Tại Sao Các Thương Hiệu Có Nhiều Chi Nhánh Cần Có Các Trang Địa Phương Trên Các Chiến Dịch Tiếp Thị Trên Mạng Xã Hội?
70% các tương tác với thương hiệu trên Facebook đều xảy ra ở các trang địa phương.
Các hoạt động thương mại hiện nay đều là ngoại tuyến. Chúng chiếm khoảng 90% doanh số bán lẻ. Buôn bán ngoại tuyến gồm vô số các dịch vụ thâu nắm phần lớn GDP của Mỹ. Dù vậy, phần lớn người tiêu dùng lại sử dụng mạng Internet để tìm hiểu và thu thập thông tin từ những người dùng khác về đa số các sản phẩm và nhãn hàng. Do đó, vai trò của các chiến dịch tiếp thị xã hội là cực kỳ quan trọng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của các khách hàng tiềm năng.
Chi nhánh, địa phương hóa các chiến dịch tiếp thị xã hội
Khi nói tới việc quảng cáo trên mạng xã hội, nhiều nhãn hàng vẫn sử dụng cách quảng cáo cổ điển truyền thống bấy lâu nay. Nhận ra được điều này, SOCi gần đây đã đăng lên một báo cáo mới về cách tạo dựng “chiến lược kép”. Họ hướng dẫn quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả bao gồm các chi nhánh, địa phương hóa các tiếp thị xã hội.
Các nhãn hàng cho rằng đây cũng chính là cách họ bày tỏ được nỗ lực của công ty vào việc xây dựng thương hiệu sản phẩm tại trang địa phương. Thông qua việc tận dụng các kênh truyền thông của địa phương để tiếp cận được thêm nhiều khách hàng.
Tập trung vào Facebook
Báo cáo của SOCi đã đặc biệt tập trung nghiên cứu vào các quảng cáo trên toàn bộ Facebook nói chung và các trang địa phương, chi nhánh. Nguyên nhân là do mạng xã hội này có lượt truy cập gấp 25 lần các kênh khác. Bên cạnh đó, Facebook cũng xếp ở vị trí thứ hai về số nhật xét, đánh giá sản phẩm sau Google. (Facebook cũng đang dần thay thế các đánh giá sao “ratings” bằng “Recommendations”).
Báo cáo rất ủng hộ cách tiếp thị quảng cáo của các thương hiệu. Khi họ có nhiều chi nhánh sử dụng đồng thời trang chính của họ lẫn trang của từng địa điểm. Dữ liệu thu thập được từ Facebook cũng cho rằng chiến lược này đang dần trở nên cực kỳ phổ biến. Chúng giúp tăng 1900% chỉ trong sáu năm vừa qua.
Tìm hiểu sâu hơn với Những góc nhìn mới về Marketing
Tiếp thị quảng cáo chiếm đa số trên các trang vị trí.
Báo cáo của SOCi cũng chỉ ra rằng hơn 70% số quảng cáo trên mạng xã hội được đăng tải trên các trang địa phương. Con số này gấp đôi so với số lượng được đăng tải trên các trang chính của nhãn hàng. Đồng thời chúng chiếm ba phần tư tổng số lượng tương tác.
SOCi cũng đưa ra danh sách các ngành thực hiện chiến lược tiếp thị này tốt nhất. Bao gồm:
- Địa ốc, bất động sản
- Agency
- Các cửa hàng bán lẻ
- Dịch vụ ăn uống
- Y khoa
- Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
- Dịch vụ, lữ hành và nhà hàng khách sạn
- Xây dựng
- Dịch vụ kinh doanh
- Tài chính
Bên cạnh đó, những lý do khác được đưa ra ủng hộ việc các thương hiệu cần có trang địa phương, chi nhánh hóa trên Facebook gồm:
- Nếu họ không làm điều đó, chính người tiêu dùng sẽ làm.
- Hầu hết các đánh giá sẽ hiện lên các trang chi nhánh.
- Các câu hỏi về địa phương cần câu trả lời từ những người ở nơi đó. Vì vậy, quản lý và nhân viên của địa phương nên là người nên chịu trách nhiệm cho việc này thay vì là các nhân viên từ trụ sở chính.
Tại sao nên quan tâm tới cách tiếp thị này?
Các trang chính của nhãn hàng và trang địa phương đều đóng vai trò cộng tác với nhau. Quan trọng hơn, đây là nơi giao tiếp chính với khách hàng. Họ cũng hiểu rõ về các chương trình khuyến mãi suốt quá trình quảng bá sản phẩm. Trong khi các trang chính có trách nhiệm xây dựng và truyền tải hình ảnh, thông điệp chung của công ty, nhãn hàng, các trang địa phương lại riêng của chi nhánh. Và vì thế sẽ trả lời, phản hồi lại tốt hơn các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng về địa phương. Kết quả là giúp nắm bắt tốt hơn trong khâu tương tác với khách hàng.