CÔNG TY TNHH CHACHACHA MEDIA info@chachachamedia.vn

Vai Trò Của Google Tag Manager Trong Việc Cải Thiện Thứ Hạng SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) thành công sẽ cần trải qua thời gian dài. Để thực hiện kỹ thuật SEO thì website cần có landing page đã tối ưu. Một trong những cách để tối ưu landing page đó là sử dụng Google Tag Manager (GTM).

Google Tag Manager là gì

Google Tag Manager (GTM) là công cụ hỗ trợ người dùng quản lý cũng như cập nhật các thông tin của thẻ liên quan đến website. Trong đó, có thể kể đến một số thẻ để theo dõi trang Web (sử dụng cho Google Analytics), hay tối ưu chuyển đổi (Google Optimize,…)

Nếu không sử dụng GTM thì bạn sẽ phải cài đặt các thẻ một cách thủ công bằng cách sử dụng mã nguồn website để theo dõi số liệu từ Google Analytics. Với GTM, bạn chỉ cần thiết lập và quản lý những thẻ hỗ trợ theo dõi website chỉ trong công cụ này mà không cần phải biết code.

Google Tag Manager hỗ trợ cài đặt thẻ theo dõi website (Nguồn: cronuts.digital)
Google Tag Manager hỗ trợ cài đặt thẻ theo dõi website (Nguồn: cronuts.digital)

Mối quan hệ giữa GTM và SEO

Có thể nói việc đo lường hoạt động của website, thống kê có bao nhiêu traffic cũng như đánh giá chiến dịch đang triển khai cho landing page là điều cần thiết. Trải nghiệm người dùng (UX) và cách họ tương tác với trang web là yếu tố quan trọng để Google xếp hạng trang web. Có nhiều công cụ để theo dõi hiệu quả của SEO, PPC như Google Analytics, Hot jar và trong đó Analytics được nhiều người tin dùng nhất để theo dõi dữ liệu.

Google Analytics (GA) cho phép người dùng thu thập dữ liệu như vị trí địa lý của người dùng, thời gian ở lại trang cũng như truy cập bao nhiêu lần vào website. Tuy nhiên, bạn lại không thể theo dõi các thông tin như click vào liên kết, thời gian xem video hay thậm chí là biểu mẫu mà người dùng gửi đến từ kênh nào.

Để làm được điều này, bạn cần cài đặt JavaScript để theo dõi dữ liệu. Nhưng điều này lại khiến website của bạn chậm hơn hoặc dữ liệu thu được sẽ không chính xác. Lúc này sử dụng Google Tag Manager để thực hiện SEO là điều cần thiết.

Lợi ích GTM mang lại cho SEO

Cải thiện CRO (Conversion Rate Optimization) cho website

Ngay khi bạn triển khai GTM lên website và theo dõi hành vi người dùng, bạn sẽ nhận thấy kết quả thay đổi đáng kể. Tag Manager giúp đem lại traffic từ kênh organic để tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, một trong các lợi thế của Tag Manager đó là bạn hoàn toàn có thể xem được người dùng truy cập trang web từ những kênh nào. Từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhắm mục tiêu khách hàng và có chiến lược tiếp cận, thu hút người dùng tiềm năng.

Bạn sẽ nhận thấy CRO được cải thiện khi sử dụng GTM (Nguồn: medium.com)

Bạn sẽ nhận thấy CRO được cải thiện khi sử dụng GTM (Nguồn: medium.com)

Tăng tương tác với website

Sau khi cài đặt GTM, bạn sẽ biết được số lượng, tần suất người dùng truy cập vào website khi đã gắn theo dõi. Nếu bạn sở hữu website bán hàng và lựa chọn SEO để tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) thì Tag Manager là công cụ giúp bạn biết được liệu landing page đã được tối ưu tốt để đem lại chuyển đổi cao hay chưa. Bên cạnh đó còn có thể theo dõi các nhấp chuột hoặc liên kết có trên website.

Khi sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ biết được có cần thực hiện lời kêu gọi hành động (Call To Action – CTA) hay cho website của mình hay không. Ban cũng có thể thực hiện A/B Testing để biết được trải nghiệm người dùng đối với landing page hiện ở mức độ nào.

Sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Có thể nói dữ liệu có cấu trúc là phần quan trọng với SEO vì công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng hiểu các nội dung trên trang của bạn hơn. Google sẽ thu thập và lập chỉ mục cho các nội dung này, từ đó sẽ làm tăng CTR cho website của doanh nghiệp.

Để có thể tận dụng dữ liệu có cấu trúc, bạn nên bổ sung mã code ngắn vào heading trang. Thông thường có thể sử dụng CMS khi thực hiện SEO, nhưng nếu CMS lỗi thì việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc sẽ không đem lại hiệu quả SEO. Nhưng khi lựa chọn GTM, việc này dường như dễ dàng hơn nhiều.

Để đưa đoạn code của dữ liệu có cấu trúc vào CMS, bạn cần tạo dữ liệu có cấu trúc cho trang web. Tiếp theo đó sao chép mẽ và dán vào HTML tùy chỉnh của menu Tag. Sau đó áp dụng cho tất cả các trang và lưu lại các thay đổi đã thực hiện.

Tăng tính chính xác của traffic

Dù cho bạn thực hiện phương pháp SEO thì cũng đòi hỏi tính xác của traffic, đặc biệt là khi thực hiện A/B Testing hay thay đổi một số yếu tố của website. Traffic của trang web sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tính chính xác của dữ liệu thu được.

Mặc dù có thể đo lường dữ liệu bằng cách sử dụng chế độ lọc của Google Analytics nhưng lại giới hạn ở con số 100. Nếu bạn cần chặn IP ảo thì không thể sử dụng Analytics, từ đó kết quả mà bạn thu về sẽ không có ý nghĩa.

Để kích hoạt tính năng chặn thì bạn có thể lựa chọn GTM, bằng cách sử dụng Custom Variable và Custom Trigger, bạn hoàn toàn có thể thiết lập việc theo dõi cho website của mình. Sau khi sử dụng thẻ tag, GTM sẽ chặn traffic theo thông tin IP bạn cung cấp, nhằm mục đích thống kê chính xác số lượng người dùng truy cập vào website.

GTM giúp bạn đo lường traffic website chính xác hơn (Nguồn: Digital Ashva)

GTM giúp bạn đo lường traffic website chính xác hơn (Nguồn: Digital Ashva)

Tăng tốc độ tải trang

Nếu bạn đã tích hợp các thẻ bằng cách cài đặt nhiều đoạn mã, điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Tải trang chậm sẽ ảnh hưởng khá lớn đến SEO vì làm giảm trải nghiệm người dùng.

Hơn thế nữa các thẻ tùy chỉnh mà bạn tự thiết lập sẽ không mang lại hiệu quả cho SEO vì thiếu tài nguyên phát triển. Do đó, sử dụng Tag Manager để thiết lập và theo dõi cũng như kiểm tra việc gắn thẻ đã chính xác hay chưa.

Tag Manager đã có những tính năng cần thiết cho việc tracking dữ liệu nên bạn không cần thiết lập thêm bất kỳ tùy chỉnh nào khác. Một trong các lợi thế của GTM là sử dụng mã code khác nhau, do đó không ảnh hưởng gì đến thời gian tải trang.

Sử dụng thẻ rel=canonical để tránh trùng lặp là điều cần thiết khi thực hiện SEO. Phần lớn website sẽ có nhiều trang nhỏ, do đó sẽ khó xác định đâu là nội dung gốc, đâu là nội dung sẽ trùng lặp. Việc trùng lặp nội dung sẽ khiến Google đánh giá thấp website của bạn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng thẻ canonical cho các landing page khác nhau. Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm xác định được đâu là nội dung gốc. Thay vì phải chèn đoạn mã này vào mỗi trang một cách thủ công, việc sử dụng GTM sẽ giúp SEO-ers chèn đoạn code và các trang khác nhau chỉ với một cú nhấp chuột.

Trên đây là một số thông tin về lợi ích mà GTM mang lại khi thực hiện chiến dịch SEO. Không chỉ theo dõi cách người dùng tương tác mà còn biết được website đã được tối ưu tốt hay chưa. Tối ưu là một trong số những yếu tố quan trọng mà marketer không nên bỏ qua khi thực hiện SEO để tăng thứ hạng cho website.

Cám ơn mọi người đã dành thời gian xem qua bài chia sẻ trên. Đừng quên truy cập vào Blog Chin Media để tìm đọc những bài viết liên quan đến Digital Marketing nhé.

Các bài viết liên quan