CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Tổng quan về quảng cáo GDN (Google Display Network)

Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng chạy ads trên các trang web luôn là công việc tốn nhiều chi phí và nhân lực khi phải trực tiếp liên hệ với vô vàn chủ trang web khác nhau. Thế nhưng, nhờ có sự giúp sức của hệ thống quảng cáo GDN (Google Display Network), các chiến dịch marketing online sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy GDN là gì và tổng quan những điều cần biết về GDN sẽ được Chin bật mí trong bài viết ngày hôm nay nhé.

1. Quảng cáo GDN là gì?

Google Display Network, hay được gọi tắt là GDN, là một hệ thống mạng lưới quảng cáo bao gồm các trang web là đối tác của Google. Những trang web này cho phép các nhà quảng cáo hiển thị banner để quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Có nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa Google Search Network và Google Display Network. Về cơ bản, Google Adwords (thường được gọi ngắn gọn là Google ads ) có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là Search và Display. Bảng dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các hệ thống:

Google search networkGoogle display network
Định nghĩaLà dạng quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến nhất, đặt ads ở vị trí “đắc địa” của Google. Là dạng quảng cáo chèn ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. 
Phạm vi xuất hiệnNgười dùng có thể dễ dàng nhìn thấy bạn khi họ tìm kiếm từ khóa. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức.
Hình thức xuất hiệnTrang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic. Đồng thời có thêm ít nội dung CTA so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác.Nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.
Cách thức xuất hiệnHướng đến đối tượng có hứng thú đến quảng cáo và mặt hàng của bạn ngay khi nhìn thấy quảng cáo.Hiển thị trên những trang bên ngoài kết quả tìm kiếm organic, lúc này người dùng đang thực hiện hoạt động nào đó.

2. Các định dạng hiển thị của quảng cáo GDN

Đa phần người ta hay nhìn thấy hình ảnh quảng cáo nên lầm tưởng rằng GDN chỉ hiển thị quảng cáo dạng hình ảnh. Nhưng thực tế GDN sẽ cho bạn nhiều lựa chọn định dạng, kích thước với ads chữ, số liệu, hình ảnh, media và video.

  • Ads dạng chữ – Giống với GSN, GDN có thể chạy ads chữ. Ads chữ bao gồm tiêu đề và hai nội dung, đồng thời cho phép nhà quảng cáo viết nhiều loại nội dung mà trong đó copy tạo ra nhiều click nhất.
  • Ads dạng hình ảnh – Hình ảnh số liệu sẽ phủ kín kích thước ad trên website hiển thị. Bạn có thể thêm hình ảnh khách hàng, bố cục và màu nền trên hình ảnh ads.
  • Ads Media – Các thành phần có thể tương tác, hoạt họa hoặc ads thay đổi tùy theo đối tượng và cách họ tương tác với ads. Chẳng hạn carousel chuyển động hàng loạt sản phẩm.
  • Ads Video trở nên phổ biến khi Youtube có mặt trong Display Network. Bạn có thể dùng AdWords để đặt quảng cáo cạnh video Youtube. 

3. Vị trí đặt quảng cáo GDN

Quảng cáo trên GDN cho phép bạn xuất hiện trên hơn 2 triệu website và 90% người dùng Internet. Đây quả là một con số khổng lồ phải không nào! Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện trên toàn bộ số lượng trang web đấy hay sẽ được tất cả người dùng Internet nhìn thấy. Có rất nhiều tiers (phân cấp) cho các trang web, vì thế, để mang lại ROI cao nhất cho chiến dịch của mình, bạn cần phải biết chọn lọc các vị trí GDN để chạy quảng cáo của mình. Vậy phương thức hoạt động của GDN là gì?

  • Chọn chính xác website: Tính năng “managed placements” cho phép bạn chỉ định các trang web, games, video, feeds và mobile sites mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. Nếu bạn nắm được thói quen và hành vi của các khách hàng tiềm năng, bạn sẽ xác định được chính xác vị trí GDN để chạy quảng cáo. Điều này đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ được đối tượng khách hàng mong muốn nhìn thấy. 
quảng cáo GDN
  • Để Google tự chọn vị trí cho bạn: Đơn giản hơn, bạn chỉ cần chỉ định những từ khoá hay chủ đề liên quan đến quảng cáo của mình. Nếu từ khóa hay chủ đề của bạn trùng với chủ thể của website thì Google ads sẽ chọn website đó để đăng quảng cáo của bạn. 

Nói tóm lại, vị trí quảng cáo của GDN rất quan trọng. Thế nhưng, nó không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành công. Bạn có thể nâng cao khả năng thành công của ads bằng cách nhắm đến các yếu tố khác như nhân khẩu học, vị trí địa lý, sở thích, …

4. Các chỉ số để đo lường mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo GDN

Nếu bạn là người bắt đầu sử dụng GDN hay kể cả là người đã quen thuộc với kênh quảng cáo này GDN thì việc đánh giá hiệu quả một chiến dịch vẫn vô cùng quan trọng. Dưới đây là những chỉ số bạn không thể bỏ qua:

4.1. Conversion và Conversion rate

Cũng giống như nhiều Google ads campaigns khác, đây là một chỉ số hiệu quả để quyết định được một chiến dịch GDN đang hoạt động như thế nào. Nếu một chiến dịch chạy ads tạo ra được số lượt chuyển đổi với một tỉ lệ chuyển đổi tốt hoặc giá trị cho một lần chuyển đổi tốt, tương ứng với mục tiêu kinh doanh của bạn, thì bạn có thể tin rằng GDN đang làm tốt việc của nó. 

4.2. Impressions, unique users và unique cookies

Impressions – tổng số lần quảng cáo của bạn tiếp cận được đến người dùng – cũng được xem là một chỉ số chính để đo lường. 

Unique users và unique cookies sẽ cho bạn thông số về số lượng người dùng thật sự đã nhìn thấy ads của bạn. Sự khác biệt giữa unique users và unique cookies là gì? Ví dụ, quảng cáo xuất hiện 2 lần trên 1 thiết bị, nó được tính là 1 cookie. Điều này sẽ áp dụng cho cả việc nhiều người cùng một lúc sử dụng 1 thiết bị. Đồng nghĩa với việc, 1 người sử dụng nhiều thiết bị sẽ được tính là nhiều cookie tương ứng số lượng thiết bị họ dùng. 

quảng cáo GDN

4.3. Viewable impressions

“Viewable impression” đếm tổng số lần một quảng cáo được xem. Điều này nghĩa là gì? 50% diện tích quảng cáo của bạn trên trang đấy phải được nhìn thấy trong ít nhất 1s, và đối với video là 2s. Thông số này lại quan trọng bởi vì: quảng cáo của bạn có thể tiếp cận đến nhiều người dùng, nhưng số lượng người thật sự nhìn thấy nó là bao nhiêu mới quan trọng. 

4.4. Measurable impressions

“Measurable impression” là số lần quảng cáo của bạn xuất hiện tại một vị trí trên website hoặc app và được tính là được nhìn thấy. Tại sao lại có con số này. Đơn giản là gì không phải tất cả mọi vị trí trên website đều dễ dàng để người xem nhìn thấy quảng cáo. Vậy nên, nếu bạn cảm thấy lượt view quảng cáo đang thấp, hãy thử check lại thông số này nhé.

4.5. Display impression share + Display lost IS (rank) + Display lost IS (budget)

quảng cáo GDN

Thông số impression share thể hiện tổng số impressions mà quảng cáo của bạn nhận được. Nếu chiến dịch của bạn có Display IS thấp, bạn có thể nhìn vào Display lost IS (budget) và Display lost IS (rank). Trong trường hợp rank thấp, bạn hãy tăng CPC/ CPM hoặc chất lượng của quảng cáo. Hoặc nếu liên quan đến ngân sách, hãy thử nơi rộng ngân sách lên một chút để quảng cáo được xuất hiện nhiều tới mọi người nhé. 

4.6. Average session duration, bounce rate, và pages session

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao GDN của mình có nhiều lượt click nhưng lại chẳng có mấy conversions chưa? Nếu có thì đây là câu trả lời cho bạn. Hãy sử dụng tài khoản Google Ads của bạn có liên kết với Google Analytics, bạn sẽ tìm thấy những thông số như hình dưới đây: 

quảng cáo GDN

Nếu bounce rate – tỉ lệ người dùng truy cập website của bạn nhưng rời ngay lập tức sang trang web khác – thấp và average session – thời gian người dùng dành ra cho website của bạn – tương đối đốt, thì bạn nên yên tâm về traffic của website. Trong trường hợp bounce rate quá cao, hãy suy nghĩ lại về đối tượng khách hàng hoặc đơn giản hơn, thiết kế lại quảng cáo của bạn. 

5. Vì sao bạn nên chọn quảng cáo GDN?

Sau khi đã hiểu về GDN, bạn có tự hỏi lý do vì sao mình nên sử dụng GDN không. Và đây là 5 lý do vì sao nhé:

  • Khả năng tiếp cận người dùng lớn: như đã đề cập ở trên, lợi thế tuyệt vời của GDN là độ bao phủ rộng. Với hơn 2 triệu website đăng ký GDN, ads của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện & click vào nhiều hơn.Trong khi đó, dùng Google ads thông thường, ads chỉ hiển thị khi người dùng truy cập vào Google và gõ tìm từ khóa nào đó. Nếu bạn dùng GDN thì người dùng sẽ thấy ads của bạn kể cả khi họ không tìm kiếm bằng Google. Có nhiều người nhìn thấy ads thì khả năng khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ bạn càng nhiều. 
  • Giảm bớt chi phí CPC: nhắc đến câu chuyện chi phí thì quả thật đau đầu. Tuy nhiên, so với Google search thì CPC trên Google Display Network thường rẻ hơn. Nghĩa là bạn vẫn nhắm vào khách hàng tiềm năng mà không phải tốn số tiền khổng lồ. GDN là lựa chọn thay thế tuyệt vời dành cho những bạn muốn tiết kiệm ngân sách.
  • Có nhiều mức giá để lựa chọn: PPC (Pay-per-click) là cách trả phí quen thuộc nhất khi advertiser phải trả phí cho mỗi lượt click. Nhưng với Google Display Network thì bạn có thể đổi qua CPM (cost per mile). CPM có thể sẽ có lợi hơn cho nhà quảng cáo vì chi phí này dựa trên mỗi lần 1000 view thay vì mỗi lần click. Đây là cách tối ưu để tiết kiệm chi phí và tăng ROI bằng ads hiệu quả.
  • Ads hình ảnh mang tính tương tác cao: hãy quên đi những quảng cáo dài thượt và buồn chán với những dòng chữ khô khan. Với GDN bạn có thể dùng hình ảnh mang tính tương tác cao. Không chỉ vậy, bạn còn có thể chọn ảnh động để ads hiệu quả hơn. Khi đặt ở đúng website, ad hình ảnh sẽ giúp tăng đáng kể CTR và conversion cao hơn so với các ads có dạng chữ đơn thuần.
  • Remarketing ads: là việc tạo ra chiến dịch mới chỉ nhắm đến người dùng đã từng ghé thăm website của bạn. Với GDN, website sẽ tracking user thông qua cookies và hiển thị quảng cáo của bạn sau khi người dùng truy cập vào website. Cách này không chỉ rẻ mà còn có khả năng giúp bạn lấy lại lượng lead tưởng chừng đã mất và khiến khách hàng chuyển đổi. Nếu sản phẩm của bạn không ngừng hiển thị khi người dùng lướt web, dần dần họ sẽ bị thuyết phục và chuyển đổi mà thôi. 

6. GDN được sử dụng ở bước nào trong chiến dịch marketing?

Adwords có rất nhiều công cụ và sản phẩm để bạn sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình. Vậy thì quảng cáo GDN nằm ở đâu trong hàng loạt các công cụ đó? Nếu được xếp theo dạng hình hình phễu, GDN sẽ được xếp ở phần đầu của phễu, tức là trong giai đoạn Awareness cho một marketing campaign. 

Vị trí (funnel level)Công cụMô tảMục tiêuThông điệp
TopGDN Engagement formatsDạng quảng cáo ở giai đoạn này bao gồm: pop out catalogues, videos, static pop out adsTạo awareness liên quan đến sản phẩmCatalogues, videos, pop out banners thể hiện rõ thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ
TopGDNGDN dưới dạng ads tĩnh hoặc GIF chuyển động với các từ khoá có liên quan Tạo awarenessBanner thể hiện rõ thương hiệu của sản phẩm/ dịch vụ

NÓI TÓM LẠI, quảng cáo GDN là một công cụ rất tiềm năng để bạn có thể tận dụng để bắt đầu cho chiến dịch marketing của mình. Muốn có khách hàng thì việc quan trọng là phải để họ biết đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Và GDN chắc chắn sẽ làm rất tốt việc quảng cáo thương hiệu của bạn đấy. Nếu có gì thắc mắc về Google GDN thì đừng ngần ngại liên hệ với CHIN để sở hữu một kế hoạch digital marketing toàn diện nhất.

Chin Media – Digital agency hàng đầu với kinh nghiệm 1000+ chiến dịch thành công – sẵn sàng cùng bạn chinh phục khách hàng trên mọi hành trình trải nghiệm của người dùng với một chiến lược Digital Marketing toàn diện và tối ưu nhất. 

Tìm hiểu thêm về Chin Media: https://bit.ly/Chin-credential

Các bài viết liên quan