business đang cung cấp cho doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách tối ưu hóa Local SEO với Google My Business và tại sao công cụ này lại trở nên phổ biến đến vậy.
Google My Business là gì?
Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi) là một danh sách các doanh nghiệp địa phương do Google quản lý và giới thiệu đến với người truy cập Internet.
- Hoàn toàn miễn phí với doanh nghiệp
- Yêu cầu doanh nghiệp phải có địa điểm hoặc các hình thức tương tác trực tiếp với khách hàng mới có thể xây dựng hồ sơ doanh nghiệp và tối ưu hóa Local SEO với Google My Business được.
Google My Business hiển thị như thế nào? (Ảnh: kindsta.com)
Google My Business hoạt động như thế nào?
Google cho phép bạn xác nhận doanh nghiệp của mình và đưa thông tin của nó hiển thị và tiếp cận gần hơn với khách hàng. Bằng cách này, khi mọi người đang tìm kiếm thứ gì đó giống với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, trang web của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các khách hàng này
Bạn có thể liệt kê các dịch vụ mà bạn cung cấp, đưa ra một vài câu hỏi thường gặp, một vài bức ảnh thực tế về địa điểm hoặc sản phẩm và cũng có thể cho phép khách hàng để lại đánh giá về doanh nghiệp của bạn.
Nguyên tắc để doanh nghiệp đăng ký thành công Google My Business?
Hãy thể hiện cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp của bạn đã và sẽ luôn được khách hàng công nhận về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ cung cấp và một số điều trong thực tế trên bảng ký hiệu, văn phòng phẩm và các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.
Hãy cập nhật địa chỉ của bạn chính xác và rõ ràng.
Hãy chọn số lượng danh mục sản phẩm ít nhất cần có để mô tả tổng thể danh mục kinh doanh của bạn
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng công cụ Google My Business?
Có một thực tế mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải đối mặt, đó là nền tảng Google thống trị hệ thống tìm kiếm và đặc biệt là tìm kiếm địa phương (nghĩa là tìm kiếm các địa điểm gần khu vực của người dùng). Theo Net Market Share, hơn 70% tất cả các tìm kiếm hiện nay thường được thực hiện chính trên nền tảng tìm kiếm Google.
Tại sao nên sử dụng Google My Business? (Ảnh: xuyenvietmedia.com)
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hiện nay nếu muốn tiếp cận với khách hàng, nhất là khách hàng ở địa phương cần phải biết tối ưu hóa Local SEO với Google My Business vì những lý do sau đây:
Khách hàng có thói quen nắm rõ thông tin trước khi mua hàng:
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn không thể bỏ qua những lợi ích của việc sử dụng Google My Business. Nghiên cứu cho thấy rằng, hơn 92% người mua hàng trực tuyến thích so sánh các thương hiệu qua Internet trước khi thực sự muốn mua thứ gì đó. Và hầu hết trong số họ truy cập Google để tìm các doanh nghiệp mà họ muốn mua hàng.
Bằng cách sử dụng tối ưu hóa Local SEO với Google My Business, thông tin doanh nghiệp của bạn có cơ hội tiếp cận với hàng tỷ người dùng truy cập vào Internet mỗi ngày, mỗi giờ.
Tiềm năng tiếp cận khách hàng địa phương là rất lớn
Hiện nay, hơn 49% tổng số danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký trên Google My Business nhận được hơn 1000 lượt tìm kiếm mỗi tháng, và ít nhất 96% doanh nghiệp trong số đó được tìm kiếm 25 lần/tháng
Khảo sát này cho thấy Google My Business cũng có thể thúc đẩy thành công SEO địa phương cho các doanh nghiệp nhỏ, đảm bảo khá nhiều khả năng hiển thị trên Google Maps và Google Tìm kiếm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiệu quả Local SEO với Google My Business (Ảnh: ezo.vn)
Ngoài ra, GMB cho phép khách hàng tiềm năng liên hệ với bạn ngay lập tức, trong khi bạn có thể theo dõi danh sách của mình để tìm hiểu khách hàng trước đây nghĩ gì về thương hiệu của bạn, lên kế hoạch cho chuyến thăm của họ, điều hướng họ đến vị trí của bạn và làm được nhiều hơn thế.
4 mẹo cải thiện mức độ tối ưu hóa Local SEO với Google My Business
1. Thông tin ngắn gọn & chắt lọc
Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa Google My Business là luôn luôn cập nhật những thay đổi mới nhất một cách chắt lọc nhất.
Hiển thị thông tin doanh nghiệp Google My Business (Ảnh: ezo.vn)
Hãy đảm bảo rằng thông tin doanh nghiệp của bạn trên Google My Business không được thiếu các yếu tố sau:
- Tên
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Website chính của doanh nghiệp
- Miêu tả ngắn gọn về sản phẩm/dịch vụ
- Loại hình doanh nghiệp
Chắc chắn rằng, bạn sẽ không muốn mất bất cứ khách hàng tiềm năng của mình bằng cách chia sẻ bất kỳ thông tin không hợp lệ/sai lệch nào. Vì vậy, hãy cẩn thận để cập nhật danh sách của bạn thường xuyên.
2. Tải hình ảnh thực tế về doanh nghiệp của bạn
Danh sách hình ảnh Google My Business của bạn là nơi hoàn hảo để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của bạn bằng cách thêm hình ảnh, video và hoặc một số hình ảnh tương tác của khách hàng thật trong quá khứ để tăng thêm độ uy tín.
Bằng việc hiển thị các hình ảnh dạng cuộn phim, bạn có thể chủ động sắp xếp các hình ảnh này theo cách mà bạn muốn khách hàng nhìn thấy và tìm hiểu nó. Chú ý rằng, khách hàng cũng có thể chủ động tải các hình ảnh này lên và thực hiện các đánh giá, bình luận về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hãy cố gắng kiểm soát các thông tin từ phía khách hàng để đảm bảo rằng nó không làm giảm độ uy tín của doanh nghiệp bạn.
Một số lưu ý khi tải ảnh lên:
- Số ảnh lý tưởng thường được doanh nghiệp tải lên là khoảng 11 ảnh.
- Hãy đính kèm, chèn logo hoặc những ký tự có liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu của bạn lên trên các hình ảnh này
- Giữ kích thước tệp từ 10KB đến 5MB và sử dụng định dạng PNG hoặc JPG.
- Kích thước tiêu chuẩn: Ảnh hồ sơ doanh nghiệp (250 x 250 pixel), ảnh bìa (1080 x 608 pixel), hình ảnh được chia sẻ (497 x 373 pixel).
3. Giải đáp một số thắc mắc phổ biến (trước khi khách hàng hỏi)
Google My Business cung cấp một giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu hơn bất kỳ công cụ nào khác, đó chính là mục “Câu hỏi thường gặp?”, ở đây khách hàng có thể nhìn thấy một số giải pháp cho thắc mắc thường gặp mà không cần phải gửi yêu cầu và chờ phản hồi.
Giải đáp thắc mắc khách hàng với Google My Business (Ảnh: markdao.com.vn)
Doanh nghiệp nên cố gắng dự đoán và giải đáp tất cả những vấn đề mà mọi người có thể quan tâm về doanh nghiệp của bạn. Tạo phần Câu hỏi thường gặp trực tuyến để tạo điều kiện cho khách hàng của bạn giải đáp thắc mắc ngay lập tức.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng khi một khách hàng tiềm năng nhìn thấy thông tin doanh nghiệp của bạn. Trong trường hợp là nhà hàng, khách hàng có thể muốn kiểm tra xem bữa ăn có chứa bất kỳ thành phần dị ứng nào hay không hoặc số lượng người tối đa có thể phục vụ được trong khung giờ bạn yêu cầu. Và giải pháp ngay lúc này, hãy giải đáp sẵn những thắc mắc này ở mục “Câu hỏi thường gặp”, và ngay khi khách hàng thỏa mãn được yêu cầu và cảm thấy phù hợp với mong muốn của họ, đơn hàng của bạn đã được chốt thành công!
Kết luận
Tối ưu hóa Local SEO với Google My Business sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu nhà tiếp thị biết cách áp dụng một cách khéo léo và cân nhắc.
Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.