CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

“Tuyệt chiêu” thiết lập chiến dịch Google Display Network hiệu quả

Đôi khi, những người mới làm quen với Google Ads sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập chiến dịch Google Display Network. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Vì Google sẽ luôn hỗ trợ bạn thực hiện mọi quy trình thiết lập dễ dàng và trực quan nhất có thể. Sau đây là tất cả các bước để có thể tạo được một chiến dịch Google Display Network hoàn chỉnh và hiệu quả nhất.


Google Display Network (Ảnh: newonads.com)

1. Bắt đầu Chiến dịch Google Display Network

Để có thể thiết lập chiến dịch Google Display Network (GDN), trước tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản Google Ads. Từ trang tổng quan chính của Google Ads, hãy nhấn vào biểu tượng “+”, màu xanh lam và nhấn chọn “New campaign”. Lúc này, quá trình thiết lập chiến dịch sẽ bắt đầu được khởi chạy.

2. Lựa chọn mục tiêu

Khi bắt đầu một chiến dịch mới, bạn sẽ được hỏi mục tiêu quảng cáo Google Display Network là gì. Bạn có thể lựa chọn một trong những mục tiêu sau:

  • Sales: Nếu quảng cáo của bạn được kết nối trực tiếp với việc bán hàng, thì đây chính là mục tiêu lý tưởng.
  • Leads: Bạn đang cần một thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu? GDN chính là lựa chọn tốt nhất! 
  • Website Traffic: Mục tiêu thu hút nhiều người dùng đến với trang web và trang đích.
  • Product and Brand Consideration: Truyền tải cho người dùng về sản phẩm và khuyến khích họ khám phá những gì mà bạn đang cung cấp.
  • Brand Awareness and Reach: Đưa thông điệp quảng cáo đến với nhiều đối tượng, đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người về thương hiệu của bạn.
  • Promote Your App: Giúp mọi người biết đến ứng dụng của mình nhiều hơn thông qua các chiến dịch quảng bá sản phẩm. 
  • Without goal guidance: Không có mục tiêu cụ thể. Bạn vẫn có thể tiếp tục với cài đặt chung.

Thiết lập chiến dịch Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

Tuy nhiên, Google sẽ đề xuất một số tùy chọn nhất định trong quá trình thiết lập dựa trên mục tiêu mà bạn đã chọn. Ví dụ: Nếu bạn lựa chọn Brand Awareness and Reach, Google sẽ đề xuất các tùy chọn nhắm mục tiêu, loại quảng cáo, v.v. để tối đa hóa số lần hiển thị. Nhờ đó, phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu của bạn sẽ được mở rộng hơn. 

Sau khi chọn mục tiêu, bạn có thể bắt đầu thiết lập GDN của mình.


Thiết lập chiến dịch Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

3. Chọn chiến dịch phụ (Campaign Subtype) 

Chiến dịch phụ đóng vai trò quyết định quan trọng trong việc thiết lập chiến dịch Google Display Network. Đặc biệt, bạn không thể thay đổi loại chiến dịch này sau khi đã lựa chọn xong. Đối với chiến dịch phụ, bạn có 3 tùy chọn.


Thiết lập chiến dịch phụ cho GDN (Ảnh: ppcexpo.com)

  • Standard Display Campaign: Chiến dịch này có thể cung cấp cho các nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát và khả năng tự động hóa tối thiểu. Đây là tùy chọn được đề xuất nhiều nhất, đặc biệt đối với các tài khoản mới, không có quyền truy cập vào Smart Display Campaign.
  • Smart Display Campaign: Nếu bạn muốn kiểm soát tốt hơn chiến dịch của mình và cài đặt hiệu suất của nó thì tùy chọn này không dành cho bạn. Với Smart Display Campaign, những tùy chọn tối ưu hóa, đặt giá thầu và targeting options sẽ được xử lý một cách tự động. Mặc dù cách này sẽ giới hạn quyền kiểm soát của bạn đối với chiến dịch của mình, nhưng bù lại, chúng sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng mới nhiều hơn, thì Smart Display Campaign là một lựa chọn tốt, rất đáng để trải nghiệm. 

Lưu ý, chiến dịch Smart yêu cầu phải có lịch sử dữ liệu  để hoạt động ở mức hiệu quả nhất. Vì vậy, bạn nên sử dụng Standard Campaign trước, sau khi thu thập đủ thông tin và dữ liệu lịch sử cần thiết rồi, hãy chuyển sang Smart Campaign.

Gmail Ads: Gmail Ads là một hình thức quảng cáo không xâm phạm, có khả năng tiếp thị với đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua email của họ.

 

4. Đặt tên cho chiến dịch

Tiếp theo, bạn sẽ được Google yêu cầu đặt tên cho chiến dịch của mình. Bạn nên đặt một cái tên đơn giản, có thể nhận biết được mục tiêu hoặc trọng tâm của chiến dịch lần này. Tránh đặt những cái tên như “Display Campaign” hay “Display Campaign 1”… Cách đặt tên này sẽ khiến bạn khó nhận biết mục tiêu của chiến dịch, và gây trở ngại cho việc tìm kiếm, sắp xếp sau này. 


Đặt tên cho chiến dịch GDN (Ảnh: brandingmarketingagency.com)

 

5. Chọn vị trí

Theo chế độ mặc định, Google sẽ đặt phạm vi tiếp cận của các toàn bộ chiến dịch của bạn là United States. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn từng khu vực cụ thể, phù hợp với mục tiêu quảng cáo Google Display Network của mình. Google cung cấp cho các Marketer 4 tùy chọn sau: 

Thiết lập vị trí cho GDN (Ảnh: ppcexpo.com)

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện vị trí thực nhiều hơn nhờ vào các tùy chọn Target.


Google cung cấp nhiều Target về vị trí  khác nhau khi thiết lập chiến dịch GDN (Ảnh: ppcexpo.com)

 

6. Thiết lập ngôn ngữ

Tương tự như vị trí, bạn cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ mục tiêu. Google sẽ xác định ngôn ngữ của người dùng dựa trên cài đặt của họ, cũng như ngôn ngữ của trang web mà họ đang truy cập. Theo mặc định, quảng cáo của bạn sẽ chỉ xuất hiện với những người dùng có cài đặt tiếng Anh. Nếu mục đích của bạn là phục vụ người dùng thuộc các ngôn ngữ khác, bạn sẽ phải chỉnh sửa cài đặt này.


Cài đặt ngôn ngữ cho GDN giúp hướng đến khách hàng mục tiêu (Ảnh: ppcexpo.com)

 

7. Tùy chọn Bidding

Lựa chọn Bidding (Đặt giá thầu) có tác động đáng kể đến các chiến dịch của bạn. Các tùy chọn Bidding đều phục vụ các nhu cầu riêng biệt, khiến vấn đề trở nên căng thẳng hơn đối với các Marketer.

Tuy nhiên, Google sẽ cố gắng hết sức để giúp bạn thông qua phần này. Google thậm chí còn đề xuất chiến lược đặt giá thầu dựa trên mục tiêu mà bạn đã lựa chọn. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của tùy chọn này, bạn cần phải xem xét tất cả các option có sẵn và lợi ích của chúng. Theo chế độ mặc định, Google sẽ đề xuất “Conversions”. 


Cài đặt giá thầu đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quảng cáo GDN (Ảnh: ppcexpo.com)

 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi option khác tùy theo mục đích của mình. 


Cài đặt Bidding trong Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

8. Xác định mức ngân sách

Khi thiết lập chiến dịch Google Display Network, bạn hoàn toàn có thể thay đổi mức ngân sách của mình. Google cung cấp cho bạn những tùy chọn ngân sách sau đây:

  • Daily Budget: Ngân sách hàng ngày là một số tiền linh hoạt. Đó là mức trung bình mà bạn muốn chi tiêu trong một ngày. Và thông thường, không phải lúc nào bạn cũng chi tiêu đạt mức con số chính xác. 
  • Monthly Budget: Mặc dù Google sẽ sử dụng ngân sách hàng ngày và chi tiêu nhiều hơn hoặc thậm chí ít hơn mục tiêu trung bình, nhưng ngân sách hàng tháng vẫn phải được thiết lập sẵn. 
  • Total Budget: Bạn cũng có thể đặt ngân sách hoàn chỉnh cho chiến dịch quảng cáo của mình. Điều này rất cần thiết cho các chiến dịch cung cấp dịch vụ ngắn hạn. Hiện tại, bạn chỉ có thể đặt tổng ngân sách cho các chiến dịch video có thời gian bắt đầu và kết thúc đã định.

Sau khi cài đặt budget, hãy nhớ nhấn vào menu thả xuống “Additional Settings” để xem các tùy chọn bổ sung khác.

Google cho phép bạn quản lý ngân sách quảng cáo hiệu quả hơn (Ảnh: ppcexpo.com)

 

9. Lựa chọn Ad Rotation

Ad Rotation có khả năng kiểm soát tần suất xuất hiện của các thông điệp quảng cáo khác nhau. Hầu hết người dùng Google Ads sẽ lựa chọn “Optimize: Prefer best performing ads” (Tối ưu hóa: Ưu tiên các quảng cáo hoạt động tốt nhất). 


Cách thiết lập Ad Rotation trong chiến dịch Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

10. Thiết lập Ad Schedule

Theo mặc định, quảng cáo của bạn sẽ luôn được khởi chạy (miễn là ngân sách vẫn được đảm bảo). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tùy chỉnh để phù hợp với mục tiêu chiến dịch của mình. 


Cài đặt Ad Schedule giúp bạn nâng cao năng suất quảng cáo vào khung giờ phù hợp 

(Ảnh: ppcexpo.com)

Thông thường, các Marketer sẽ không để ý đến Ad Schedule, điều này có thể ảnh hưởng xấu ngân sách và quá trình tối ưu hóa. Vì vậy, hãy cân nhắc để thay đổi Ad Schedule phù hợp, nên lựa chọn vào những thời điểm mang lại lợi nhuận tốt nhất. 

 

11. Đặt ngày bắt đầu và kết thúc

Theo mặc định, các chiến dịch sẽ được khởi chạy vô thời hạn và không có ngày kết thúc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quá trình quảng cáo được triển khai trong một khoảng thời gian nhất định, thì hãy thiết lập ngày bắt đầu và kết thúc cho chiến dịch của mình.


Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

12. Chọn loại thiết bị

Với GDN, bạn có thể lựa chọn các thiết bị hiển thị quảng cáo của mình.Trên thực tế, một số quảng cáo trên GDN sẽ có mức hiển thị khác nhau, tùy thuộc kích thước màn hình của thiết bị. Vì vậy, bạn nên tạo các chiến dịch dành riêng cho thiết bị di động và máy tính để bàn để đảm bảo rằng thông điệp của mình luôn được truyền tải và trình bày chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh cả hệ điều hành, kiểu máy và loại mạng. 


Google Display Network cho phép hiển thị trên nhiều thiết bị khác nhau (Ảnh: ppcexpo.com)

 

13. Cài đặt Frequency capping

Frequency Capping (Giới hạn tần suất) có khả năng giới hạn số lần một người có thể xem quảng cáo của bạn. Option này không chỉ giúp bạn giảm bớt chi tiêu, mà còn có thể khiến cho quảng cáo của bạn xuất hiện với tần suất phù hợp hơn, không khiến cho người dùng cảm thấy chán nản và mệt mỏi. 


Cài đặt giới hạn tần suất giúp kiểm soát số lần hiển thị quảng cáo GDN (Ảnh: ppcexpo.com)

 

14. Thiết lập Campaign URL options

Nếu muốn phân tích lưu lượng truy cập Google Ads của mình bằng chương trình phân tích của bên thứ ba, bạn nên chỉnh sửa URL của mình. Có ba tùy chọn URL được GDN cung cấp:


Thiết lập URL đối với chiến dịch quảng cáo Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

15. Thiết lập Dynamic Ads

Dynamic Ads (Quảng cáo động) sẽ rất hữu ích nếu bạn đang quảng cáo nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nguồn cấp dữ liệu cho phép Google tổng hợp tất cả dữ liệu sản phẩm của bạn cùng một lúc.


Google Display Network cho phép thiết lập Dynamic ads (Ảnh: ppcexpo.com)

 

16. Thiết lập Conversions

Không phải hoạt động conversions (Chuyển đổi) nào cũng mang lại lợi ích cho chiến dịch quảng cáo Google Display Network. Vì vậy, bạn nên bao gồm hoặc loại trừ những hoạt động conversions phù hợp với mục đích của mình. 


Thiết lập chuyển đổi phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chiến dịch GDN của bạn 

(Ảnh: ppcexpo.com)

 

17. Cài đặt Content Exclusions

Đôi khi, nội dung trên trang web có thể không phù hợp với hình ảnh thương hiệu của bạn. Nói cách khác, việc để tên thương hiệu của mình xuất hiện bên cạnh các trang web có nội dung không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu chiến dịch. Vì vậy, việc cài đặt Content Exclusions sẽ cho phép bạn lựa chọn không hiển thị quảng cáo của mình trên các trang web này.


Google Display Network (Ảnh: ppcexpo.com)

 

18. Cấu trúc và đặt tên cho nhóm quảng cáo

Nhóm quảng cáo (Ad group) được thiết kế để cho phép các Marketer tách các chiến dịch của họ thành các phần hoặc chủ đề nhỏ hơn. Tương tự như tên chiến dịch, bạn có thể đặt tên cho Ad group để tạo nên sự thống nhất trong việc tổ chức nhiều chiến dịch khác nhau.


Ad group giúp bạn quản lý các chiến dịch hiệu quả hơn (Ảnh: ppcexpo.com)

 

Kết luận

Việc thiết lập chiến dịch Google Display Network phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Trước khi hoàn thành những bước thiết lập này, bạn cần xác định rõ mục tiêu cũng như những yếu tố quan trọng khác trong chiến dịch quảng cáo của mình. Sau đó, áp dụng những thông tin vừa xác định được để lựa chọn các option phù hợp mà Google đã cung cấp. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về cách làm thế nào để có thể thiết lập nên một chiến dịch quảng cáo Google Display Network toàn diện.

Các bài viết liên quan